mà đã động viên được ngày càng nhiều hơn, tốt hơn nguồn lực tài chính cho địa phương. Sự động viên đó, một mặt đảm bảo nguồn thu, tránh thất thu cho NSNN, nhưng đồng thời cũng qua đó thực hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đóng góp của nhân dân, của các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế trong huyện.
Tóm lại, NSNN có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển KT-XH nói chung. Đối với huyện Thống Nhất thì vai trị NSNN lại càng đặc biệt quan trọng. Nhờ có nguồn thu NSNN mà đã tạo điều kiện về nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển KT-XH, đảm bảo kinh phí chi tiêu cho các hoạt động của bộ máy chính quyền và các tổ chức Đảng, đoàn thể, các lực lượng vũ trang...
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân về quản lý thu, chi NSNN NSNN
2.3.1.1. Kết quả đạt được về quản lý thu, chi NSNN
Thứ nhất, công tác quản lý thu NSNN qua các năm đều vượt dự toán thu, hầu
hết số thu năm sau cao hơn năm trước. Kết quả thu ngân sách đạt tương đối toàn diện trên các lĩnh vực thu thuế và thu phí, lệ phí. Với nguồn thu đạt được ngày càng tăng sẽ tạo điều kiện tăng tính chủ động trong việc điều hành nhiệm vụ chi ngân sách của cấp huyện; đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH Nghị quyết Đại hội Đảng đề ra.
Trong thu ngân sách, từng bước hồn thiện chính sách đảm bảo cơng bằng trong xã hội, thông qua việc thực hiện thu thuế đúng quy trình, quy định giữa những người nộp thuế, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, điều tiết giữa người có thu nhập thấp và người có thu nhập cao, bên cạnh đó tạo điều kiện cho những người có thu nhập cao hưởng thu nhập chính đáng của mình; cơng tác tuyên truyền các văn bản thuế ngày càng chú trọng và đạt hiệu quả, việc thực thi các
chính sách đi vào nề nếp và ý thức của người dân ngày càng phát huy trong việc chấp hành pháp luật, các chính sách quản lý thuế tạo điều kiện cho các cơ sở phải tự chịu trách nhiệm về số liệu đã kê khai và tự giác thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Thông qua quản lý thuế, nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng đảm bảo chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng.
Thứ hai, công tác quản lý chi ngày càng tiết kiệm và hiệu quả. Chi ngân sách
ngày càng được quan tâm số chi năm sau tăng hơn số chi năm trước nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.
Trong chi ngân sách, nguồn vốn chi đầu tư phát triển tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế và các công trình quan trọng và cần thiết để kích thích và tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới (Giáo dục đào tạo 46%; hạ tầng giao thơng 32%; văn hóa, y tế 15,8%; quản lý nhà nước 6,2%). Chi thường xuyên được quan tâm như chi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phổ cập giáo dục, giảm nghèo, thực hiện các chính sách đền ơn đáp nghĩa, các đối tượng bảo trợ xã hội, người có cơng, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và đảm bảo chi QP- AN tại địa phương. Cơ cấu chi giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả, quản lý chi ngày càng chặt chẽ, trong cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, khoán chi biên chế, hành chính và các sự nghiệp khác được KBNN kiểm soát chặt chẽ trên phần mềm hệ thống TABMIS giữa Phịng Tài chính- Kế hoạch (cấp phát) và KBNN (kiểm sốt). Thơng qua đó, sự phối kết hợp giữa cơ quan Tài chính-Kế hoạch, Chi cục thuế, KBNN ngày càng tốt hơn từ khâu xây dựng dự toán, triển khai, kiểm tra dự toán ngân sách và dự toán đầu tư.
Quy trình quản lý ngân sách ngày càng hồn thiện phù hợp với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ. Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, kế toán xã, kế toán các đơn vị dự tốn ngày một tăng cường. Tính cơng khai minh bạch ở các đơn vị dự toán được tổ chức thực hiện tốt, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chi đầu tư được tập trung hơn cho các mục tiêu chủ yếu của huyện. Công tác kiểm
tra, thanh tra tập trung vào lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản đạt nhiều kết quả.
Thực hiện công tác khốn biên chế, tài chính cho các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp cơng lập nhằm tăng cường kỷ luật tài chính và mở rộng quyền tự chủ cho thủ trưởng đơn vị. Các đơn vị dự tốn chủ động sử dụng kinh phí hiệu quả, nâng cao vai trò trách nhiệm trong lập và sử dụng ngân sách nhà nước, bên cạnh đó, các đơn vị cịn tiết kiệm tăng thu nhập cho CBCC, viên chức.
