3.1. Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ của cơng tác Tài chính
3.1.3. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu cụ thể để phát triển KT-XH huyện Thống Nhất, giai đoạn 2015-2020 được đề ra tại “Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thống Nhất lần thứ XI” [18] bên cạnh, gắn với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
- Thứ nhất, Tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ bồi thường các khu, cụm cơng nghiệp đã có nhà đầu tư, giải quyết tốt các thủ tục hành chính từ việc lập dự án, giới thiệu địa điểm, đền bù, giải toả, giao đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Với chỉ tiêu: Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp-xây dựng tăng bình quân hàng năm 27%.
- Thứ hai, Tiếp tục mở rộng đối tượng đầu tư tín dụng; ưu tiên phát triển các ngân hàng thương mại; Thúc đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm thương mại, phát triển nhiều loại dịch vụ thương mại hoạt động đa dạng, thích hợp nhằm đáp ứng nhu
cầu trao đổi, mua bán hàng hóa ngày càng cao của nhân dân. Tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy hoạch nhằm khai thác triệt để tiềm năng thương mại, du lịch của huyện.
Với chỉ tiêu: Giá trị ngành Dịch vụ tăng bình quân hàng năm 19%.
- Thứ ba, Đẩy mạnh tái cơ cấu phát triển sản xuất nông-lâm-nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhân rộng các mơ hình trồng trọt, chăn ni có hiệu quả trên địa bàn .
Với chỉ tiêu: Giá trị sản xuất ngành Nơng-lâm-thủy tăng bình qn hàng năm 4,9%; Đến năm 2016 có 100% xã đạt tiêu chí nơng thơn mới, trong đó phấn đấu đến năm 2017 có 50-60% xã đạt chuẩn nơng thơn mới theo tiêu chí nâng cao của UBND tỉnh; Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 72 triệu đồng/người/năm.
- Thứ tư, Tập trung củng cố các hợp tác xã, tổ hợp tác; từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, rà sốt củng cố các làng nghề hiện có, quy hoạch bổ sung các làng nghề trên địa bàn huyện để tranh thủ các nguồn vốn ngoài huyện.
Với chỉ tiêu: Hàng năm vận động và thành lập từ 02 hợp tác xã trở lên. Đến năm 2020, thành lập 01 Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp.
- Thứ năm, Tập trung thực hiện các biện pháp đẩy mạnh thu ngân sách, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, khai thác hợp lý nguồn thu từ đất và công khai thuế theo quy định, phấn đấu hàng năm thu đạt dự toán được giao. Thực hiện đúng quy định về chi ngân sách, tăng cường cơng tác kiểm sốt chi nhằm đảm bảo kinh phí được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý thu, chi ngân sách gắn với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí.
Với chỉ tiêu: Tổng thu ngân sách đạt chỉ tiêu tỉnh giao; tổng chi ngân sách theo dự toán, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
- Thứ sáu, Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội. Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; triển khai có hiệu quả, đồng bộ các chương trình, dự án giảm nghèo
bền vững, tạo cơ hội cho người nghèo và hộ nghèo tăng thu nhập và tự vươn lên thoát nghèo, nâng dần số hộ khá, hộ giàu và cải thiện đời sống hộ gia đình chính sách.
Với chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình qn hàng năm cịn dưới 1%.
Để đạt được các chỉ tiêu trên trong quản lý thu, chi NSNN cần
- Thực hiện thu NSNN đảm bảo đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện trên cơ sở tính đúng, tính đủ các nguồn thu đối với từng lĩnh vực. Mặt khác, các ngành, các xã cần phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ nhằm kịp thời thu nộp các khoản phát sinh vào NSNN; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra thuế. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân để chấn chỉnh và xử lý kịp thời đúng quy định.
- Thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi,...; các chính sách miễn, giảm, giản thuế theo quy định. Định kỳ đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc; tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thu, cơ quan Tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu, phòng chống gian lận thương mại, chuyển giá trên địa bàn.
- Căn cứ nhiệm vụ phát triển KT-XH, chế độ chính sách, định mức chi hiện hành và chỉ tiêu phân bổ ngân sách được giao hàng năm, các đơn vị thụ hưởng ngân sách chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiêm vụ.
- Trên tinh thần phòng chống tham nhũng, lãng phí và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phải công khai, minh bạch các khoản thu, chi để CBCC, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát.
- Chi phải bám sát dự toán được giao, hạn chế tối đa kinh phí phát sinh, bổ sung ngồi dự tốn; tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính đối với các cơ quan, ban ngành huyện, UBND các xã và các đơn vị liên quan trong lĩnh
vực quản lý, điều hành ngân sách; trong đó, đảm bảo việc sử dụng vốn NSNN tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.
- Tiếp tục rà soát, đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách khơng phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện đơn giản hóa và hợp lý hóa hệ thống thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó trọng tâm là một số lĩnh vực: đất đai, đầu tư và xây dựng, đăng ký kinh doanh, thuế,...
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và bảo đảm chất lượng các dự án đầu tư; duy trì mối liên hệ thường xuyên với các nhà đầu tư để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư.
- Thực hiện cơng khai hóa, minh bạch hóa thơng tin về đầu tư; tăng cường công tác giám sát đối với đầu tư cơng, khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của cộng đồng đối với dự án đầu tư công, hoạt động đầu tư công. Tăng cường chấp hành pháp luật, cơ chế, chính sách, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư.