Tình hình chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 55 - 63)

2.2. Thực trạng quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Thống Nhất gia

2.2.3.2. Tình hình chi ngân sách cấp huyện

Bảng 2 4 Tình hình chi ngân sách cấp huyện giai đoạn 2010-2014

Năm Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh thực hiện so với dự toán (%) Tốc độ tăng chi hàng năm (%) 2010 191.694 279.251 145,7 2011 227.857 323.922 142,2 16,0 2012 295.472 455.833 154,3 40,7 2013 379.566 559.145 147,3 22,7 2014 423.560 642.328 151,6 14,9

(Nguồn: Quyết định công khai dự toán, quyết toán ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014,

củaUBND huyện Thống Nhất)

Cùng với nguồn thu tăng hàng năm, tổng chi ngân sách của huyện cũng tăng. Cụ thể: năm 2010, tổng chi ngân sách cấp huyện là 279.251 triệu đồng, đến năm 2014, tổng chi ngân sách cấp huyện là 642.328 triệu đồng.

Về cơ cấu chi: chi ngân sách cấp huyện gồm chi trong cân đối (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn, dự phòng ngân sách) và chi từ nguồn thu được để lại quản lý qua ngân sách (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên…). Trong đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao từ 52% đến 63%, còn lại chi khác gồm chi chuyển nguồn, dự phòng chiếm tỷ trọng thấp từ 15% đến 18%, được thể hiện tại biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2 2 Cơ cấu nguồn chi ngân sách cấp huyện giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Quyết định cơng khai dự tốn, quyết toán ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014, của UBND huyện

Thống Nhất)

Qua biểu đồ 2.2 cho thấy tỷ trọng các khoản chi tương đối ổn định qua các năm. Về số tuyệt đối, các khoản chi tăng dần qua các năm. Qua đó, cơng tác đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Thống Nhất có nhiều chuyển biến tích cực. Cơng tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp, các ngành tích cực triển khai, đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện. Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến bộ thực hiện theo đúng Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Cơng tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theohướng tập trung và ưu tiên thanh tốn nợ khối lượng hồn thành, hạn chế tối đa khởi công mới. Việc phân khai các nguồn vốn được triển khai ngay khi có chỉ tiêu giao vốn của Trung ương để chủ

đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án. Trong thực hiện khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu thanh toán cho khối lượng hoàn thành của năm trước, số dự án đầu tư xây dựng mới ít. Cơng tác thanh tra, giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh. Công tác quyết toán đầu tư những năm gần đây được huyện hết sức chú trọng, chỉ đạo quyết liệt. Các nhiệm vụ trọng tâm, các dự án trọng điểm, dự án bình thường, dự án xây dựng nơng thơn mới... được hoàn thành cơ bản làm thay đổi bộ mặt đơ thị, nhiều dự án hồn thành phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lợi, an sinh xã hội.

Về chi thường xuyên, được Tỉnh quan tâm bố trí nguồn ngay từ đầu năm giao dự toán để huyện đáp ứng được nhu cầu chi cho các sự nghiệp chủ yếu như:

Sự nghiệp kinh tế: đặc biệt chi cho cơng tác tiêm phịng vacxin gia súc, gia cầm; chương trình vật ni và cây con chủ lực, hỗ trợ đất trồng lúa; sửa chữa, nạo vét các kênh mương, đập thủy lợi phục vụ tưới tiêu; vệ sinh các tuyến đường, chăm sóc khu viên cây xanh và đảm bảo điện chiếu sáng; chi quản lý xử lý ô nhiễm, rác thải, phân loại rác trên địa bàn huyện từ các hộ gia đình, sản xuất kinh doanh, khu, cụm công nghiệp, chi cho hoạt động nông thôn mới là những công việc được huyện quan tâm nhằm hỗ trợ cho bà con nông dân an tâm trồng trọt và chăn nuôi theo hướng hiện đại với chất lượng cao và quy mơ lớn. Bên cạnh đó là chỉnh trang đường xá, ngõ hẽm xanh, sạch, đẹp.Trong quản lý chi sự nghiệp này có năm quyết toán thấp hơn dự toán giao nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

Ngồi ra, huyện cịn quan tâm tốt các sự nghiệp: giáo dục và đào tạo, đảm bảo xã hội, QP-AN, văn hóa thơng tin, thể dục thể thao…nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; tạo điều kiện phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao; đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, chăm lo đối tượng chính sách và xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, chú trọng công tác đào tạo nghề nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm;nâng cao chất lượng nền quốc phịng

tồn dân và an ninh nhân dân, đảm bảo xây dựng vững chắc khu vực phòng thủ huyện. Bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

