Nhóm chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 75 - 77)

Rủi ro đối với nguồn trả nợ Hệ số rủi ro

Nguồn trả nợ là thu nhập lương 100% Nguồn trả nợ là thu nhập kinh doanh 95% Nguồn trả nợ là từ thu nhập lương và từ thu nhập

kinh doanh

99%

Một phần là nguồn khác 90%

Bảng 2.12: Bảng tham chiếu hệ số rủi ro đối với nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân tại SHBVN

Tổng hợp điểm và xếp loại rủi ro:

Điểm xếp hạng khách hàng = Tổng điểm x hệ số rủi ro theo nhóm sản phẩm vay x hệ số rủi ro theo nguồn trả nợ.

Sau khi đã có điểm xếp hạng khách hàng, ta tiến hành đối chiếu với mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ của SHBVN như đã nêu trong xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp rồi từ đó sẽ quyết định có cho cá nhân đó vay hay khơng? Và nếu vay thì có thể vay được tối đa bao nhiêu?

2.2.2.5 Kiểm sốt, giám sát rủi ro tín dụng:

Trong hoạt động tín dụng thì việc kiểm tra, giám sát khoản vay được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục để có thể phát hiện những rủi ro để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Khi đó, khoản vay sẽ được quản lý một cách chủ động.

Một điều đặc biệt lưu ý đối với cán bộ tín dụng là khi kiểm tra, giám sát khoản vay, các cán bộ tín dụng cần phải thực hiện xuyên suốt từ trước khi cho vay, trong khi cho vay cho đến khi sau khi cho vay. Vì thế cán bộ tín dụng cần phải xây dựng phương

án, kế hoạch để quản lý, giám sát khoản tiền vay, đảm bảo thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi.

 Thực hiện giám sát trước khi cho vay:

Cán bộ tín dụng cần phải thu thập đầy đủ các thông tin về yếu tố định lượng và định tính của khách hàng. Đặc biệt cán bộ tín dụng cần thẩm định, đánh giá khách hàng dựa trên mơ hình định tính 6C đồng thời phân tích các yếu tố định lượng của khách hàng như báo cáo tài chính, năng lực tài chính và dự báo khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai. Trường hợp cho vay có tài sản đảm bảo thì cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra với phịng tài ngun mơi trường xem thử tài sản đó có thế chấp hay có bị tranh chấp hay khơng?

Cán bộ tín dụng cũng cần phải kiểm tra các điều kiện vay, hình thức vay có phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng Shinhan hay khơng?

 Thực hiện giám sát trong khi cho vay:

Đối với cho vay ngắn hạn: cán bộ tín dụng cần kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng để từ đó sẽ giải ngân khoản vay dựa vào những hóa đơn chứng từ liên quan đến việc thanh tốn, chi trả. Ví dụ như mục đích vay vốn của một cá nhân là vay sửa chữa nhà số tiền là 800 triệu VND thì đến ngày giải ngân họ bắt buộc phải có hóa đơn thanh tốn mua nguyên vật liệu hoặc hợp đồng sửa chữa nhà trị giá bằng 800 triệu hoặc lớn hơn

Đối với cho vay dài hạn: như vay đầu tư, thực hiện dự án chẳng hạn thì cán bộ tín dụng cần kiểm tra các yếu tố như: hợp đồng kinh tế gồm có những ai, tỷ lệ góp vốn vào dự án của mỗi bên, điều kiện thanh toán trong hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng...

 Thực hiện giám sát sau khi cho vay:

Ngân hàng Shinhan Việt Nam đặc biệt xem trọng vấn đề kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra liên tục, xem thử khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng? Hoặc dự báo khả năng tài chính của khách hàng có đủ trả gốc và lãi trong những tháng sau hay khơng? Nếu khách hàng có dấu

hiệu khơng trả được nợ thì lúc này cán bộ tín dụng nhờ việc kiểm tra giám sát thường xuyên sẽ báo cáo lên cấp trên và đưa ra những hướng xử lý kịp thời.

Có thể nói theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng. Thơng qua việc theo dõi nợ thường xun, cán bộ tín dụng sẽ có cơ sở để xếp hạng tín dụng khách hàng định kỳ.

 Hình thức giám sát khoản vay:

Hình thức Lý do giám sát

Giám sát hệ thống Giám sát sơ bộ bởi hệ thống thông qua những khoản mục của hệ thống cảnh báo sớm và cung cấp bậc hệ thống khách

hàng vay

Giám sát thường xuyên Giám sát công ty được thực hiện theo chu kỳ kiểm tra thường xuyên dựa theo xếp hạng tín dụng hoặc loại giám

sát của khách hàng vay

Giám sát theo yêu cầu Ngược lại với giám sát thường xuyên, giám sát theo yêu cầu chỉ được thực hiện khi thấy cần thiết theo yêu cầu của giám

đốc quản lý khoản vay

Yêu cầu xử lý Khi nhận được yêu cầu xử lý hoặc kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ đối với một khách hàng yêu cầu xử lý

 Chu kỳ giám sát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)