Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý thu, chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 70 - 75)

2.3.2.1. Những hạn chế trong quản lý thu, chi NSNN

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thu, chi còn gặp phải một số hạn chế nhất định:

Về thu NSNN:

Chính sách thuế thường xuyên được sửa đổi, bổ sung đã gây khơng ít khó khăn cho cơ quan thuế cũng như người nộp thuế trong việc thực thi chính sách thuế.

Còn một bộ phận Người nộp thuế lợi dụng chính sách thơng thống của nhà nước về thành lập doanh nghiệp, cùng với lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp và chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tự in hóa đơn, mua bán hóa đơn…để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế, nhưng chưa có biện pháp chế tài đủ mạnh đối với những hành vi vi phạm.

Công tác tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế đã triển khai sâu rộng nhưng vẫn còn một bộ phận Người nộp thuế chưa nghiên cứu và chấp hành các qui định của pháp luật về thuế, cố tình kê khai sai, thiếu số thuế phải nộp hoặc chây ỳ, dây dưa nợ thuế.

Công tác Thanh tra, kiểm tra bước đầu phát huy hiệu quả, nhưng kỹ năng thanh tra, kiểm tra của cán bộ và việc theo dõi, đôn đốc nộp số thuế phát hiện sau thanh tra, kiểm tra vào ngân sách còn thể hiện một số hạn chế, thời gian kiểm tra tại doanh nghiệp phần lớn còn kéo dài, chưa đúng với quyết định.

Về chi NSNN:

Công tác quản lý chi ngân sách, trong chi đầu tư phát triển việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm, một số cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thấp; năng lực chủ đầu tư của các xã còn yếu, thiếu cán bộ chuyên môn nên việc quản lý chưa chặt chẽ, theo dõi và quyết toán chậm, lúng túng trong xử lý nghiệp vụ; một số chủ đầu tư thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tượng bỏ mặc, giao phó cho đơn vị tư vấn chuẩn bị và triển khai dự án. Trong chi thường xuyên ở một số đơn vị dự tốn cịn chưa chặt chẽ, thanh tốn chi trả một số khoản chi chưa đúng quy định. Căn cứ để quản lý chi là định mức, nhưng định mức chi tiêu ngân sách vẫn chưa phù hợp.

Cơng tác quản lý chu trình ngân sách, có một số đơn vị sự nghiệp, cấp xã xây dựng dự tốn cịn mang tính hình thức, làm cho ngân sách huyện khi phân bổ dự tốn gặp khó khăn dẫn đến việc đánh giá quản lý thu, chi chưa sát thực tế. Trong chi đầu tư phát triển, cơng tác lập kế hoạch cịn mang tính chủ quan, chưa bám sát vào định hướng quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, của ngành, kế hoạch còn dàn trãi, chưa tập trung; đấu thầu chưa thực sự công khai, thông tin về đấu thầu còn hạn chế; việc lựa chọn nhà thầu chủ yếu dựa trên tiêu chí giá dự thầu, giá thấp thì trúng thầu chứ chưa thực sự chú ý đến các tiêu chí kỹ thuật, năng lực nhà thầu. Trong chi thường xuyên, một số đơn vị chưa chủ động trong nhiệm vụ chi và chưa nghiên cứu kỹ các văn bản chế độ, chính sách nên cịn chi sai; cơng tác báo cáo cịn

chậm khơng đúng quy định về biểu mẫu, hạch toán; ảnh hưởng chung đến cơng tác quyết tốn ngân sách huyện.

Công tác thanh, kiểm tra còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, kết quả xử lý vi phạm chưa phát huy hiệu quả trong quản lý thu, chi cũng như chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, hướng xử lý như thế nào; công tác thi đua khen thưởng cịn mang hình thức, chạy theo thành tích gắn với nhiệm vụ chuyên môn chung của huyện, chưa phát động trong ngành chỉ ở ngành cấp trên phát động.

Đội ngũ quản lý ngân sách, tuy được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cả về chun mơn nghiệp vụ lẫn về chính trị, nhưng vẫn cịn hạn chế như việc xử lý cơng việc đơi lúc cịn chưa kịp thời; quản lý cơ sở còn lỏng lẻo, chưa đi sâu, đi sát cơ sở; việc tìm tịi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng nghiệp vụ chưa chủ động.

2.3.2.2. Những nguyên nhân hạn chế trong quản lý thu, chi NSNN

Trong công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện, ngoài những kết quả đạt được cần phát huy, bên cạnh đó, cần khắc phục những hạn chế; đồng thời phải tìm ra những nguyên nhân hạn chế trên, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới như vấn đề lạm phát, tranh

chấp biển đảo, ..ảnh hưởng đến giá cả thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh giảm, đời sống nhân dân bất ổn định tác động đến quá trình phát triển KT-XH của huyện và hoạt động tài chính.Vấn đề thu hút đầu tư gặp khó khăn, ảnh hưởng cơng tác giải phóng mặt bằng của một số dự án chưa dứt điểm, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án, làm chậm quá trình giao đất dẫn đến nguồn thu tiền sử dụng đất cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, là sự ủng hộ của một bộ phận nhân dân trong đón nhận các dự án đầu tư còn thấp.

