Kinh nghiệm về quản lý thu, chi NSNN ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 40 - 45)

1.6.1. Trung Quốc

Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền KTTT, Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng đến việc cải cách hệ thống tài khóa, đặc biệt là vấn đề quản lý thu, chi NSNN.

Từ năm 1980-1984 đây là thời kỳ Chính phủ Trung Quốc bắt đầu phân chia nguồn thu cho địa phương; Từ năm 1985-1993 là thời kỳ thực hiện cơ chế khoán ngân sách, phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách, tăng cường quyền tự chủ cho địa phương trong việc quản lý NSNN; Đến năm 1994 Chính phủ Trung Quốc tiến hành thực hiện cải cách chế độ thuế với quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc cải cách này tạo ra khuôn khổ bước đầu cho việc phân chia quyền lực trong hệ thống quản lý ngân sách giữa trung ương và địa phương.

Trong quá trình thực hiện cải cách thể chế phân cấp ngân sách, Chính phủ Trung Quốc chú trọng phân định rõ quyền chi ngân sách và quyền xây dựng cơ sở hạ tầng giữa trung ương và địa phương, vừa làm rõ trách nhiệm và quyền lợi tương ứng giữa các cấp ngân sách.

Để bù đắp bội chi ngân sách địa phương, chính quyền địa phương phải đi vay mượn từ các ngân hàng thương mại nhà nước, vay của ngân sách trung ương. Trong khi luật pháp của Trung Quốc khơng cho phép chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để huy động vốn. Số vốn huy động được từ phát hành trái phiếu được sử dụng cho chính quyền địa phương vay lại. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cách làm này sẽ tích tụ rất nhiều rủi ro, tạo ra cơ chế thiếu minh bạch và trách nhiệm trong quản lý nợ.

1.6.2. Hàn Quốc

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả trong chi NSNN, Hàn Quốc đã có các giải pháp cụ thể như sau:

Một là, đưa tiết kiệm thành chế định pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện.Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể sẽ căn cứ vào tình hình KT-XH để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm khác nhau.

Hai là, Bộ Tài chính Hàn Quốc phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại Luật Quản lý ngân sách và Các khoản trợ cấp. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cụ thể hố các định mức, tiêu chuẩn, chế độ để thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình. Đây chính là căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát việc thực hiện chi tiêu ngân sách.

Ba là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của cơ quan nhà nước, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chương trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động.

Bốn là, xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện trên máy tính (DBAS) cho phép theo dõi quá trình chi tiêu ngân sách của tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách từ trung ương tới địa phương theo thời gian. Như vậy, có thể quản lý chi tiêu ngân sách một cách hiệu quả, trên cơ sở đó đưa ra các phân tích và điều hành chính sách hợp lý, tức thời.

Năm là, cơ quan tài chính và Cơ quan Kiểm tra và Kiểm toán quốc gia (BAI) thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường xuyên, liên tục. Với khẩu hiệu “Kiểm tra, kiểm tốn cơng bằng, xã hội cơng bằng”.

Ngồi ra, việc sử dụng NSNN ở Hàn Quốc cịn bị giám sát bởi Uỷ ban Ngân sách của Nghị viện (NABO). Đây là cơ quan có chức năng tư vấn cho Nghị viện trong quá trình xem xét lập dự tốn, cung cấp thơng tin cho đại biểu Quốc hội để thực hiện giám sát việc sử dụng NSNN. Khi phát hiện có sai phạm hoặc sự bất hợp lý trong dự toán ngân sách và chi tiêu ngân sách, cơ quan này có quyền kiến nghị việc cắt giảm hoặc dừng chi tiêu, đồng thời công khai thông tin cho dân chúng.

Sáu là, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.6.3. Singapore

Chính phủ Singapore đã kiềm chế chặt chẽ chi tiêu trong giới hạn của nguồn thu, tạo ra sự thặng dư ngân sách vừa phải trong khoảng thời gian dài.

Từ năm 1989 - 1996: thực hiện lập kế hoạch thu, chi ngân sách theo sự bỏ phiếu của các cử tri đại diện. Phương thức này đã tạo sự linh hoạt hơn trong tái phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên còn nhiều ràng buộc, vẫn cịn tồn tại như: khơng thể thay đổi các quỹ tiền tệ giữa các năm, thiếu thông tin đầu ra và kết quả, cũng như sự tồn tại dai dẳng quá nhiều việc kiểm soát các quyết định tài chính.

Từ 1989 đến nay: lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Với những kinh nghiệm được tích lũy qua các lần cải cách quản lý NSNN đã giúp cho Singapore thực hiện thành công phương thức lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra.

1.6.4. Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm một số nước có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi NSNN ở Việt Nam, cụ thể:

- Bổ sung hồn thiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho phù hợp. Đây cũng chính là căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát việc thực hiện thu, chi ngân sách.

- Quản lý NSNN chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý NSNN. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối ngân sách Trung ương, ngân sách địa phượng nhằm phát huy vai trị của các cấp chính quyền trong phát triển KT-XH.

- Q trình lập, chấp hành và quyết tốn NSNN đều được quan tâm chặt chẽ; cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi, giảm sự gia tăng quá mức trong nhu cầu chi; kiểm tra quyết toán thu, chi chú trọng đến hiệu quả quản lý thu, chi NSNN.

Kinh nghiệm từ Trung Quốc: Cần có chính sách cải cách thuế cho phù hợp với vùng, miền và thống nhất tổ chức quản lý để tạo cho địa phương chủ động trong khai thác tiềm năng và nuôi dưỡng nguồn thu.

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc: cho thấy để duy trì kỷ luật, kỷ cương trong quá trình điều hành NSNN cần phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của cơ quan nhà nước, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chương trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động; Thường xuyên kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan độc lập, khi phát hiện có sai phạm hoặc sự bất hợp lý trong dự toán ngân sách và chi tiêu ngân sách, cơ quan này có quyền kiến nghị việc cắt giảm hoặc dừng chi tiêu, đồng thời công khai thông tin cho dân chúng; xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện trên máy tính đồng bộ cho phép theo dõi quá trình chi tiêu ngân sách của tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách từ trung ương tới địa phương.

Kinh nghiệm từ Singapore: cần có một hệ thống khn khổ pháp lý tiên tiến, hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ cán bộ quản lý tư duy và trình độ đủ để tiếp cận với phương thức mới để đo đếm hiệu quả chi bằng kết quả đầu ra.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Gồm những nội dung chính như sau:

- Thứ nhất, làm rõ được các khái niệm về quản lý thu, chi NSNN nói chung và đặc điểm của NSNN cấp huyện nói riêng.

- Thứ hai, khẳng định được vai trò quan trọng của quản lý thu, chi NSNN đối với sự phát triển KT-XH.

- Thứ ba, trình bày quan điểm của Chủ nghĩa Mac- LêNin, Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam và một số nhà kinh tế học và về quản lý thu, chi NSNN.

- Thứ tư, trình bày những nội dung quản lý thu, chi ngân sách huyện bao gồm: các hoạt động thu, chi NSNN; vai trị ngân sách huyện góp phần phát triển KT-XH; về công tác quản lý thu, chi trong q trình lập dự tốn, chấp hành, quyết tốn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, khen thưởng với mục đích thu đúng, thu đủ và kịp thời, sử dụng ngân sách tiết kiệm và có hiệu quả.

- Thứ năm, trình bày tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu, chi NSNN thực hiện tuân thủ những quy định của pháp luật trong quá trình lập dự toán, chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, khen thưởng. Ngồi ra trong q trình quản lý thu, chi NSNN cịn bị tác động bởi các nhân tố: đặc điểm KT-XH, hệ thống pháp luật, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, tổ chức bộ máy quản lý…

- Thứ sáu, nghiên cứu kinh nghiệm hiệu quả của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho đất nước.

Đây là khung lý luận để phân tích thực trạng và đề ra giải pháp cho công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Thống Nhất.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI, GIAI ĐOẠN 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)