Cơng tác quản lý chi theo dự toán được giao ngày càng được thực hiện tốt hơn, trong năm đã hạn chế tình trạng phát sinh chi ngồi dự tốn, trường hợp phát sinh các khoản chi vượt so với dự tốn được giao đều do phát sinh các chính sách, chế độ mới và nhiệm vụ chuyên môn đột xuất của các ngành cấp trên. Chi mua sắm sửa chữa lớn được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, chỉ bổ sung đối với những trường hợp cấp thiết và nhiệm vụ chuyên môn của ngành đặc thù. Do đó, những năm qua tình trạng phát sinh chi ngồi dự tốn đã giảm, việc quản lý ngân sách của huyện cũng đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 130/2005/NĐ-CP về khoán biên chế và tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập và khối hành chính nhà nước cũng tạo điều kiện cho các đơn vị tiết kiệm để bổ sung thu nhập cho CBCC, viên chức nhằm tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống và gắn bó cơng tác lâu dài.

Những năm qua, tổng chi cũng vượt dự toán giao, tập trung chủ yếu là chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính. Biểu đồ 2.3 cho thấy cụ thể chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính chiếm tỷ trọng cao trong chi thường xuyên.

Biểu đồ 2 3 Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách cấp huyện giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Quyết định cơng khai dự tốn, quyết tốn ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014,

của UBND huyện Thống Nhất)

Tỷ trọng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo qua các năm đều chiếm từ 53% đến 56% trong tổng chi thường xuyên; chi cho sự nghiệp quản lý hành chính chiếm từ 21% đến 25%; chi cho sự nghiệp đảm bảo xã hội chiếm từ 5% đến 10%; chi thường xuyên còn lại chiếm từ 13% đến 16% trong tổng chi thường xuyên.

Số chi đối với các sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, hàng năm đều tăng được trình bày tại phụ lục 2.8, 2.9, 2.10, 2.11, 2.12,

2.13, 2.14. Cụ thể:

Chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2010 là 83.494 triệu đồng, đến năm 2014 là 174.579 triệu đồng. Đối với sự nghiệp này được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thu hút nhân tài và chăm lo đời sống cho cán bộ, viên chức đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thành phổ cập giáo dục, đào tạo nhân lực cho đất nước đã ban hành các chính sách thu hút giáo viên, thâm niên nhà giáo, tăng giờ theo quy định, cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập,..; đồng thời tăng cường cơ

sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục theo tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, huyện cịn quan tâm đào tạo bồi dưỡng CBCC, viên chức vừa đủ chuẩn về trình độ cịn phải chuẩn về chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.Ưu tiên đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các đối tượng chính sách và lao động nghèo tại địa phương.

Chi cho sự nghiệp đảm bảo xã hội cũng tăng dần theo các năm, trong đó năm 2010 là 7.108 triệu đồng, năm 2014 là 22.172 triệu đồng, do ảnh hưởng chung tình hình kinh tế thế giới khi lạm phát tăng cao, hàng loạt các chính sách kéo theo nhằm đảm bảo an sinh xã hội như: hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hỗ trợ khó khăn, hỗ trợ chi phí học tập,..; ngồi ra, tăng định mức chi cho các đối tượng bảo trợ xã hội để phù hợp với nhu cầu vật giá. Với tình hình chung, huyện chủ động cân đối nguồn đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án về giảm nghèo; tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội đã được ban hành, nhất là đối với người có cơng, đối tượng bảo trợ xã hội, người già cơ đơn, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

Chi quản lý hành chính hàng năm đều tăng, trong đó chủ yếu chi lương và hoạt động khốn theo biên chế cho khối nhà nước, đảng, đồn thể, Hội đặc thù và khối xã.

Bên cạnh đó, huyện cịn quan tâm chi cho QP-AN nhằm bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phịng, bảo đảm an ninh kết hợp với phát triển KT-XH của địa phương.

Nhìn chung, các khoản chi có xu hướng vượt dự toán giao đầu năm, do chủ yếu phát sinh các chính sách nhằm phù hợp với tình hình thực tế của xã hội và các nhiệm vụ chuyên môn của các ngành cấp trên. Những năm qua, huyện cũng tập trung quản lý chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo đúng chế độ quy định theo Luật Ngân sách; tăng cường cơng tác kiểm sốt chi, đảm bảo chi đúng chi đủ, chi hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách; đồng thời tạo điều kiện cho đơn vị chủ động trong quản lý và điều hành ngân sách.

Về chi đầu tư phát triển:

Một là, một số quy hoạch chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu đồng

bộ. Một số quy hoạch ngành, lĩnh vực chậm được bổ sung, điều chỉnh như: quy hoạch cấp nước, thoát nước,... dẫn đến việc triển khai các dự án đầu tư cụ thể gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất.

Hai là, chuẩn bị đầu tư chưa được thực hiện tốt theo kế hoạch giao đầu năm,

trong năm còn phát sinh dự án mới, phát sinh khối lượng dự án với giá trị phát sinh lớn gây khó khăn trong việc thẩm định và cân đối vốn đầu tư theo quy định; chưa thực hiện thẩm định nguồn vốn trước khi quyết định đầu tư; số dự án mới bố trí kế hoạch cịn nhiều, chưa được hạn chế tới mức tối đa.

Ba là, cơng tác tư vấn xây dựng cịn nhiều bất cập, năng lực chun mơn cịn

hạn chế, hồ sơ dự án, thiết kế dự toán chất lượng cịn thấp, tính tốn, dự báo chưa đầy đủ, chuẩn xác dẫn tới nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung quy mơ, tổng mức đầu tư gây khó khăn trong q trình thực hiện và làm chậm tiến độ đầu tư xây dựng cơng trình.

Bốn là, giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước còn chậm ở một số nguồn vốn như: xã hội hóa giao thơng nơng thơn, tín dụng ưu đãi, xổ số kiến thiết. Việc đề xuất bố trí vốn của các ngành còn chưa sát thực tế và đúng quy định: Mức vốn bố trí cho một cơng trình thấp, nhiều cơng trình chưa quyết tốn bố trí q 80% dự toán được duyệt (trong khi một số cơng trình quyết tốn chưa bố trí đủ 100% giá trị quyết toán được duyệt).

Năm là, một số chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chưa chấp hành tốt các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 dẫn tới nhiều dự án thực hiện vượt khối lượng so với kế hoạch giao, gây nợ đọng trong XDCB. Công tác báo cáo định kỳ của một số chủ đầu tư, Ban quản lý dự án còn chưa thực hiện đúng quy định.

Sáu là, việc kiểm tra, giám sát, công tác giám sát đầu tư, giám sát cộng đồng

trọng đúng mức, hầu như chưa phát huy được hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN chưa đi vào chiều sâu. Các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lượng đầu cơng trình trên dự án thấp, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời.

Về chi thường xuyên

Đối với định mức phân bổ theo quy định: sự nghiệp giáo dục và đào tạo, văn hóa thơng tin, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, khoa học cơng nghệ …có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong đó, chất lượng giáo dục chưa được nâng cao như về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; định mức chi cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và Trung tâm văn hóa- học tập cộng đồng ở cấp xã cịn thấp khơng đảm bảo cho công tác tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ với nhu cầu ngày càng phát triển; định mức chi cho cơng tác quản lý hành chính tuy có điều chỉnh tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu vật giá thị trường (điện, nước, xăng dầu, gas…), trong đó định mức chi cho tổ chức các hoạt động của khối đồn thể xã, ấp cịn thấp; hàng năm chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ giao thấp không đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH, áp dụng các mơ hình hiện đại tiên tiến trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.

Bên cạnh đó, việc quản lý và khai thác nguồn thu để chi của các đơn vị còn hạn chế như: Cơng tác xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao cịn yếu, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thao chủ yếu do ngân sách huyện đảm bảo nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động văn hóa và tập luyện thể thao, nhiều phong trào văn hóa, thể thao do cấp trên phát động cũng do ngân sách huyện hỗ trợ, đơn vị chưa chủ động cân đối được nguồn. Một số đơn vị sự nghiệp chưa nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn về tự chủ về tài chính dẫn đến khơng khai thác hiệu quả nguồn thu tại đơn vị, mặt khác cịn trơng chờ vào kinh phí cấp trên cấp, chưa chủ động liên kết, hợp tác với các cá nhân, tổ chức, các ngành lồng ghép kinh phí để tổ chức hoạt động và tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)