Thực trạng quản lý thu, chi NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 51)

2.2. Thực trạng quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Thống Nhất gia

2.2.3. Thực trạng quản lý thu, chi NSNN cấp huyện

2.2.3.1. Tình hình thu ngân sách cấp huyện

Bảng 2 1 Tình hình thu ngân sách cấp huyện giai đoạn 2010-2014

Năm Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh thực hiện so với dự toán (%) Tốc độ tăng thu hàng năm (%) 2010 239.069 346.968 145 2011 282.328 406.320 144 17 2012 345.343 541.253 157 33 2013 430.221 642.774 149 19 2014 523.870 730.285 139 14

(Nguồn: Quyết định cơng khai dự tốn, quyết tốn ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014, của UBND huyện Thống Nhất)

Cơ cấu nguồn thu: Thu ngân sách trên địa bàn theo phân cấp (các khoản thu cân đối ngân sách nhà nước gồm thu thuế và phí, lệ phí và thu khác; các khoản thu

quản lý qua NSNN) và thu ngân sách địa phương được hưởng (các khoản thu cân đối ngân sách địa phương: các khoản thu hưởng 100%, thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh, thu kết dư; các khoản thu được để lại chi quản lý qua NSNN).

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu nguồn thu ngân sách cấp huyện giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Quyết định cơng khai dự tốn, quyết tốn ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014,

củaUBND huyện Thống Nhất)

Qua biểu đồ, cho thấy nguồn thu ngân sách cấp huyện chủ yếu là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu, từ 44% đến 71%, nguồn thu theo phân cấp hưởng 100% và theo tỷ lệ chiếm tỷ trọng rất thấp. (Số liệu chi tiết

được thể hiện tại phụ lục 2.7).

Từ năm 2010 đến năm 2014, nguồn thu ngân sách cấp huyện không ngừng tăng lên, cụ thể năm 2010, tổng số thu ngân sách là 346.968 triệu đồng, đến năm 2014, tổng số thu ngân sách là 730.285 triệu đồng.

Trong đó, Thu ngân sách trên địa bàn theo phân cấp, đặc biệt là thu cân đối ngân sách nhà nước các năm đều thu vượt dự toán được giao, cao nhất là năm 2010 với tỷ lệ 146% và thấp nhất là năm 2013 với tỷ lệ 112%.

Bảng 2 2 Tình hình thu ngân sách trên địa bàn theo phân cấp thu cân đối ngân sách giai đoạn 2010-2014

Năm Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh thực hiện so với dự toán (%) Tốc độ tăng thu hàng năm (%) 2010 78.126 114.393 146 2011 89.610 104.265 116 -9 2012 98.530 117.955 120 13 2013 104.324 116.936 112 -1 2014 147.600 177.096 120 51

(Nguồn: Quyết định cơng khai dự tốn, quyết tốn ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014, của UBND huyện

Thống Nhất)

Có được kết quả trên, trước hết là nhờ sự lãnh đạo của Huyện ủy và chỉ đạo của UBND huyện và sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ban ngành liên quan, UBND các xã trong công tác quản lý thuế trên địa bàn ngay từ khi giao dự toán nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, Chi cục thuế thường xuyên phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền chính sách về thuế được sửa đổi bổ sung các khoản thu liên quan đến đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hội nghị triển khai các chính sách về thuế được sửa đổi, bổ sung, cơng tác cải cách thủ tục hành chính, HĐH cơng tác thuế và tổ chức hội nghị đối thoại để trao đổi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho Người nộp thuế trong quá trình kê khai, nộp thuế; Tổ chức hội nghị tuyên dương khen thưởng người nộp thuế hàng năm, nhằm biểu dương kịp thời Người nộp thuế chấp hành nghiêm các chính sách thuế trên địa bàn; Để thực hiện tốt cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, thay đổi thông tin của Người nộp thuế Chi cục Thuế cập nhật đầy đủ các chương trình quản lý thuế thông qua ứng dụng tin học của ngành thuế, làm cho công tác kê khai về mặt chất lượng nâng lên rõ rệt, phục vụ kịp thời cho các Đội chức năng của Chi cục Thuế tra cứu, khai thác thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành chung của toàn

huyện trong công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện; thực hiện quy chế phối kết hợp trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế theo cơ chế một cửa liên thơng, giúp cho cơng việc giải quyết nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho Người nộp thuế; Công tác thanh tra, kiểm tra rất cụ thể, linh họat, vừa thực hiện việc kiểm tra toàn diện theo đối tượng để đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế.

Ngoài kết quả đạt được, còn một số hạn chế khó khăn như: một số trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế, nộp chậm báo cáo hóa đơn, cung cấp thơng tin khơng đầy đủ; sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và có dấu hiệu trốn thuế; có một số doanh nghiệp nợ thuế lớn, phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh và một số doanh nghiệp có biểu hiện mua, bán hóa đơn dẫn đến hiện tượng “nợ đọng thuế lớn khơng có khả năng thu là 14,255 tỷ đồng, nợ chờ xử lý 2,615 tỷ đồng và nợ có khả năng thu 3,085 tỷ đồng” [15]. Mặc dù Chi cục Thuế rất chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chống thất thu ngân sách; Tuy nhiên lực lượng cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thiếu, chưa được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra, trong khi đó số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra, thanh tra nhiều hơn so với số lượng theo tỷ lệ qui định của ngành, nên chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra có nội dung, vấn đề cịn hạn chế.

Mặc dù nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều vượt so với tỉnh giao nhưng tốc độ tăng khơng được ổn định. Bởi vì, do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới lạm phát tăng cao nên phải thực hiện các Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó chủ yếu tập trung thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, hỗ trợ hộ nghèo và Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Qua đó, với tình hình chung của thế giới và trong nước

cũng làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của huyện tốc độ tăng có giảm như năm 2011 và 2013 tốc độ giảm đáng kể so với các năm.

Bên cạnh đó là nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng, hàng năm đều tăng cao nhất là năm 2012 với tỷ lệ 163%.

Bảng 2 3 Tình hình thu ngân sách địa phương được hưởng giai đoạn 2010-2014

Năm Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh thực hiện so với dự toán (%) Tốc độ tăng thu hàng năm (%) 2010 191.694 296.408 155 2011 227.857 359.490 158 21 2012 295.472 481.813 163 34 2013 379.566 589.603 155 22 2014 423.560 656.803 155 11

(Nguồn: Quyết định cơng khai dự tốn, quyết tốn ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014, của

UBND huyện Thống Nhất)

2.2.3.2. Tình hình chi ngân sách cấp huyện

Bảng 2 4 Tình hình chi ngân sách cấp huyện giai đoạn 2010-2014

Năm Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sánh thực hiện so với dự toán (%) Tốc độ tăng chi hàng năm (%) 2010 191.694 279.251 145,7 2011 227.857 323.922 142,2 16,0 2012 295.472 455.833 154,3 40,7 2013 379.566 559.145 147,3 22,7 2014 423.560 642.328 151,6 14,9

(Nguồn: Quyết định công khai dự toán, quyết toán ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014,

củaUBND huyện Thống Nhất)

Cùng với nguồn thu tăng hàng năm, tổng chi ngân sách của huyện cũng tăng. Cụ thể: năm 2010, tổng chi ngân sách cấp huyện là 279.251 triệu đồng, đến năm 2014, tổng chi ngân sách cấp huyện là 642.328 triệu đồng.

Về cơ cấu chi: chi ngân sách cấp huyện gồm chi trong cân đối (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn, dự phòng ngân sách) và chi từ nguồn thu được để lại quản lý qua ngân sách (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên…). Trong đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao từ 52% đến 63%, còn lại chi khác gồm chi chuyển nguồn, dự phòng chiếm tỷ trọng thấp từ 15% đến 18%, được thể hiện tại biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2 2 Cơ cấu nguồn chi ngân sách cấp huyện giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Quyết định cơng khai dự tốn, quyết toán ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014, của UBND huyện

Thống Nhất)

Qua biểu đồ 2.2 cho thấy tỷ trọng các khoản chi tương đối ổn định qua các năm. Về số tuyệt đối, các khoản chi tăng dần qua các năm. Qua đó, cơng tác đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Thống Nhất có nhiều chuyển biến tích cực. Cơng tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp, các ngành tích cực triển khai, đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện. Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến bộ thực hiện theo đúng Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Cơng tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theohướng tập trung và ưu tiên thanh tốn nợ khối lượng hồn thành, hạn chế tối đa khởi công mới. Việc phân khai các nguồn vốn được triển khai ngay khi có chỉ tiêu giao vốn của Trung ương để chủ

đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án. Trong thực hiện khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu thanh tốn cho khối lượng hồn thành của năm trước, số dự án đầu tư xây dựng mới ít. Cơng tác thanh tra, giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh. Công tác quyết toán đầu tư những năm gần đây được huyện hết sức chú trọng, chỉ đạo quyết liệt. Các nhiệm vụ trọng tâm, các dự án trọng điểm, dự án bình thường, dự án xây dựng nông thôn mới... được hoàn thành cơ bản làm thay đổi bộ mặt đơ thị, nhiều dự án hồn thành phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lợi, an sinh xã hội.

