1.5.1. Nhân tố khách quan
Trong q trình quản lý, hiệu quả của cơng tác quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan chủ yếu sau:
- Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm KT-XH: Đây có thể là những lợi thế hoặc là yếu tố bất lợi đối với từng địa phương. Nếu các địa phương nắm vững những yếu tố này khi tổ chức thực hiện công tác quản lý thu, chi NSNN hướng tới khai thác tốt các yếu tố thuận lợi, hạn chế các yếu tố bất lợi sẽ đạt được hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có của địa phương nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất và ngược lại.
- Tình hình ổn định an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội khơng những giúp các doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất, thu hút nhà đầu tư bên ngoài, khai thác thế mạnh của địa phương.
- Các chủ trương, chính sách, cơ chế của Nhà nước về phát triển KT-XH đảm bảo nhất qn, thơng thống, ổn định, cơng bằng, cơng khai, minh bạch, chính sách tài chính quốc gia trong từng thời kỳ…ảnh hưởng hết sức quan trọng đến phát triển KT-XH, là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quản lý thu, chi NSNN.
1.5.2. Nhân tố chủ quan
- Tổ chức bộ máy quản lý thu, chi NSNN: việc thiết lập bộ máy quản lý thu, chi NSNN cấp huyện vừa phải tuân thủ nguyên tắc tập trung, dân chủ trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước, vừa thực hiện nguyên tắc quản lý ngành kết hợp quản lý theo địa phương. Theo đó, việc tổ chức bộ máy quản lý gọn, hiệu quả là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách tại địa phương.
- Thái độ của đội ngũ CBCC quản lý NSNN: Đối với những người đã qua đào tạo, có trình độ tay nghề cao, có ý thức làm việc thì họ sẽ hồn thành cơng việc nhanh chóng hơn, khối lượng công việc lớn hơn do đó sẽ làm giảm số lao động quản lý dẫn đến việc thực hiện các mục tiêu chung sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Ngược lại, với những lao động khơng có ý thức làm việc, khơng tự giác sẽ dẫn đến số lượng lao động quản lý gia tăng, làm cho lãnh đạo trong tổ chức tăng lên, việc quản lý ngày càng khó khăn hơn.
- Hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát tài chính: Trong thực tiễn, khơng ít các tổ chức có các hành vi, việc làm gây tổn hại tài chính nhà nước, ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách. Vì vậy, hiệu lực của hệ thống thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài, từ trên xuống càng được tăng cường, càng được xem trọng thực chất hơn là hình thức thì ngân sách mới tránh khỏi nguy cơ bị sử dụng lãng phí đồng thời giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính.