Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, Đảng và Nhà nước Việt Nam và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 25 - 28)

và các nhà kinh tế học về quản lý thu, chi ngân sách

1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin

Tài chính là một phạm trù kinh tế - lịch sử. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Từ toàn bộ lịch sử phát sinh, phát triển của tài chính chúng ta thấy: Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan đó là những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính.

Karl Marx trong tác phẩm nghiên cứu Kinh tế chính trị học đã chỉ ra hai tiền đề ra đời của tài chính, đó là sự ra đời, tồn tại của Nhà nước và sự xuất hiện, phát triển của nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ.

Khi một hình thái xã hội mới thay thế một hình thái xã hội cũ, thì một nền tài chính mới ra đời phù hợp với hình thái Nhà nước mới. Mac đã viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của nhà nước” [23]. Ănghen cũng đã viết: “Để duy trì quyền lực cơng cộng, cần phải có những sự đóng góp của cơng dân cho Nhà nước, đó là thuế” [1].

Trong các chế độ xã hội phát triển, các Nhà nước với chức năng quản lý xã hội trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hố, giáo dục, quốc phịng… đều tăng cường tài chính của mình. Như vậy, có thể nói rằng trong điều kiện lịch sử nhất định khi có sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của Nhà nước thì có sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của tài chính.

1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta

Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mac-Lênin thể hiện:

Chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ cách mạng trong thời kỳ đầu giành được độc lập không chỉ thể hiện việc giải quyết những khó khăn

đầy đủ quan điểm của Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam đối với cơng tác tài chính. Tại thơng báo của Trung ương Đảng gửi các cấp bộ Đảng ngày 29/9/1939 cũng đã chỉ rõ “... Tài chính với Đảng cũng như đèn với dầu, nếu dầu khơng có thì đèn tắt, Đảng khơng có tài chính thì cơng việc của Đảng phải đình trệ...”

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 định hướng: “Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân phối lợi ích cơng bằng. Tiếp tục hồn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách”. [19]

Với chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Đảng và Nhà nước ta thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo như sau:

NSNN luôn thể hiện rõ vai trị trung tâm, là cơng cụ để Đảng và Nhà nước điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, thúc đẩy q trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước đều có những bước chuyển lớn trong cơng tác điều hành NSNN.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong những hoàn cảnh phát triển cụ thể của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo đưa ra những giải pháp phù hợp trong thực hiện chính sách tài chính – NSNN. Các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động, phân bổ và quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả, đảm bảo an ninh tài chính, góp phần tích cực nâng cao ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao, thúc đẩy tăng trưởng hợp lý; đảm bảo QP-AN và an sinh xã hội. Cơ cấu chi theo đó cũng thay đổi tích cực theo hướng tăng chi cho con người, thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội, tăng cường đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khó khăn, thực hiện mục tiêu giảm nghèo; giảm bội chi ngân sách nhà nước; đảm bảo QP-AN và tăng cường an ninh tài chính quốc gia... Cơ chế phân bổ ngân sách ngày công khai, minh bạch. Cơng tác quản lý tài chính ngân sách

trong quản lý chi tiêu, thực hành tiết kiệm, đề cao kỷ cương, kỷ luật tài chính- ngân sách, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, thực hiện nền tài chính lành mạnh. Đó là một quan điểm đúng đắn.

1.2.3. Quan điểm của các nhà kinh tế học

Trong lịch sử, nhà nước nào cũng có những chức năng cổ điển như quản lý hành chính và bảo đảm an ninh quốc gia, đồng thời cũng xác lập vai trò kinh tế của mình. Tuy nhiên, vai trị kinh tế của nhà nước là nhiều, ít khác nhau…

Từ buổi đầu kinh tế thị trường TBCN rồi kéo dài đến thập niên của thế kỷ XX, trường phái kinh tế học cổ điển (Adam Smith, 1723-1790) xuất phát từ luận điểm về chức năng nhà nước và lý thuyết “bàn tay vơ hình” để xác lập vai trò hạn chế của NSNN đối với nền kinh tế. Họ cho rằng Nhà nước có ba chức năng: giữ gìn hịa bình, đảm bảo an ninh quốc phịng, duy trì trật tự an tồn xã hội; bảo vệ và cải tiến cơ sở hạ tầng; tạo nền tảng thuận lợi cho hoạt động SXKD và thương mại phát triển. Quan điểm này đã trở thành quan điểm chính thống của các nhà nước tư bản phương Tây.

Nhưng do không thể hội tụ đủ các yếu tố thị trường cạnh tranh tự do và hoàn hảo, cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của CNTB (1929-1933) và Đại chiến thế giới thứ II đã chứng tỏ Học thuyết này tỏ ra kém hiệu nghiệm, khơng cịn đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh. Bên cạnh, sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Vì vậy, một học thuyết mới ra đời, đó là Lý thuyết trọng cầu của nhà kinh tế học Anh John Maynard Keynes (1883-1946). Ông cho rằng, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp là do chính sách lỗi thời, bảo thủ, “tự do kinh tế” gây ra, do thiếu can thiệp nhà nước vào kinh tế, từ đó Ơng cho rằng muốn cân bằng kinh tế, Nhà nước phải can thiệp, điều tiết kinh tế vĩ mơ bằng các chính sách thích hợp nhằm kích thích và duy trì tốc độ tăng ổn định của tổng cầu, dùng lãi suất, đầu tư, “lạm phát có điều tiết” …để điều tiết nền kinh tế.

Sau lý thuyết kinh tế của J.M.Keynes, nhiều nhà kinh tế đều cho rằng trong q trình phát triển của KTTT, khơng thể khơng có vai trị can thiệp của Nhà nước.

Thực tế đã chứng minh được điều này. Vấn đề là phương thức, mức độ và phạm vi can thiệp của mỗi Nhà nước là khác nhau.

Theo P.A. Samuelson (1915-2009) trong một nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ thể hiện vai trị của mình thơng qua bốn chức năng: thiết lập khn khổ pháp luật; phải đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế; bảo đảm tính cơng bằng, bình đẳng; ổn định kinh tế vĩ mơ. Để thực hiện các chức năng trên, Chính phủ phải thông qua ba công cụ: các khoản thuế, các khoản chi tiêu và những luật định.

1.3. Nội dung quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)