2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về ngân hàng:
2.1.1. Quá trình hình thành, lịch sử phát triển Ngân hàng Shinhan Việt
Nam:
Sơ lược về Ngân hàng Shinhan:
Ngân hàng Shinhan là ngân hàng hàng đầu hiện nay tại Hàn Quốc với tổng tài sản lên đến 198.6996 ngàn tỉ won, vốn cổ đông 10.76 ngàn tỉ won, 1038 chi nhánh tại Hàn Quốc và hơn 54 quốc gia khác trên thế giới.
Với tiềm lực tài chính tốt, niềm tin từ các cổ đông, môi trường làm việc thân thiện, Ngân hàng Shinhan đang khao khát trở thành ngân hàng số 1 khơng chỉ ở Hàn Quốc mà cịn tại khu vực Châu Á và trở thành 1 biểu tượng đầy tự hào trong lòng khách hàng và dân tộc
Sơ lược về Ngân hàng Shinhan Việt Nam:
Năm 1992, Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc
Năm 1993, Ngân hàng Shinhan Việt Nam ( tiền thân là Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina) mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh và trở thành 1 trong những người tiên phong trong việc đẩy mạnh mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Lúc mới bắt đầu thành lập, Ngân hàng Shinhan Việt Nam có tên gọi là Ngân hàng liên doanh First Vina. Các bên tham gia góp vốn vào ngân hàng gồm có: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Korea First Bank và công ty TNHH Daewoo Securities. Vốn điều lệ của Ngân hàng là 10 triệu đô la Mỹ. Trong đó, Vietcombank góp 50% vốn, Ngân hàng Korea First Bank góp 40% vốn và cơng ty TNHH Daewoo Securities góp 10% vốn cịn lại.
Tháng 8 năm 2000, Ngân hàng Chohung Bank tại Hàn Quốc đã mua lại số vốn góp của Ngân hàng Korea First Bank tại NHLD First Vina và đổi tên thành NHLD Chohung Vina. Vào tháng 11 năm 2001, Ngân hàng Chohung Bank tại Hàn Quốc đã mua lại 10% vốn góp cịn lại của cơng ty TNHH Daewoo Securities để nâng tỷ lệ sở hữu từ 40% lên 50% tại NHLD Chohung Vina.
Năm 2006, Ngân hàng Chohung Bank, Hàn Quốc đã sáp nhập vào Ngân hàng Shinhan, Hàn Quốc. Do đó, vào tháng 5 năm 2006, NHLD Chohung Vina chính thức đổi tên thành NHLD Shinhan Vina. Vốn điều lệ của NHLD Shinhan Vina lúc này là 75 triệu đô la Mỹ.
Ngày 28-11-2011, để chứng minh cam kết vững chắc tại thị trường Việt Nam, Ngân hàng Shinhan đã mua lại 50% vốn góp của Vietcombank trong NHLD Shinhan Vina để nâng tỷ lệ sở hữu từ 50% lên 100% và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Shinhan Việt Nam.
Ngân hàng Shinhan Việt Nam có trụ sở được đặt tại Tịa nhà Empress (số 138 - 142 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q.1, TP.Hồ Chí Minh) với vốn điều lệ lên đến 4,547.1 tỉ VND.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhan Việt Nam:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Ngân hàng Shinhan Việt Nam
Đơn vị: Tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Giá trị Giá trị Tăng trƣởng Giá trị Tăng trƣởng Tổng tài sản 22.920 29.677 29,48% 39.445 32,91% Vốn chủ sở hữu 6.775 7.412 9,4% 8.197 10,59% Lợi nhuận sau thuế 558 636 13,97% 784 23,27% ROA 2,43 2,14 -11,9 1,98 -7,47 ROE 8,23 8,58 4,25 9,56 11,42%
(Nguồn: báo cáo tài chính Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
Năm 2012 là năm đầu tiên đánh dấu Ngân hàng Shinhan trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Vì thế, khơng q khó hiểu khi có sự thay đổi lớn về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam giai đoạn 2012-2014. Cụ thể về tổng tài sản thì có sự gia tăng rất lớn qua từng năm. Năm 2014, tổng tài sản là 39.445 tỷ đồng, tăng 32,91% so với tổng tài sản năm 2013. Đây là một mức tăng tổng tài sản rất lớn. Trước đó, năm 2013, tổng tài sản cũng tăng vượt bậc, tăng lên đến 29,48% so với năm 2012. Như vậy, sau 2 năm tổng tài sản của SHBVN đã tăng lên gần 1,7 lần.
