Giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 91 - 93)

3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

3.2.3 Giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng:

Trước khi cấp khoản vay cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu kỹ càng mục đích vay vốn của khách hàng có hợp lý khơng? Có phù hợp với luật pháp của Việt Nam hay chính sách tín dụng của SHBVN hay khơng? Đồng thời yêu cầu khách hàng phải cung cấp đầy đủ giấy tờ, chứng từ hợp lệ để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay như khách hàng đã trình bày.

Trong quá trình cho vay và sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng cũng cần phải kiểm tra thường xuyên khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng? Nếu

khơng đúng có thể ngừng phát vay hoặc thu hồi nợ ngay mà không cần phải chờ đến hạn.

Ngân hàng cũng cần phải xây dựng một quy trình kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Trong quy trình đó thì cán bộ tín dụng phải thực hiện những bước nào để có thể kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng và quy trình cần thiết phải đề ra thời gian biểu kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay cho cán bộ tín dụng.

Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cũng phải ln theo dõi tình hình của tài sản bảo đảm như thế nào, có bị hao hụt giá trị khơng, có bị tranh chấp, bị sang nhượng không… Các cán bộ tín dụng cần thiết phải xây dựng một thời khóa biểu để đi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay cũng như kiểm tra tình trạng của tài sản thế chấp. Có thể kiểm tra một tháng / một lần hoặc 2 tháng/ một lần đối với các khách hàng ở xa.

Để thực hiện việc theo dõi, giám sát ta có thể tiến hành nhƣ sau:

Trước hết là phải thu thập thông tin: những tài liệu chứng minh quá trình sử dụng vốn của khách hàng từ phía người vay và từ những đối tác làm ăn của khách hàng, và từ những khách hàng quen biết. Để thu thập được những thơng tin này, trước hết các cán bộ tín dụng cần phải tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Do đó, địi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên liên lạc, hỏi thăm khách hàng và đặc biệt cán bộ tín dụng phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt.

Sau mỗi lần kiểm tra, cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tích và báo cáo với trưởng phòng dịch vụ khách hàng và phịng quản lý tín dụng những nhận xét về tình hình, khả năng và mức độ rủi ro của từng hồ sơ vay. Đặc biệt là những món nợ lớn, những khoản vay bị quá hạn để các bên cùng phối hợp giải quyết.

Nếu trong quá trình kiểm tra, cán bộ tín dụng phát hiện những điều bất thường xảy ra như khách hàng khơng cung cấp báo cáo tài chính hay các tài liệu khơng đúng như trong hợp đồng đã cam kết; không trả vốn và lãi vay, hoặc trả không đúng như trong hợp đồng tín dụng; làm hư hỏng, thay đổi tài sản thế chấp; tình hình tài chính khơng ổn định… Khi đó cán bộ tín dụng có trách nhiệm lập tờ trình với Ban Giám

Đốc, các Trưởng phòng phụ trách để xem xét và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp như: ngừng giải ngân, thu hồi vốn vay, gia hạn nợ, yêu cầu khách hàng cam kết trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm hoặc biện pháp cuối cùng là khởi kiện nếu các biện pháp khác khơng có hiệu lực với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)