Nhóm giải pháp về quản lý, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 88 - 92)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn

3.2.3. Nhóm giải pháp về quản lý, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của

của các đối tượng

Đối với thu NSNN:

- Chi cục thuế phối hợp với Cục thuế tổ chức triển khai và tập huấn cho các doanh nghiệp tự khai thuế qua mạng và nộp thuế qua ngân hàng theo quy định được đồng loạt. Từ đó có cơ sở dữ liệu theo dõi quá trình thu thuế của các doanh nghiệp được kịp thời và nhanh chóng; có kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp chậm nộp để kịp thời chấn chỉnh.

- Đối với các chính sách thuế mới ban hành, Chi cục thuế cần phối hợp với Đài truyền thanh và các Tổ chức Đoàn thể liên quan đến từng đối tượng như: Đoàn Thanh niên, Phụ nữ,…tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tại các Tổ dân phố và họp chuyên đề do các tổ chức Đoàn thể phát động nhằm tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân được biết.

- Chi cục thuế phối hợp với UBND xã mở các cuộc họp nhằm tư vấn cho người nộp thuế theo từng cụm tạo điều kiện cho người nộp thuế đi lại đỡ tốn thời gian và đạt chất lượng cao.

- Hàng năm, Chi cục thuế phối hợp với các cơ quan chức năng như: phịng Tài ngun và Mơi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động và Thương binh xã hội,.. và UBND các xã rà sốt, kê khai lại tình hình biến động đất đai trên địa bàn để lập bộ thuế đối với các loại thuế sử dụng đất nông nghiệp và theo dõi thu thuế phi nông nghiệp.

- Chi cục thuế phối hợp với phịng Tài chính Kế hoạch, Đội quản lý thị trường và UBND các xã rà soát lại các hộ kinh doanh để cập nhật kịp thời các hộ

kinh doanh, giải thể hoặc có kinh doanh nhưng khơng đăng ký kinh doanh. Để làm cơ sở lập bộ thu thuế hộ khoán, bộ thuế mơn bài. Qua đó, đánh giá được tình hình lập dự tốn thu và chấp hành thu được chính xác.

- Niêm yết các danh sách các hộ đã tham gia đóng thuế và chưa đóng thuế ở tại UBND xã, văn phòng ấp để mọi người dân được biết và đôn đốc nhau thực hiện.

- Hàng năm, đề xuất UBND huyện tuyên dương những người nộp thuế và CBCC tham gia thu thuế trên địa bàn; bên cạnh đó, theo dõi và tuyên truyền cho những người nộp thuế và CBCC có đóng góp thu cho ngân sách nhiều năm liền đề nghị cấp trên khen thưởng.

- Để thuận lợi trong quản lý thu thuế của các doanh nghiệp từ tỉnh xuống huyện, Cục thuế ban hành quy trình phân cấp cho Chi cục thuế quản lý đối với những doanh nghiệp nào bên cạnh cung cấp thơng tin các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện đã đóng thuế và nợ thuế trên trang thơng tin điện tử của huyện, tạo điều kiện theo dõi nắm bắt thơng tin ngồi các cơ quan quản lý phối hợp bên cạnh để người dân được biết.

- Thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hành chính thuế; thực hiện cơ chế liên thơng giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan như đất đai, đăng ký kinh doanh, đầu tư, thuế,... nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế của doanh nghiệp và người dân.

- Công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, giải thích, cung cấp thơng tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã; quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của người nộp thuế.

- Triển khai Quy trình kiểm tra thuế để việc kiểm tra thuế chặt chẽ, khoa học sẽ góp phần minh bạch hơn trong công tác quản lý thuế, hạn chế tối đa thất thu thuế

cho NSNN tạo lập sự công bằng trong sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; đáp ứng với giai đoạn hội nhập KTTT của đất nước ta hiện nay.

Đối với chi NSNN:

- Trang bị một phần mềm kế toán thống nhất cho đồng bộ để theo dõi từ cấp xã lên cấp huyện và các đơn vị, phòng ban chuyên mơn. Tạo điều kiện để cơ quan Tài chính theo dõi tình hình thu, chi của các đơn vị; tình hình lập báo cáo hàng thàng, quý, năm của các cơ quan, đơn vị được kịp thời và nhanh chóng.

- Phịng Nội vụ có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện rà soát sắp xếp lại biên chế cho phù hợp theo đúng trình độ chun mơn theo đề án việc làm đã được phê duyệt làm tinh gọn bộ máy, phát huy hiệu quả công việc.

- Các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế hoạt động và các tiêu chí đánh giá theo sản phẩm làm ra để làm cơ sở thực hiện đánh giá chức trách nhiệm vụ của CBCC hàng tháng với trên tinh thần khách quan và trung thực nêu cao tính tự phê bình và phê bình để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác; Thủ trưởng các đơn vị tạo điều kiện cho CBCC phát huy trong việc đóng góp ý kiến tránh tình trạng trù dập làm cho CBCC không mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng, sửa chữa khuyết điểm.

- Nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý thu, chi NSNN; phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ trong hội họp, để CBCC có ý kiến đóng góp nhằm xây dựng tổ chức trong sạch vững mạnh khơng để xảy ra lãng phí, thất thốt.

- Thực hiện nghiêm các quy trình tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, khen thưởng để lựa chọn đúng người đúng việc, có thời gian đào tạo bồi dưỡng và cân nhắc đề bạt để CBCC biết và có động lực phấn đấu vươn lên nhằm trao dồi kinh nghiệm cũng như phẩm chất đạo đức để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện xử lý nghiêm minh CBCC trong quản lý để xảy ra sai phạm và công bố trên cổng thông tin điện tử của huyện nhằm răn đe, giáo dục rút kinh nghiệm cho CBCC khác noi theo.

- Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, sàn lọc bớt đội ngũ CBCC thiếu trách nhiệm với công việc dựa vào chức vụ bớt xén, cấu kết với nhau làm cho các dự án khơng đảm bảo chất lượng làm lãng phí tiền của Nhà nước gây bức xúc trong dư luận xã hội.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra thường xuyên để kịp thời chấn chỉnh những sai sót và xử lý nghiêm minh các sai phạm đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong công tác kiểm tra phải xây dựng kế hoạch kiểm tra theo nhiều nội dung liên quan đến thu, chi ngân sách đồng thời đảm bảo bố trí nhân sự và thời gian kiểm tra.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng trong cơng tác phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Trong công tác thi đua, khen thưởng cần triển khai sâu rộng cho các ban ngành, xã lồng ghép về công tác chuyên môn và cơng tác quản lý tài chính. Chính quyền địa phương cần quan tâm và tạo điều kiện trong khen thưởng cho các đơn vị có biện pháp tăng thu và tiết kiệm chi; trong quản lý thu, chi phịng Tài chính Kế hoạch phối hợp KBNN hàng năm khi giao chỉ tiêu dự toán cho các đơn vị lồng ghép với nội dung phát động thi đua trong quản lý thu, chi để cuối năm tổng kết đúc rút kinh nghiệm và khen thưởng cho các đơn vị.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước. Thanh tra nhằm phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước, từ đó kiến nghị với Nhà nước để khắc phục và xử lý; thực hiện xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra. Thực hiện chặt chẽ khâu lập, thẩm định trước khi trình phê duyệt dự án đầu tư. Sử dụng cơ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kiểm tra và thẩm tra chất lượng các sản phẩm của tất cả quá trình đầu tư dự án. Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm tra chất lượng dự án trong phạm vi cả nước để quản lý, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả dự án và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)