NSNN từng bước đã gắn với mục tiêu phát triển KT-XH thông qua việc phân bổ vốn đầu tư và chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia như kiên cố hóa trường lớp; hỗ trợ cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ nhà ở; dạy nghề cho lao động nông thôn… được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách, trẻ em, người khuyết tật,.. thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Người dân ngày càng tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao theo tinh thần “rèn luyện Thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại” thơng qua đó, ngồi Nhà nước quan tâm đầu tư các cơng trình văn hóa, bên cạnh cịn có các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư theo hình thức xã hội hóa góp phần cho tồn dân cùng chung tay xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; chất lượng chăm sóc sức khỏe và phịng dịch cho nhân dân ngày càng tốt hơn gắn với phát triển bền vững. Các hộ kinh doanh giết mổ, chăn nuôi, sản xuất từng bước được di dời vào các khu quy hoạch tập trung nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường; công tác QP-AN được giữ vững tạo điều kiện phát triển KT-XH địa phương.
Thứ ba, công tác quản lý cân đối ngân sách được thực hiện tích cực theo
hướng ổn định về chính sách thu, chi, tăng dần kết dư, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ và phù hợp với q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, trong quản lý chu trình ngân sách từng bước được cải tiến nhằm
giảm bớt những thủ tục gây phiền hà. Các đơn vị sử dụng ngân sách ngày càng đi vào nề nếp trong việc lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN và đều căn
cứ vào dự toán, định mức, tiêu chuẩn và các chế độ chính sách tài chính hiện hành để chi tiêu, bảo đảm tính cơng bằng, cơng khai và minh bạch các nhiệm vụ chi ngân sách của địa phương theo quy định của Luật ngân sách, khuyến khích xã hội hóa, cải cách hành chính trong cơng tác xây dựng và quản lý dự tốn NSNN.
Thứ năm, công tác thanh, kiểm tra cũng góp phần trong việc chấp hành tốt
các quy định quản lý tài chính, tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương, phịng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và khắc phục những sai phạm trong quản lý hoạt động tài chính. Bên cạnh đó, cơng tác thi đua khen thưởng hàng năm đều gắn với nhiệm vụ chuyên môn của ngành, thơng qua đó nhằm tạo động lực cho các ngành phấn đấu thi đua hoàn thành nhiệm vụ chun mơn cũng là góp phần hồn thành nhiệm của ngành tài chính.
Thứ sáu, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngân sách được tổ chức đảm bảo
khoa học, hợp lý, thiết thực; từng bước thực hiện nguyên tắc phân công, phân định chức năng, nhiệm vụ, phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong tình hình mới. Cơng tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý cho CBCC đặc biệt được quan tâm nhằm xây dựng con người, xây dựng đội ngũ CBCC vừa có đức vừa có tài, tinh thơng nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, vững vàng về bản lĩnh, trong sạch về phẩm chất chính trị.
2.3.1.2. Nguyên nhân đạt được kết quả về quản lý thu, chi NSNN
Hệ thống các văn bản ngày càng hoàn thiện và đổi mới tồn diện trong quản lý, tạo ra khn khổ pháp lý cho việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả NSNN, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị thụ hưởng NSNN. Tăng cường thanh, kiểm tra quản lý ngân sách nhằm ngăn ngừa sai phạm, đảm bảo tính trung thực và hiệu quả trong quản lý ngân sách. Sử dụng phần mềm TABMIS trong quản lý ngân sách góp phần quản lý thu, chi ngân sách được kịp thời và chính xác từ Trung ương đến địa phương giữa hệ thống Tài chính và Kho bạc .
Nhờ sự lãnh đạo kịp thời, năng động sáng tạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện trong công tác chỉ đạo điều hành, có những giải pháp tích cực tháo gỡ những khó khăn, tăng cường kiểm tra đôn đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch; sự nỗ lực của các ban, ngành trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT- XH nói chung và nhiệm vụ tài chính nói riêng. Đặc biệt là sự kết hợp quản lý chặt chẽ của các cơ quan Tài chính- Kế hoạch, Chi cục thuế, KBNN trong quản lý thu, chi ngân sách của huyện, đã mang lại những chuyển biến tích cực.
Dựa vào vị thế nằm dọc trên quốc lộ 1A, quốc lộ 20 và tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành – thành phố Hồ Chí Minh đi qua (là tuyến đường huyết mạch trên trục giao thông Bắc - Nam, vùng Tây Nguyên và các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực) thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ. Thu hút được các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp giải quyết việc làm.
Huyện đã quan tâm xây dựng đội ngũ, cán bộ ngày càng kiện tồn; khơng ngừng rèn luyện, học tập, tìm tịi để nâng cao chất lượng cơng việc. Hàng năm, đều có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm củng cố chuyên môn nghiệp vụ và tác phong, đạo đức, chính trị để đáp ứng tình hình mới.