3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn
3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC làm
làm công tác quản lý thu, chi NSNN
- Hàng năm, các cơ quan Tài chính Kế hoạch, Chi cục thuế, KBNN xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cả về chun mơn lẫn chính trị nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ để đáp ứng tình hình mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải có kinh nghiệm trong các lĩnh vực để kết luận thanh tra, kiểm tra được khách quan, trung thực. CBCC nào không đủ điều kiện và tư cách cần mạnh dạn chế tài và sa thải.
- Các cơ quan phối hợp với các Sở chuyên ngành như sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh, KBNN tỉnh mở lớp tập huấn triển khai các văn bản liên quan về các chế độ chính sách và hệ thống quản lý các mục lục NSNN mới cho đơn vị. Qua đó, nhằm giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong quản lý thu, chi NSNN.
- Các Sở chuyên ngành cần tổ chức cho CBCC quản lý thu, chi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh bạn, để thu thập nhiều kinh nghiệm giúp cho quản lý thu, chi được hiệu quả hơn.
- Các sở chuyên ngành xây dựng kế hoạch phát động các cuộc thi về chuyên môn quản lý thu, chi từ cơ sở đến cấp tỉnh nhằm cho CBCC trao dồi kiến thức và xử lý chuyên môn được linh hoạt hơn, khi xảy ra sai sót có biện pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dự án. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Đào tạo những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ quản lý nghiên cứu về KTTT và các kiến thức liên quan như thị trường vốn, thị
trường xây dựng, thị trường bất động sản...; bồi dưỡng, nâng cao tính tự trọng và tự hào nghề nghiệp.
- Nâng cao vai trò của HĐND và các đại biểu HĐND huyện trong việc quản lý ngân sách huyện. Họ là những người thảo luận và quyết định dự toán ngân sách huyện phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện và kiểm tra, giám sát UBND huyện trong quá trình chấp hành ngân sách huyện.