2.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế:
- Áp dụng một cách cứng nhắc mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vào Việt Nam. Ngân hàng Shinhan là ngân hàng hàng đầu của Hàn Quốc. Vì thế, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được nghiên cứu và thiết lập kỹ càng để xếp hạng tín dụng nội bộ các khách hàng Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều kiện sống, cũng như thu nhập của người dân Hàn Quốc là cao hơn nhiều so với điều kiện sống và thu nhập của người dân Việt Nam. Vì thế, lấy tiêu chuẩn của người Hàn Quốc để áp đặt, đánh giá xếp hạng tín dụng người dân Việt Nam là chưa phù hợp và hợp lý. Ví dụ như một trường hợp tác giả đã từng gặp phải là cho vay thế chấp nhà của một khách hàng, nguồn thu nhập chính của khách hàng này là nguồn thu nhập đến từ tiệm internet. Tiệm internet của khách hàng này có khoảng hơn 20 máy, tất cả máy tính đều rất mới, thu nhập cũng ổn định. Nếu ở Việt Nam thì tiệm internet này có đủ thu nhập để trang trải khoản vay và có thể vay được. Tuy nhiên, trong hệ thống xếp hạng tín dụng của SHBVN thì nguồn thu nhập từ internet này khơng đạt u cầu. Vì theo chuẩn của Hàn Quốc thì một tiệm internet bình thường phải có ít nhất từ 50-100 máy tính. Vì thế, khoản vay trên khi nhập vào hệ thống thì khơng đạt yêu cầu.
- Khi các nhân viên thẩm định của công ty thẩm định giá tới đi tới tài sản thế chấp để thẩm định giá thì nhân viên tín dụng khơng có mặt khơng đi theo. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng các khách hàng vì muốn vay được hạn mức vay cao hơn sẽ cho tiền
các cán bộ thẩm định để họ nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên. Chính vì thế mà có hiện tượng nhiều tài sản thế chấp của các khoản vay có vấn đề khi đến hạn phát mãi thì giá trị thu được nhỏ hơn rất là nhiều so với giá trị của các khoản vay.
- Công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay rất sơ sài. Do áp lực chỉ tiêu đè nặng cũng như áp lực về thời gian và cơng việc nên nhiều cán bộ tín dụng khơng có đủ thời gian để kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay cũng như kiểm tra tình trạng của các tài sản thế chấp sau khi giải ngân. Cịn trong trường hợp có đủ thời gian thì các cán bộ tín dụng cũng chịu sức ép từ chỉ tiêu, sức ép từ các chuyên viên quan hệ khách hàng cũng như sức ép từ cấp trên để bỏ qua cơng tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.
- Nghiệp vụ tín dụng cịn nhiều hạn chế. Do nhiều nguyên nhân: nguyên nhân đầu tiên có lẽ là do ngân hàng Shinhan rất chú trọng ưu tiên vị trí tín dụng cũng như chuyên viên quan hệ khách hàng cho các bạn trẻ, năng động, nhiệt huyết. Vì thế, hầu hết các cán bộ tín dụng tại SHBVN tuổi đời còn rất trẻ, do vậy kinh nghiệm trong cơng tác thẩm định rủi ro tín dụng cũng không nhiều. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ chính sách luân chuyển vị trí cơng việc của ngân hàng (chính sách Rotation). Tại SHBVN, cứ chu kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần thì sẽ có sự điều chuyển nhân sự giữa các chi nhánh và giữa các phòng ban làm việc với nhau. Nhân viên tín dụng có thể được điều chuyển qua làm giao dịch viên, ngân quỹ và ngược lại các vị trí khác cũng có khả năng bị điều chuyển qua làm nhân viên tín dụng. Việc luân chuyển này rất tốt cho nhân viên vì sẽ biết được thêm các cơng việc khác của ngân hàng tuy nhiên nó cũng có hại là làm cho nghiệp vụ tại một bộ phận không vững vàng cũng như kinh nghiệm tại một bộ phận rất là ít.
- SHBVN chưa xây dựng một bảng câu hỏi cụ thể cần hỏi khi gặp và thẩm định khách hàng. Vì thế, các cán bộ tín dụng khi thẩm định thơng tin khách hàng thường thì sẽ hỏi các câu hỏi bộc phát do các cán bộ tín dụng tự nghĩ ra. Mà các câu hỏi này chỉ là bộc phát, khơng được hệ thống hóa lại. Chính vì thế khó tránh khỏi việc thu thập thiếu thơng tin của khách hàng.
Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng cũng như cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại SHBVN thời gian vừa qua. Tác giả cũng đã tập trung phân tích mơ hình quản trị rủi ro tín dụng và phân tích nội dung quản trị rủi ro tín dụng gồm có 4 bước là: nhận biết, đo lường, kiểm sốt và tài trợ, xử lý rủi ro tín dụng.
Tác giả cũng chỉ ra được những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của SHBVN trong thời gian qua như hạn chế về mơ hình xếp hạng tín dụng khách hàng của SHBVN, hạn chế về công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của các cán bộ tín dụng…
Những hạn chế này bắt nguồn từ nguyên nhân như: áp dụng cứng nhắc mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại Hàn Quốc vào Việt Nam, chưa chú trọng đến cơng tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, chưa chú trọng đến công tác thẩm định tài sản đảm bảo.
Từ những hạn chế và nguyên nhân được phân tích trên sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các định hướng, giải pháp, kiến nghị đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng ở chương 3.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Shinhan Việt Nam