3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn
3.2.1. Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính
Đối với thu NSNN:
- Các chính sách khi ban hành cần lấy ý kiến rộng rãi của người dân và các cơ quan bằng các hình thức: cung cấp trên trang thông tin điện tử của huyện, để CBCC và người dân tham gia đóng góp ý kiến; triển khai xuống xã, tổ chức họp tổ dân phố, thơng qua đó nắm bắt tư tưởng của quần chúng nhân dân để khi ban hành các chính sách được thực thi.
- Quy định xử lý các cơ quan tham mưu ban hành chính sách khơng thực thi, gây dư luận trong xã hội, làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và Nhà nước.
- Chi cục thuế rà soát, cập nhật và kiến nghị với cấp trên loại bỏ những thủ tục rườm ra, gây phiền hà cho người dân đi lại nhiều lần gây bức xúc trong dân.
Đối với chi NSNN:
- Xây dựng quy trình và triển khai cơ chế một cửa liên thơng đối với các thủ tục thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; thẩm định dự toán, bổ sung ngân sách hành chính sự nghiệp; phê duyệt quyết tốn hành chính sự nghiệp tại Bộ phận một cửa của UBND huyện.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực bổ sung quy hoạch phát triển KT-XH, tạo cơ sở đầu tư phát triển các dự án theo đúng định hướng; có kế hoạch đầu tư trung hạn và phân kỳ từng giai đoạn để bố trí vốn, tránh đầu tư dàn trải; thực hiện nghiêm quy định loại bỏ đối với các dự án có quy hoạch bố trí đất nhưng khơng bố trí được vốn trong thời hạn 3 năm.
- Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm việc quy hoạch phát triển KT-XH gắn với đầu tư xây dựng phát triển nhằm có trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương theo đúng định hướng.
- Xây dựng quy chế phối hợp và phân rõ trách nhiệm giữa các cơ quan: Tài chính Kế hoạch, Kinh tế và Hạ tầng, Ban quản lý dự án, Chủ thầu, chủ đầu tư,
KBNN,… trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ khi đấu thầu, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, bố trí vốn, thanh tốn vốn, quyết tốn vốn.
- Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự tốn, thiết kế bản vẽ thi cơng, tổ chức đấu thầu và thi công.
- Đổi mới công tác đấu thầu, chọn thầu và giám sát chế tài các nhà thầu. Những cơng trình quan trọng hay phức tạp cần ưu tiên lựa chọn theo các tiêu chí kỹ thuật.
- Cơng tác thơng tin về đầu tư cần được quan tâm hơn. Các dự án từ nhóm A trở lên cần mở trang web từ khi xây dựng dự án tới khi kết thúc giai đoạn thực hiện xây dựng dự án. Các trang web sẽ có những thơng tin về dự án (mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô, giá thành…). Các thông tin thực hiện dự án, những vấn đề nảy sinh sẽ được các chủ đầu tư cập nhật hàng ngày. Truy cập trang web dự án ai cũng có những thơng tin mới nhất về dự án, các cán bộ lãnh đạo và những đối tác tham gia dự án có thể biết rất rõ tình hình thực hiện dự án. Cộng đồng dân cư có thể thơng qua mục “Ý kiến người dân” để phản hồi, hỏi những vấn đề mà dự án tác động vào cộng đồng. Thông qua trang thông tin này giám sát của cộng đồng cũng được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
- Phịng Tài Chính Kế hoạch và KBNN rà soát các thủ tục và các văn bản gây khó khăn cho các đơn vị khi thực hiện và những quy định khơng phù hợp với tình hình phát triển.
- Phịng Tài chính Kế hoạch phối hợp với phòng Nội vụ rà soát biên chế UBND cấp xã để triển khai việc thực hiện giao khốn kinh phí và biên chế theo Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 nhằm tăng tính chủ động cho chính quyền địa phương cấp xã trong quản lý thu, chi ngân sách. Tạo điều kiện sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, tăng thu nhập cho CBCC.
- Hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng ngân sách chấp hành nghiêm việc công khai, minh bạch các khoản thu, chi tại hội nghị công nhân viên chức hoặc tại các cuộc họp cơ quan, niêm yết trên bảng thông báo của cơ quan, đơn vị. Trong
xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cần phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ có sự thảo luận giữa cán bộ cơng chức và Ban chấp hành cơng đồn để phát huy quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ. Tạo động lực phấn đấu vươn lên của mỗi CBCC.