DOANH:
Bên cạnh những yếu tố của bảng điểm cân bằng có ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, cịn có những nhân tố khác cũng có tầm ảnh hưởng nhất
định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
1.3.1. Các nhân tố bên trong:
Trình độ bộ máy quản lý doanh nghiệp: Đối với mọi doanh nghiệp, bộ máy
quản lý đều có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh. Quản lý tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tiết kiệm được các chi phí.
Trình độ bộ máy quản lý ngoài việc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nó
cịn thể hiện uy tín và năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó, việc cần thiết đối
với doanh nghiệp là cần phải tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng gọn nhẹ, định hướng theo thị trường, tiết kiệm chi phí, có sự phân công chức năng, nhiệm vụ quản lý rõ ràng không chồng chéo; sử dụng tốt nguồn lực để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn của doanh nghiệp: Đây chính là yêu cầu thiết yếu của quá trình sản xuất
kinh doanh, là yếu tố quyết định vận mệnh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, vốn được coi là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách, duy trì uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Năng suất lao động: Được đo bằng kết quả đạt được trung bình trên mối lao
động. Tăng năng suất lao động sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng theo và ngược lại. Đó chính là lý do mà tất cả các doanh nghiệp quyết tâm tăng năng suất lao động. Ngoài ra, năng suất lao động cịn thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, vì nó phụ
thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, năng suất lao động còn chịu ảnh hưởng bởi,
điều kiện, cơ sở vật chất và môi trường làm việc tại doanh nghiệp.
1.3.2. Nhân tố bên ngồi:
Chính sách và pháp luật: Bao gồm các chính sách thuế, tài chính và luật doanh nghiệp,… Đây là những yếu tố, khía cạnh gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng, tác động mạnh mẽ đến thị trường một cách gián tiếp nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Giá cả: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là một nhân tố khá quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Sự biến đổi của giá cả gây ảnh hưởng
đến các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí quản lý,… Giá
cả khơng chỉ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt, mọi loại hình tổ chức liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường (khách hàng): Trong cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp chịu tác động lớn của thị trường (khách hàng). Nó vừa là nhân tố ảnh hưởng xấu, vừa là nhân tố gây ảnh hưởng rất tốt đối với các doanh
nghiệp. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có sự đánh giá đúng
đắn ảnh hưởng của nhân tố này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thị trường càng sơi động, cạnh tranh càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp phải biết duy trì vị
thế cạnh tranh của mình bằng những uy thế, chất lượng sản phẩm của đơn vị. Trong thòi gian gần đây, việc tìm kiếm thị trường đã trở thành vấn đề lớn mà các doanh nghiệp quan tâm. Do đó, các nhà quản trị ngày càng chú ý đến việc tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường.
Đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh ngày nay càng trở nên quyết liệt. Trong xu thế
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phạm vi cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường phải duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Nhận thức
đúng điều này, các doanh nghiệp phải từng bước nâng cao chất lượng của sản phẩm và
dịch vụ, giảm giá thành , nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Rủi ro: Đây là một khái niệm mới và mang tính thời sự trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Rủi
ro chính là các biến động tiềm ẩn trong các kết quả, mức độ biến động càng lớn thì rủi ro càng cao.
Rủi ro của doanh nghiệp có thể được chia thành hai dạng, đó là rủi ro khơng có hệ thống và rủi ro có hệ thống. Rủi ro khơng có hệ thống là rủi ro đặc trưng, riêng có
đối với từng ngành và có thể đa dạng hóa để giảm thiểu thiệt hại. Rủi ro có hệ thống thường nằm ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp và khơng thể đa dạng hóa để giảm
thiểu thiệt hại.
Hiệu quả kinh doanh và rủi ro có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, khả năng sinh lợi càng cao thì rủi to càng lớn. Do đó, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh cần đề cập đến mối quan hệ với rủi ro. Cùng một mức độ rủi ro thì hiệu quả đạt được cần cao
hơn hiệu quả tối thiểu mong muốn và cao nhất trong các lựa chọn. Hiệu quả kinh doanh được coi là tốt hơn khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn hoặc
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Trong chương 1, tác giả đã khái quát những khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh
doanh, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và những cơ sở lý luận về bảng điểm cân bằng. Hệ thống lý thuyết về Bảng điểm cân bằng rất rộng, nhưng trong phạm vi bài luận văn, tác giả chỉ đi sâu vào khái niệm và vai trò ứng dụng bảng điểm cân bằng trên phương diện là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả đã khái quát rõ ứng dụng Bảng điểm cân bằng vào đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp qua các mục tiêu của khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, đào tạo và phát triển bằng các chỉ tiêu đo lường cụ thể. Các mục tiêu, thước đo luôn được kết nối với nhau bằng mối quan hệ nhân quả và gắn liền với tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp.
Chương 1 là cơ sở để tác giả tiếp cận và ứng dụng bảng điểm cân bằng vào việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của Tổng cơng ty Tín Nghĩa qua bốn phương diện Tài
chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, đào tạo và phát triển. Đồng thời qua
đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUA KINH DOANH CỦA TỔNG CƠNG TY TÍN NGHĨA THEO PHƯƠNG PHÁP
BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG