Giám sát khách hàng công ty Yêu cầu xử lý Kiểm tra công ty cảnh báo sớm Kiểm tra nội dung cảnh báo
Kiểm tra công ty Ý kiến Giám đốc chi nhánh Y Y Y Z Y Chuyên viên tín dụng Y X Y Z Y Chuyên viên kiểm soát tín dụng X X Y X X
Y: Bắt buộc phải cung cấp Z: Tùy, cung cấp khi cần
X: Không bắt buộc
2.2.2.6 Xử lý, tài trợ rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là điều mà không ngân hàng nào mong muốn. SHBVN cũng vậy. Nhưng xảy ra rủi ro tín dụng là việc khơng thể nào tránh khỏi. Do đó, một khi rủi ro tín dụng xảy ra thì nhân viên tín dụng phải tìm cách xử lý rủi ro tín dụng đó sao cho thiệt
hại mà nó gây ra ở mức thấp nhất.
SHBVN xử lý nợ xấu bằng các biện pháp sau:
Một là: Cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng: Giải pháp này được
áp dụng đối với các khoản nợ xấu của khách hàng được được SHBVN đánh giá là khách hàng đang trong thời điểm gặp nhiều khó khăn, khó có khả năng trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký nhưng có khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai để thanh toán nợ.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm giảm bớt áp lực trả nợ gốc, lãi cho khách hàng trong điều kiện khách hàng gặp khó khăn về tài chính, giúp khách hàng tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, tạo điều kiện cho khách hàng vượt qua khó khăn để tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng, đồng thời giảm áp lực nợ xấu của SHBVN ở cả hiện tại và tương lai. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ bao gồm 2 loại:
Điều chỉnh kỳ hạn nợ: là việc ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi vay trong thời hạn phạm vi cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.
Gia hạn nợ: SHBVN sẽ cho khách hàng kéo dài thêm một khoản thời gian để trả
nợ gốc và lãi, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa các bên.
Hai là xử lý tài sản đảm bảo:
Nếu nhân viên tín dụng dự đốn khả năng khách hàng hồn tồn khơng trả được nợ hoặc khách hàng cố ý không trả nợ, trốn nợ thì khi đó ngân hàng sẽ u cầu khách hàng thỏa thuận bán tài sản thế chấp tại trung tâm bán đấu giá. Sau khi bán đấu giá, sự khác biệt của số tiền thu được là:
- Trả lại cho khách hàng vay nếu số tiền thu được lớn hơn tổng dư nợ cho vay và lãi và các chi phí liên quan
- Ghi nợ cho khách hàng vay nếu số tiền thu được nhỏ hơn so với tổng dư nợ cho vay và lãi và các chi phí liên quan.
Ba là giảm miễn một phần nợ lãi vay phải trả cho khách hàng:
Biện pháp này được áp dụng nhằm làm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống để khuyến khích khách hàng trả nợ cho ngân hàng.
Bốn là bán các khoản nợ:
Đây là một biện pháp mà SHBVN rất ít khi sử dụng và hầu như là chưa sử dụng. Biện pháp này sẽ giúp cho SHBVN tận thu hồi tối đa nợ xấu, khắc phục và xử lý nợ tồn động, làm trong sạch, lành mạnh bảng cân đối kế toán, đảm bảo hoạt động của ngân hàng hiệu quả và phát triển bền vững.
Năm là sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý:
Trong trường hợp người vay đã bỏ trốn hoặc người vay không hợp tác với ngân hàng thì khi đó ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp cứng rắn nhất là kiện ra tòa và kê biên tài sản và thi hành án.
Sáu là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ khơng có khả năng thu hồi:
Trường hợp sau khi bán đấu giá tài sản mà số tiền thu được nhỏ hơn số tiền vay thì khi đó để bù vào phần chênh lệch, ngân hàng bắt buộc phải sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng để tài trợ cho rủi ro tín dụng
Qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam: