Hiệu quả quản lý thu, chi NSNN và các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 34 - 39)

quản lý thu, chi NSNN

1.4.1. Hiệu quả quản lý thu, chi NSNN

Như vậy, nói một cách khái quát hơn, hiệu quả quản lý NSNN cấp huyện là những kết quả đạt được đảm bảo nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện CNH, HĐH đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm QP-AN tại địa phương.

1.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu, chi NSNN 1.4.2.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN 1.4.2.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN

Hiệu quả quản lý thu NSNN thể hiện ở việc khai thác hợp lý các nguồn lực tài chính tiềm năng và sẵn có trong nền kinh tế quốc dân, đi đôi với bồi dưỡng và tăng cường các nguồn thu nhằm tiếp ứng yêu cầu ngày càng cao trong bảo đảm quan hệ cân đối NSNN.

Các nguồn lực tài chính ở đây thực chất là các khoản thu (thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) được huy động vào NSNN. Trong quá trình huy động các nguồn thu vào ngân sách, thuế phải được sử dụng đầy đủ các chức năng vốn có của nó: vừa là cơng cụ huy động nguồn lực, vừa là công cụ điều tiết kinh tế và vừa là công cụ bồi dưỡng các nguồn thu sẵn có và tiềm ẩn.

Khâu quan trọng nhất trong huy động của nguồn thu NSNN không phải là tổ chức chấp hành ngân sách mà thực chất là sử dụng tổng lực thể chế, cơ chế, chính sách và các biện pháp kinh tế- tài chính và ngay cả biện pháp hành chính trong q trình thực thi. Trong q trình đó cũng phải bảo đảm sự phối hợp đồng bộ về công tác chun mơn giữa các cơ quan: Tài chính, Thuế, KBNN và các cơ quan hữu quan khác; từ khâu kế hoạch, tổ chức thực hiện đến khâu quyết toán ngân sách.

- Bảo đảm thực hiện tốt nhất dự toán thu đã được cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Dự toán thu được xác lập dựa trên nhu cầu chi tiêu của nhà nước trong năm kế hoạch. Dự toán thu được tổng hợp vào dự toán NSNN và được thông qua cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Vì vậy, các chỉ tiêu trong dự tốn thu là chỉ tiêu pháp lệnh buộc các cấp, các ngành và các đơn vị có liên quan phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh; bởi vì, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN và dự toán thuế là bộ phận cấu thành quan trọng trong dự toán NSNN.

- Bảo đảm các văn bản pháp luật về thuế, phí, lệ phí được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống KT-XH. Đây là tiêu chí tất yếu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu xuất phát từ yêu cầu quản lý các hoạt động KT- XHtheo pháp luật của Nhà nước pháp quyền.

- Bảo đảm phát huy được vai trị tích cực của thuế, phí, lệ phí trong điều tiết vĩ mơ các hoạt động KT-XH theo mục tiêu của nhà nước. Thuế, phí, lệ phí là một trong những cơng cụ quan trọng để nhà nước điều tiết vĩ mô các hoạt động KT-XH. Đồng thời, nó có tác động sâu rộng đến mọi hoạt động KT-XH theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

1.4.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN

- Tn thủ dự tốn: Các khoản chi phải có trong dự tốn NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hồn cho cơng quỹ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, công tác quản lý chi có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc thực hiện chi có đảm bảo thực hiện đúng dự tốn hay khơng.

- Tiết kiệm: Hiệu quả chỉ có thể có được khi q trình quản lý chi thực hiện đồng bộ một số nội dung sau:

+ Thực hiện các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất cơng việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao. Chỉ có như vậy các

định mức, tiêu chuẩn chi của NSNN mới trở thành căn cứ pháp lý xác đáng phục vụ cho quá trình quản lý chi.

+ Thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp phát cấp phát áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị, hay yêu cầu quản lý của từng nhóm mục chi một cách phù hợp.

+ Khả năng lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng cơng việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có được các phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó mà lựa chọn phương án tối ưu nhất cho cả quá trình lập dự tốn, phân bổ và q trình sử dụng kinh phí.

+ Xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi khoản chi tới các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội khác và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng của nó.

1.4.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối NSNN

Tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối thu, chi chính là khơng xảy ra tình trạng bội chi. Có hai nhóm nguyên ngân gây ra bội chi NSNN:

Nhóm nguyên nhân khách quan là tác động của chu kỳ kinh doanh là nguyên nhân cơ bản nhất trong số các nguyên nhân khách quan gây ra bội chi NSNN. Khủng hoảng làm cho thu nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên để giải quyết những khó khăn mới về KT-XH. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. Những nguyên nhân khách quan khác có thể kể ra như thiên tai, dịch bệnh…Nếu gây tác hại lớn cho nền kinh tế thì chúng sẽ là những nguyên nhân làm giảm thu, tăng chi và dẫn đến bội chi NSNN.

Nhóm nguyên nhân chủ quan: tác động của chính sách cơ cấu thu, chi của nhà nước là nguyên nhân cơ bản nhất trong số nguyên nhân chủ quan gây ra bội chi NSNN. Khi nhà nước không quản lý chặt chẽ nguồn thu đồng thời tăng chi khơng xem xét đến nguồn lực, khi đó tình trạng bội chi tất yếu sẽ xảy ra.

Như vậy, nếu xác định được nguyên nhân, khắc phục được các tác động do các nhóm nguyên nhân gây ra tức là sẽ khơng xảy ra tình trạng bội chi, đó cũng chính là biểu hiện của khả năng cân đối thu chi ngân sách hiệu quả.

1.4.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chu trình NSNN

- Trong lập dự tốn: dự tốn ngân sách của các cấp chính quyền, của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn quy định của Bộ Tài chính; dự tốn ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính tốn; dự tốn ngân sách các cấp phải bảo đảm cân đối.

- Trong chấp hành dự toán: tổ chức thu đúng dự tốn, hồn thành và vượt mức dự toán thu; bảo đảm nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúng chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách; thực hiện nhiệm vụ chi theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức.

- Trong quyết toán ngân sách: Số liệu báo cáo quyết tốn chính xác, trung thực, đầy đủ; đánh giá được tình hình thu chi ngân sách trong năm để có cở sở xây dựng kế hoạch thu chi cho các năm sau.

1.4.2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng thi đua khen thưởng

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có tính răn đe, đảm bảo khắc phục những tình trạng tiêu cực trong các hoạt động quản lý NSNN. Mọi cuộc kiểm tra, thanh tra đều phải đi đến kết luận cụ thể, xác định rõ trách nhiệm, hình thức xử phạt trong trường hợp phát hiện sai phạm.Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra phải thể hiện ở năng lực quản lý ngày được nâng lên, ưu điểm được phát huy, hạn chế được khắc phục.

Kết quả thi đua phải dựa trên số liệu thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm kế hoạch được xác định một cách trung thực, không che giấu khuyết điểm, khơng chạy theo thành tích. Đồng thời phương pháp đánh giá phải bảo đảm công khai, dân chủ, thúc đẩy các cá nhân, đơn vị tích cực thi đua, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Việc khen thưởng phải tạo động lực động viên, lơi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy tính năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.4.2.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội của cơng tác quản lý thu, chi ngân sách ngân sách

Thứ nhất, công tác quản lý thu, chi NSNN phải tạo bước phát triển mạnh mẽ

về văn hóa, xã hội. Đó là tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn hóa, xã hội, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội. Bên cạnh đó, đảm bảo nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân, tạo cơ hội bình đẳng cho nhân dân trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội.

Thứ hai, công tác quản lý thu, chi NSNN phải đảm bảo xây dựng được đời

sống, lối sống và mơi trường văn hóa lành mạnh. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, công tác quản lý thu, chi NSNN đảm bảo phát triển mạnh sự nghiệp

y tế, nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế cơng lập và ngồi cơng lập. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Thứ tư, công tác quản lý thu, chi NSNN đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia và cán bộ khoa học công nghệ.

Thứ năm, công tác quản lý thu, chi NSNN cần chú trọng bảo vệ và cải thiện

chất lượng mơi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phịng, chống thiên tai. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển KT-XH.

Thứ sáu, công tác quản lý thu, chi NSNN phải đặc biệt giữ vững an ninh

chính trị và trật tự an toàn xã hội, đó là một nội dung quan trọng về quản lý nhà nước. Cùng với các cấp, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị, UBND huyện phải góp phần hình thành cơ chế quản lý thống nhất và thực thi có hiệu quả nội dung này trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)