Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại SHBVN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 54 - 82)

2.2.2.1 Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tại SHBVN:

Hình 2.1: Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tại SHBVN

Trong những năm gần đây, mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của SHBVN khơng ngừng đổi mới theo yêu cầu hoạt động bền vững, an toàn và hội nhập với khu vực cũng như với thế giới. Trách nhiệm giữa hội sở chính hay trung tâm điều hành với các chi nhánh và đơn vị trực thuộc được phân định rõ ràng:

- Các ban tín dụng: có chức năng nhiệm vụ chính là: tham mưu cho hội đồng quản trị Ngân hàng Shinhan về các vấn đề về xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dụng, phê duyệt quy chế, quy định, quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng, tổ chức các cấp phê duyệt tín dụng, và phê duyệt các khoản vay lớn, các khoản cấp tín dụng rủi ro cao và các khoản cấp tín dụng theo ủy quyền của Hội đồng quản trị.

- Ban kiểm tra, kiểm sốt nội bộ: thực hiện cơng tác kiểm soát nội bộ, kiểm tra,

TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH CÁC BAN TÍN DỤNG BAN KIỂM TRA KIỂM SỐT NỘI BỘ TT PHỊNG NGỪA & XLRR CÁC CHI NHÁNH CẤP 1

giám sát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Shinhan Việt Nam theo quy chế của ngành và theo luật định. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm quy chế hoạt động đảm bảo an tồn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

- Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro: Trung tâm có nhiệm vụ tham mưu cho

hội đồng quản trị Ngân hàng Shinhan trong việc ban hành các chiến lược, quy trình chính sách liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Trung tâm phịng ngừa và xử lý rủi ro cũng có nhiệm vụ phân tích và đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của Ngân hàng Shinhan trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phịng ngừa, phân tích quyết định mức độ rủi ro chung của ngân hàng, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro cho các mảng nghiệp vụ cũng như tổng thể hoạt động của ngân hàng, đồng thời giám sát việc thực thi chính sách trong ngân hàng.

2.2.2.2 Chính sách tín dụng:

Đối tƣợng khách hàng vay vốn:

Trên nguyên tắc, khoản vay chỉ được cấp cho cá nhân hoặc cơng ty có tình hình tài chính, xếp hạng tín dụng tốt, hoạt động kinh doanh có lời và đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng

Khách hàng vay phải có đủ các khả năng sau:

 Đối với khách hàng là cá nhân, pháp nhân Việt Nam:

 Pháp nhân phải có năng lực pháp lý:

Đối với khách hàng là cơng ty thì cơng ty phải được thành lập cách đó 3 năm và phải cung cấp báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất. Thông thường các công ty và doanh nghiệp Việt Nam đa số khi khai thuế đều có báo cáo lỗ. Do đó, trong q trình làm hồ sơ vay vốn, các công ty phải cung cấp thêm báo cáo nội bộ để ngân hàng xác định doanh thu thực của công ty

 Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng

lực hành vi dân sự:

Đối với cá nhân khi làm hồ sơ vay vốn thì cần phải có sổ sách ghi chép hoạt động kinh doanh trong 6 tháng gần nhất nếu người đó bn bán kinh doanh hoặc sao kê lương qua tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất

 Đối với khách hàng vay là cá nhân và pháp nhân nƣớc ngoài:

 Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo

quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân, nếu pháp luật nước ngồi đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được Điều ước quốc tế mà nước Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định

 Đối với các khoản vay mà người vay là các cơng ty Hàn Quốc nói riêng và các cơng ty nước ngồi khác nói chung thì báo cáo tài chính 3 năm gần nhất của các cơng ty này bắt buộc phải được kiểm tốn bởi một đơn vị kiểm toán danh tiếng tại Việt Nam.

 Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Shinhan thuộc đủ mọi ngành nghề, mọi tầng

lớp của xã hội. Tuy nhiên có một số ngành mà Ngân hàng Shinhan rất hạn chế cho vay hoặc có thể là tuyệt đối khơng cho vay như: cá nhân hoạt động trong ngành buôn bán chứng khốn, hiệu vàng, cầm đồ, bn bán bất động sản. Ngoài ra, ngân hàng Shinhan hiện nay cũng rất ngại cho một số ngành vay như: xây dựng, thủy sản… Do đó, nếu nhìn vào bảng tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành tại SHBVN, ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay trong các ngành xây dựng, thủy sản ngày càng giảm.

Bảng 2.5 : Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng tại SHBVN Đvt.: Tỷ đồng Đvt.: Tỷ đồng Dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)

Việt Nam Cá nhân 2.393 19,78 4.499 28,45 7.309 37,35 Doanh nghiệp 5.530 45,7 6.529 41,28 7.249 37,05 Hàn Quốc Cá nhân 0 0 0 0 0 0 Doanh nghiệp 4.178 34,52 4.787 30,27 5.009 25,6 Tổng cộng 12.101 15.815 19.567

(Nguồn: Báo cáo nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Căn cứ vào số liệu trên, ta có thể thấy được sự chuyển dịch dư nợ tín dụng rõ rệt về đối tượng khách hàng. Tỷ trọng dư nợ của các khách hàng Hàn Quốc trên dư nợ tổng ngày càng giảm. Điều này cho thấy có chuyển dịch về đối tượng cho vay. Trong khi đó thì tỷ trọng dư nợ của các khách hàng Việt Nam, đặc biệt là các cá nhân Việt Nam ngày càng tăng lên rõ rệt. Cụ thể, năm 2012, dư nợ tín dụng trên các cá nhân Việt Nam chỉ có 2.393 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng chỉ có 19,78% trên dư nợ cho vay thì sang năm 2013 đã có bước đột phá rõ rệt khi doanh số dư nợ tăng lên 4.499 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,45% trên dư nợ tín dụng tổng. Và sang đến năm 2014, với chính sách đẩy mạnh cho vay hướng vào các khách hàng nhỏ lẻ Việt Nam thì dư nợ tín dụng của đối tượng khách hàng này cũng tăng lên vượt bậc. Cụ thể, dư nợ tín dụng của cá nhân Việt Nam đạt 7.309 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,35% trên dư nợ tổng.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại SHBVN

Thời hạn cho vay:

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: Tỷ VND Dƣ nợ theo thời hạn cho vay 2012 2013 2014 Nợ ngắn hạn 8.582 6.475 7.263 Nợ trung, dài hạn 3.519 9.340 12.304 Tổng cộng 12.101 15.815 19.567

(Nguồn: báo cáo nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Theo như kế hoạch đã hoạch định từ trước thì từ năm 2011, Ngân hàng Shinhan chú trọng mở rộng ra thị trường Việt Nam. Đặc biệt là phân khúc khách hàng cá nhân Việt Nam. Thời hạn vay cho phân khúc này thường là dài hạn. Ngoài ra, cùng với việc cho ra đời sản phẩm vay mua xe thì dư nợ cho vay trung hạn cũng tăng lên đáng kể. Chính vì thế, chúng ta có thể thấy dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng qua từng năm.

8582 6475 7263 3519 9340 12304 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2012 2013 2014 Nợ ngắn hạn Nợ trung, dài hạn

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ tại SHBVN theo thời hạn cho vay

Căn cứ vào bảng số liệu cùng biểu đồ trên, ta có thể thấy được dư nợ trung và dài hạn tăng lên rất nhiều:Từ 3.519 tỷ đồng trong năm 2012 tăng lên 9.340 tỷ đồng năm 2013 và đến năm 2014 thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn đã tăng vượt bậc lên con số 12.304 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì mục tiêu chủ yếu của SHBVN trong tương lai là phát triển các mảng cho vay trung hạn và dài hạn như cho vay mua xe, cho vay mua nhà chung cư…

Sản phẩm cho vay:

Sự khác biệt trong sản phẩm cho vay của ngân hàng Shinhan cũng là một phần trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

 Đối với khoản vay tín chấp:

Cũng như nhiều ngân hàng nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam như Stander Charter, HSBC... thì ngân hàng Shinhan trong những ngày đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng ưu tiên mở rộng hình thức cho vay tín chấp dành cho cá nhân Việt Nam. Đặc biệt là cho vay tín chấp đối với các đối tượng như giáo viên, giảng viên, công nhân viên nhà nước...

Tuy nhiên, các năm sau đó, ban giám đốc của Ngân hàng Shinhan nhận thấy rủi ro quá cao và khó thu hồi vốn khi cho vay tín chấp nên ngân hàng đã hạn chế đối với loại hình cho vay này. Do đó, tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp giảm liên tục trong các năm sau đó

Ngân hàng Shinhan Việt Nam hiện đang hạn chế các khoản vay tín chấp. Chính vì thế, yêu cầu để xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Shinhan cũng cực kỳ cao, yêu cầu mức lương tối thiểu phải trên 8 triệu và cấp vay hạn mức chỉ tối đa 8 lần lương của người vay. Trong khi đó, nếu vay tín chấp tại các ngân hàng nội địa thì yêu cầu mức lương tối thiểu chỉ từ 5 triệu-6 triệu và hạn mức xét duyệt cho vay là tối đa 10 lần lương. Qua đó, ta thấy yêu cầu xét duyệt cho vay của Ngân hàng Shinhan cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác. Điều này mặc dù sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhưng bù lại cũng sàng lọc và phân loại khách hàng. Có thể thấy chiến lược của Ngân hàng lúc này là tiếp cận các khách hàng có mức thu nhập cao.

Ngồi ra, trong hình thức vay tín chấp, để giảm thiểu rủi ro nên thường ngân hàng sẽ yêu cầu cả 2 vợ chồng khách hàng đều ký tên vào hợp đồng tín dụng nếu khách hàng đó đã kết hơn(thường thì các ngân hàng nội địa thì người nào vay thì người đó ký)

 Đối với khoản vay mua ô tô:

Đối với các khoản vay mua ơ tơ thì hạn mức cấp tín dụng tại ngân hàng Shinhan chỉ khoản 70% giá trị xe(giá trị xe này không bao gồm thuế VAT). Hạn mức này thấp hơn hẳn so với các ngân hàng khác (70%-80% giá trị xe bao gồm cả thuế VAT).

Sở dĩ như vậy vì tại ngân hàng Shinhan, các khoản vay mua ơ tô chỉ được xem là các khoản vay tín chấp, và chiếc xe được dùng làm tài sản thế chấp sẽ bị khấu hao rất nhanh. Vì thế ngân hàng mới hạn chế hạn mức cấp tín dụng khi cho vay mua ơ tơ.

 Đối với khoản vay mua nhà / thế chấp nhà: Bảng 2.7: Tỉ lệ tính giá trị bất động sản thế chấp tại SHBVN Loại Tài sản đảm bảo chính thức Tỉ lệ tính giá trị tài sản đảm bảo Ghi chú Tỉ lệ tính giá trị tài sản đảm bảo tại các ngân hàng khác Bất động sản tại Việt Nam Nhà ở đã hồn cơng 70% của giá thẩm định Tại TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội 70% của giá thẩm định Nhà ở chưa hồn cơng hoặc đất trống 50% của giá thẩm định Tại TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội 70% của giá thẩm định

Nhà chung cư 60% của giá thẩm định Tại TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội 70% của giá thẩm định

(Nguồn: Chính sách tín dụng Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Đối với tài sản bảo đảm là nhà ở đã hồn cơng thì khách hàng có thể vay được 70% của giá thẩm định. Loại tài sản này thì hạn mức giống như hạn mức cho vay tại các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, nếu như nhà chưa hồn cơng thì khi đó ngân hàng sẽ xét duyệt cho vay dựa trên giá trị của đất, giá trị của ngôi nhà lúc này bằng 0, đồng thời thời hạn cho vay bình thường là 15 năm sẽ bị rút ngắn xuống chỉ còn tối đa là 3 năm. Sở dĩ như vậy vì ngân hàng phịng ngừa trường hợp sau này nếu thanh lý tài sản thì hiện trạng ngơi nhà lúc này khơng giống như hiện trạng ngôi nhà thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Như vậy sau này sẽ rất khó thanh lý tài sản này. Chính vì vậy mà ngân hàng chỉ xét duyệt cho vay là 50% của giá trị thẩm định mảnh đất đó( giá trị ngơi

nhà chưa hồn cơng khơng được tính vào giá trị định giá, giá trị ngôi nhà lúc này sẽ bằng 0)

 Đối với các khoản vay thế chấp hàng hóa: SHBVN khơng cho vay đối với các

khoản vay thế chấp hàng hóa, hay nói cụ thể hơn với các trường hợp cho vay thương mại, cho vay kinh doanh nhưng thế chấp bằng hàng hóa trong kho thì SHBVN tuyệt đối không cho vay.

Phân cấp thẩm quyền cho vay:

Hiện nay, nhiều ngân hàng Việt Nam áp dụng chính sách phê duyệt tín dụng tập trung, tức là các bộ hồ sơ vay vốn đều phải tập trung về hội sở của ngân hàng phê duyệt. Tuy nhiên, đối với ngân hàng Shinhan thì khác, giám đốc của mỗi chi nhánh sẽ có một thẩm quyền phê duyệt tín dụng và hạn mức phê duyệt tín dụng nhất định.

Bảng 2.8: Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Ngân hàng Shinhan

Đơn vị tính: USD Hình thức tín dụng Xếp hạng tín dụng Tổng giám đốc chi nhánh Ban tín dụng Hội đồng tín dụng Hạn mức tín dụng thơng thường Cơng ty AAA ~A- Tín chấp 200,000 2,000,000 4,000,000 Đảm bảo 800,000 4,000,000 8,000,000 BBB+ ~BBB- Tín chấp 200,000 1,000,000 2,000,000 Đảm bảo 800,000 3,000,000 6,000,000 BB+ ~BB- Tín chấp 100,000 600,000 800,000 Đảm bảo 600,000 2,000,000 3,000,000 B+ hoặc thấp hơn Tín chấp 50,000 300,000 500,000 Đảm bảo 400,000 1,000,000 2,000,000 Cá nhân Tín chấp 50,000 100,000 200,000 Đảm bảo 400,000 500,000 700,000 (Nguồn: Chính sách tín dụng Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Nhìn vào bảng phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy được mức xét duyệt của giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam rất cao. Mức xét duyệt của giám đốc chi nhánh đối với các khoản vay cá nhân có tài sản đảm bảo là 400,000 USD (tương đương với 8 tỷ VNĐ). Mức xét duyệt này cao hơn rất nhiều so với thẩm quyền xét duyệt của giám đốc chi nhánh các Ngân hàng nội địa. Điển hình như thẩm quyền xét duyệt của giám đốc chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) hiện nay chỉ có 2 tỷ đồng. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng Shinhan cao sẽ giúp cho các hồ sơ tín dụng, hồ sơ vay vốn của khách hàng tại các chi nhánh ngân hàng Shinhan được linh động hơn, khơng phải trình khu vực mất rất nhiều thời gian như các ngân hàng nội địa. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên thì điều này sẽ rất dễ dẫn đến sự xét duyệt chủ quan của các giám đốc chi nhánh Ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Qui trình tín dụng:

Quan điểm của ban lãnh đạo của Ngân hàng Shinhan Việt Nam là khơng chấp nhận rủi ro tín dụng. Nếu đã làm hồ sơ vay cho khách hàng thì tuyệt đối khơng được có rủi ro. Nếu như trong q trình vay xảy ra rủi ro tín dụng, khách hàng khơng trả được nợ thì tất cả những thành quả, cơng lao của cán bộ nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ đó sẽ khơng được ghi nhận trong năm xảy ra rủi ro tín dụng.

Chính vì thế mà mọi hồ sơ vay tại SHBVN đều được xem xét cẩn thận, qua rất nhiều bộ phận và tiêu chuẩn của khách hàng vay tại SHBVN thông thường cũng phải cao hơn tiêu chuẩn của khách hàng vay tại các ngân hàng nội địa. Có thể nói quy trình cho vay chặt chẽ chính là nền móng trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan.

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Sau khi tiếp xúc khách hàng, nhân viên quan hệ khách hàng sẽ hướng dẫn và yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ hồ sơ vay vốn như sau: hồ sơ pháp lý, hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 54 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)