Cũng trong xu hướng đó thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng tăng lên nhưng tỷ lệ tăng thì khơng cao như tỷ lệ tăng của tổng tài sản. Cụ thể, vốn chủ sở hữu năm 2013 là 7.412 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2012. Còn vốn chủ sở hữu năm 2014 là 8.197 tỷ đồng, tăng 10,59% so với năm 2013.
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận SHBVN qua các năm
Căn cứ vào bảng số liệu và căn cứ vào biểu đồ 2.1, ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế năm 2014 (784 tỷ đồng) có sự tăng lên vượt bậc so với năm 2013(636 tỷ đồng), cụ thể là tăng 23,27% so với năm 2013. Tương tự như vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2013 cũng có sự gia tăng so với lợi nhuận năm 2012.
Chỉ tiêu ROA cho biết một đồng tài sản Có, tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận rịng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản Có trong Ngân hàng. Ngân hàng nào có ROA cao, chứng tỏ ngân hàng đó có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả.
Cịn ROE cho thấy hiệu quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khả năng sinh lời trên một đồng vốn của Ngân hàng càng lớn, chứng tỏ hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn trong ngân hàng càng cao.
Như vậy, nhìn vào các chỉ tiêu ROA và ROE trong bảng số liệu, chúng ta có thể thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là tốt.
Tóm lại, căn cứ vào bảng số liệu trên thì chúng ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của SHBVN là rất tốt, rất khả quan và có sự tăng dần đều qua các năm.
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam: 2.2.1 Hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam:
Tình hình cho vay và huy động vốn:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam
Đơn vị: Tỷ VND,%
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Cho vay 12.101 15.815 19.567 Tiền gởi huy
động
12.337 18.232 27.497 Cho vay / Tiền
gởi huy động
98% 86,7% 71,16%
(Nguồn: báo cáo tài chính Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy doanh số cho vay và doanh số tiền gởi huy động tại SHBVN rất tốt, tăng đều qua từng năm. Cụ thể doanh số cho vay năm 2012 là 12.101 tỷ đồng, đến năm 2013 thì doanh số này tăng lên 15.815 tỷ đồng và tăng vượt bậc vào năm 2014 với mức doanh số là 19.567 tỷ đồng. Qua đó, có thể thấy tình hình tăng trưởng tín dụng của SHBVN qua từng năm rất ổn định, tăng trưởng gần 25% so với các năm trước.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay so với tiền gởi huy động
Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy doanh số cho vay và doanh số tiền gởi huy động tại SHBVN rất tốt, tăng đều qua từng năm. Cụ thể doanh số cho vay năm 2012 là 12.101 tỷ đồng, đến năm 2013 thì doanh số này tăng lên 15.815 tỷ đồng và tăng vượt bậc vào năm 2014 với mức doanh số là 19.567 tỷ đồng. Qua đó, có thể thấy tình hình tăng trưởng tín dụng của SHBVN qua từng năm rất ổn định, tăng trưởng gần 25% so với các năm trước.
Cũng như doanh số cho vay thì tiền gởi huy động cũng tăng đều qua các năm. Có một điều đặc biệt về hoạt động huy động vốn của SHBVN chủ yếu đến từ các công ty, tập đoàn Hàn Quốc như: Samsung, Kumho, Posco… Tỷ lệ các cá nhân người Việt Nam hoặc cá nhân người Hàn Quốc gởi tiền vào ngân hàng SHBVN rất là thấp. Một điều đặc biệt nữa là lãi suất huy động tại SHBVN lúc nào cũng thấp hơn so với các ngân hàng khác, kể cả các ngân hàng nước ngoài.
Doanh số cho vay và huy động vốn tăng dần đều qua từng năm là tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay / huy động vốn các năm 2012 và 2013 là chưa phù hợp, đặc biệt là tỷ lệ cho vay / huy động vốn năm 2012 lên đến 98%, tỷ lệ này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ
tín dụng năm 2012 và năm 2013 là quá mức quy định (>80%) và khi các khoản vay gặp rủi ro thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính của SHBVN.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng:
Bảng 2.3: Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng của SHBVN
Đvt.: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dư nợ tín dụng 12.101 15.815 19.567 Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 1.345 1.458 2.128 Thu nhập lãi 1.107 1.169 1.362 Thu nhập lãi / Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 82,3 80,17 64 Tỷ lệ thu nhập lãi / dư nợ tín dụng 9,14 7,39 6,96
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Shinhan Việt Nam)
Hiện nay, hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập khoảng trên dưới 70% trong tổng thu nhập của SHBVN. Mặc dù lãi suất tín dụng có xu hướng giảm qua từng năm nhưng thu nhập lãi từ SHBVN vẫn tăng dần qua các năm. Điều này là hợp lý vì dư nợ tín dụng tại SHBVN vẫn tăng mạnh qua từng năm.
64 36
Thu nhập lãi so với tổng thu nhập hoạt động kinh doanh
Thu nhập lãi Thu nhập khác
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thu nhập từ lãi so với thu nhập hoạt động kinh doanh của SHBVN năm 2014
Rủi ro tín dụng của ngân hàng:
Bảng 2.4: cơ cấu nhóm nợ của SHBVN theo nhóm nợ
Đvt.: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Dư nợ 12.101 100 15.815 100 19.567 100 Nợ đủ tiêu chuẩn 11.465 94,75 14.527 91,86 17.074 87,26 Nợ cần chú ý 329 2,71 896 5,67 1.939 9,9 Nợ dưới tiêu chuẩn 51 0,42 49 0,31 113 0,58 Nợ nghi ngờ 40 0,33 44 0,28 35 0,18 Nợ có khả năng mất vốn 216 1,79 299 1,88 406 2,08 Nợ xấu 307 2,54 392 2,7 554 2,83
Qua bảng trên, ta có thể thấy dư nợ có khả năng mất vốn tăng qua từng năm, đặc biệt là năm 2014 thì nợ có khả năng mất vốn lên đến 406 tỷ đồng. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động cũng như lợi nhuận của ngân hàng.
Nợ đủ tiêu chuẩn tại SHBVN hiện nay chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ. Điều này thể hiện tình hoạt hoạt động tín dụng và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của SHBVN là rất tốt. Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn cao cũng đồng nghĩa là lợi nhuận sẽ cao đồng thời cũng sẽ làm giảm được tỷ trọng nợ có vấn đề. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn trong tổng dư nợ đang có xu hướng giảm nhẹ qua từng năm, năm 2012 tỷ lệ này chiếm tới 94,75% nhưng sang năm 2013 thì giảm cịn 91,86 và sang đến năm 2014 thì giảm chỉ cịn 87,26%.
2.54 2.7 2.83 2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu
Biểu đồ 2.4 : Tỷ lệ nợ xấu của SHBVN qua các năm
Nhìn chung, tỷ trọng nợ xấu của SHBVN có tăng qua từng năm nhưng vẫn nằm trong mức qui định của NHNN. Hầu hết các khoản nợ xấu hiện giờ tại SHBVN đều bắt nguồn từ các hoạt động cho vay trong các lĩnh vực như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xây dựng (chủ yếu là các công ty xây dựng của Hàn Quốc) và cho vay tín chấp. Là một ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam muộn, chính vì thế trong thời gian đầu với mục đích quảng bá cho người dân Việt Nam biết đến SHBVN nhiều hơn nên SHBVN lúc này đã đẩy mạnh phong trào cho vay tín chấp đối với cá nhân dựa trên bảng lương và thu nhập của khách hàng. Hệ lụy của việc làm này là kéo theo rất nhiều khoản nợ xấu tín chấp (mặc dù giá trị ít) nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình hoạt động hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm mất rất nhiều thời gian và công sức để thu hồi nợ.