Thứ hai, cùng với quá trình phát triển, hệ thống văn bản cũng thay đổi kịp

thời nhằm bổ sung hoàn thiện khiếm khuyết thị trường, bên cạnh đó, vấn đề triển khai sẽ gặp khó khăn nên cần phải có thời gian ngồi cơng tác triển khai cho cán bộ nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách, bên cạnh đó, cơng tác tuyên truyền cho cá

nhân và tổ chức nộp thuế được sâu rộng nhằm để họ hiểu và chấp hành theo quy định nên cũng ảnh hưởng đến nguồn thu.

Thứ ba, quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, quốc tế cũng du nhập các

văn hóa độc hại, tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng chung đến tình hình phát triển của huyện, đòi hỏi trong chi ngân sách cần chủ động nguồn để đảm bảo chi cho các hoạt động tuyên truyền, quan tâm đến giáo dục, y tế, công tác đảm bảo xã hội, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, thiên tai, dịch bệnh,… nên cũng ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách vượt dự toán hàng năm.

Thứ tư, Trong chi đầu tư phát triển, Chính sách, chế độ của nhà nước về xây

dựng cơ bản ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở các cấp, ngành ... Việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm, đối tượng tham gia vào đầu tư xây dựng cơ bản đa dạng về ngành nghề và hình thức cho nên rất khó kiểm sốt; sự giám sát, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế phối hợp và chế độ trách nhiệm để gắn kết với nhau, công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chưa quyết liệt dẫn đến công tác thanh, kiểm tra khi có sai phạm chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm chưa triệt để và còn kéo dài. Trong chi thường xuyên, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của một số cơ quan, đơn vị chưa được công khai và dân chủ; công tác kiểm tra quyết toán hàng năm, do hạn chế thời gian nên chỉ kiểm tra một số đơn vị nên có nhiều đơn vị chủ quan nên không cập nhật theo dõi kịp thời dẫn đến báo cáo quyết toán chậm theo quy định; chỉ tiêu, định mức chi cịn mang tính cứng nhắc, khơng phù hợp với thực tế nên không đáp ứng yêu cầu chi địa phương.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Do khâu lập dự tốn cịn chưa đi sâu, đi sát các đơn vị dự tốn;

việc giao kế hoạch cịn chưa căn cứ vào kế hoạch đơn vị; công tác thu và khai thác thu chưa khai thác triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tượng nợ đọng thuế, chốn thuế; một vài cơng chức cịn hạn chế về trình độ chun mơn nghiệp vụ trong công tác kiểm tra khai thác nguồn thu; cơng tác cưỡng chế cịn tâm lý ngại đụng chạm; ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân chưa cao nên

không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế; sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa huyện và xã còn chưa chặt chẽ dẫn đến xử lý công việc chậm trễ.

Thứ hai, trong quản lý chi ngân sách còn lỏng lẻo, khả năng kiểm soát chi

qua Kho bạc Nhà nước còn chưa cao dẫn đến một số khoản chi không đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao; trong quản lý chi đầu tư việc thực hiện các quy định của nhà nước cịn mang tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào đặc thù bộ máy hành chính cụ thể cơng tác đấu thầu, việc lựa chọn nhà thầu đa phần vẫn mang tính hình thức, đơn vị trúng thầu đã được ngầm chỉ định trước. Mối liên hệ với cộng đồng của các dự án cịn rất hạn chế. Thơng tin về dự án còn chưa đến với cộng đồng được hưởng lợi cũng như bị ảnh hưởng để nhận về và xử lý các phản hồi.

Thứ ba, một số đơn vị thủ trưởng thiếu quan tâm trong cơng tác tài chính,

nhân viên kế tốn hay thay đổi và kiêm nhiệm nhiều cơng việc. Bên cạnh đó, chưa phân cơng phù hợp với năng lực từng người dẫn đến không phát huy được khả năng cá nhân nên không tiết kiệm được biên chế, kinh phí để tạo thu nhập cho cá nhân; do đó, thu nhập thấp nên nhân viên trong đơn vị không làm việc hết khả năng; một số kế toán cịn chưa chủ động trong cơng việc, thiếu nghiên cứu văn bản trong chế độ chính sách và báo cáo tài chính dẫn đến chi sai và báo cáo chậm trễ.

Thứ tư, biên chế quản lý tài chính cịn thiếu và trình độ cịn hạn chế nên công

tác kiểm tra không kiểm tra hết các đơn vị thụ hưởng dẫn đến một số đơn vị có tính đối phó; các Ban chấp hành cơng đồn và Thanh tra nhân dân ở các đơn vị chưa phát huy được chức năng nhiệm vụ và ngại đụng chạm; một số đơn vị chưa thật sự quan tâm lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát nhằm phịng ngừa sai phạm tại đơn vị.

Thứ năm, cơng tác thi đua khen thưởng gắn với nhiệm vụ chuyên môn chung

của các đơn vị thụ hưởng ngân sách dẫn đến cơng tác thi đua quản lý tài chính thiếu quan tâm. Công tác xử lý kỷ luật trong vi phạm tài chính cịn thiếu kiên quyết, một số đơn vị chưa ý thức được sửa chữa, điều chỉnh các sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn đến 2025 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)