Về chi thường xuyên, được Tỉnh quan tâm bố trí nguồn ngay từ đầu năm giao dự toán để huyện đáp ứng được nhu cầu chi cho các sự nghiệp chủ yếu như:

Sự nghiệp kinh tế: đặc biệt chi cho cơng tác tiêm phịng vacxin gia súc, gia cầm; chương trình vật ni và cây con chủ lực, hỗ trợ đất trồng lúa; sửa chữa, nạo vét các kênh mương, đập thủy lợi phục vụ tưới tiêu; vệ sinh các tuyến đường, chăm sóc khu viên cây xanh và đảm bảo điện chiếu sáng; chi quản lý xử lý ô nhiễm, rác thải, phân loại rác trên địa bàn huyện từ các hộ gia đình, sản xuất kinh doanh, khu, cụm công nghiệp, chi cho hoạt động nông thôn mới là những công việc được huyện quan tâm nhằm hỗ trợ cho bà con nông dân an tâm trồng trọt và chăn nuôi theo hướng hiện đại với chất lượng cao và quy mơ lớn. Bên cạnh đó là chỉnh trang đường xá, ngõ hẽm xanh, sạch, đẹp.Trong quản lý chi sự nghiệp này có năm quyết tốn thấp hơn dự toán giao nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

Ngồi ra, huyện cịn quan tâm tốt các sự nghiệp: giáo dục và đào tạo, đảm bảo xã hội, QP-AN, văn hóa thơng tin, thể dục thể thao…nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; tạo điều kiện phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao; đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, chăm lo đối tượng chính sách và xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, chú trọng công tác đào tạo nghề nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm;nâng cao chất lượng nền quốc phịng

tồn dân và an ninh nhân dân, đảm bảo xây dựng vững chắc khu vực phòng thủ huyện. Bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

Cơng tác quản lý chi theo dự toán được giao ngày càng được thực hiện tốt hơn, trong năm đã hạn chế tình trạng phát sinh chi ngồi dự tốn, trường hợp phát sinh các khoản chi vượt so với dự toán được giao đều do phát sinh các chính sách, chế độ mới và nhiệm vụ chuyên môn đột xuất của các ngành cấp trên. Chi mua sắm sửa chữa lớn được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, chỉ bổ sung đối với những trường hợp cấp thiết và nhiệm vụ chuyên môn của ngành đặc thù. Do đó, những năm qua tình trạng phát sinh chi ngồi dự tốn đã giảm, việc quản lý ngân sách của huyện cũng đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 130/2005/NĐ-CP về khoán biên chế và tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập và khối hành chính nhà nước cũng tạo điều kiện cho các đơn vị tiết kiệm để bổ sung thu nhập cho CBCC, viên chức nhằm tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống và gắn bó cơng tác lâu dài.

Những năm qua, tổng chi cũng vượt dự toán giao, tập trung chủ yếu là chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính. Biểu đồ 2.3 cho thấy cụ thể chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính chiếm tỷ trọng cao trong chi thường xuyên.

Biểu đồ 2 3 Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách cấp huyện giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: Quyết định cơng khai dự tốn, quyết tốn ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách huyện các năm từ 2010 đến năm 2014,

của UBND huyện Thống Nhất)

Tỷ trọng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo qua các năm đều chiếm từ 53% đến 56% trong tổng chi thường xuyên; chi cho sự nghiệp quản lý hành chính chiếm từ 21% đến 25%; chi cho sự nghiệp đảm bảo xã hội chiếm từ 5% đến 10%; chi thường xuyên còn lại chiếm từ 13% đến 16% trong tổng chi thường xuyên.

Số chi đối với các sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, hàng năm đều tăng được trình bày tại phụ lục 2.8, 2.9, 2.10, 2.11, 2.12,

2.13, 2.14. Cụ thể:

Chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2010 là 83.494 triệu đồng, đến năm 2014 là 174.579 triệu đồng. Đối với sự nghiệp này được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thu hút nhân tài và chăm lo đời sống cho cán bộ, viên chức đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thành phổ cập giáo dục, đào tạo nhân lực cho đất nước đã ban hành các chính sách thu hút giáo viên, thâm niên nhà giáo, tăng giờ theo quy định, cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập,..; đồng thời tăng cường cơ

sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục theo tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, huyện cịn quan tâm đào tạo bồi dưỡng CBCC, viên chức vừa đủ chuẩn về trình độ cịn phải chuẩn về chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.Ưu tiên đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các đối tượng chính sách và lao động nghèo tại địa phương.

Chi cho sự nghiệp đảm bảo xã hội cũng tăng dần theo các năm, trong đó năm 2010 là 7.108 triệu đồng, năm 2014 là 22.172 triệu đồng, do ảnh hưởng chung tình hình kinh tế thế giới khi lạm phát tăng cao, hàng loạt các chính sách kéo theo nhằm đảm bảo an sinh xã hội như: hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hỗ trợ khó khăn, hỗ trợ chi phí học tập,..; ngồi ra, tăng định mức chi cho các đối tượng bảo trợ xã hội để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)