Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại SHBVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 58)

Thời hạn cho vay:

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: Tỷ VND Dƣ nợ theo thời hạn cho vay 2012 2013 2014 Nợ ngắn hạn 8.582 6.475 7.263 Nợ trung, dài hạn 3.519 9.340 12.304 Tổng cộng 12.101 15.815 19.567

(Nguồn: báo cáo nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Theo như kế hoạch đã hoạch định từ trước thì từ năm 2011, Ngân hàng Shinhan chú trọng mở rộng ra thị trường Việt Nam. Đặc biệt là phân khúc khách hàng cá nhân Việt Nam. Thời hạn vay cho phân khúc này thường là dài hạn. Ngoài ra, cùng với việc cho ra đời sản phẩm vay mua xe thì dư nợ cho vay trung hạn cũng tăng lên đáng kể. Chính vì thế, chúng ta có thể thấy dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng qua từng năm.

8582 6475 7263 3519 9340 12304 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2012 2013 2014 Nợ ngắn hạn Nợ trung, dài hạn

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ tại SHBVN theo thời hạn cho vay

Căn cứ vào bảng số liệu cùng biểu đồ trên, ta có thể thấy được dư nợ trung và dài hạn tăng lên rất nhiều:Từ 3.519 tỷ đồng trong năm 2012 tăng lên 9.340 tỷ đồng năm 2013 và đến năm 2014 thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn đã tăng vượt bậc lên con số 12.304 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì mục tiêu chủ yếu của SHBVN trong tương lai là phát triển các mảng cho vay trung hạn và dài hạn như cho vay mua xe, cho vay mua nhà chung cư…

Sản phẩm cho vay:

Sự khác biệt trong sản phẩm cho vay của ngân hàng Shinhan cũng là một phần trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

 Đối với khoản vay tín chấp:

Cũng như nhiều ngân hàng nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam như Stander Charter, HSBC... thì ngân hàng Shinhan trong những ngày đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng ưu tiên mở rộng hình thức cho vay tín chấp dành cho cá nhân Việt Nam. Đặc biệt là cho vay tín chấp đối với các đối tượng như giáo viên, giảng viên, công nhân viên nhà nước...

Tuy nhiên, các năm sau đó, ban giám đốc của Ngân hàng Shinhan nhận thấy rủi ro quá cao và khó thu hồi vốn khi cho vay tín chấp nên ngân hàng đã hạn chế đối với loại hình cho vay này. Do đó, tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp giảm liên tục trong các năm sau đó

Ngân hàng Shinhan Việt Nam hiện đang hạn chế các khoản vay tín chấp. Chính vì thế, u cầu để xét duyệt cho vay tại Ngân hàng Shinhan cũng cực kỳ cao, yêu cầu mức lương tối thiểu phải trên 8 triệu và cấp vay hạn mức chỉ tối đa 8 lần lương của người vay. Trong khi đó, nếu vay tín chấp tại các ngân hàng nội địa thì u cầu mức lương tối thiểu chỉ từ 5 triệu-6 triệu và hạn mức xét duyệt cho vay là tối đa 10 lần lương. Qua đó, ta thấy yêu cầu xét duyệt cho vay của Ngân hàng Shinhan cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác. Điều này mặc dù sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhưng bù lại cũng sàng lọc và phân loại khách hàng. Có thể thấy chiến lược của Ngân hàng lúc này là tiếp cận các khách hàng có mức thu nhập cao.

Ngồi ra, trong hình thức vay tín chấp, để giảm thiểu rủi ro nên thường ngân hàng sẽ yêu cầu cả 2 vợ chồng khách hàng đều ký tên vào hợp đồng tín dụng nếu khách hàng đó đã kết hơn(thường thì các ngân hàng nội địa thì người nào vay thì người đó ký)

 Đối với khoản vay mua ơ tơ:

Đối với các khoản vay mua ơ tơ thì hạn mức cấp tín dụng tại ngân hàng Shinhan chỉ khoản 70% giá trị xe(giá trị xe này không bao gồm thuế VAT). Hạn mức này thấp hơn hẳn so với các ngân hàng khác (70%-80% giá trị xe bao gồm cả thuế VAT).

Sở dĩ như vậy vì tại ngân hàng Shinhan, các khoản vay mua ơ tô chỉ được xem là các khoản vay tín chấp, và chiếc xe được dùng làm tài sản thế chấp sẽ bị khấu hao rất nhanh. Vì thế ngân hàng mới hạn chế hạn mức cấp tín dụng khi cho vay mua ô tô.

 Đối với khoản vay mua nhà / thế chấp nhà: Bảng 2.7: Tỉ lệ tính giá trị bất động sản thế chấp tại SHBVN Loại Tài sản đảm bảo chính thức Tỉ lệ tính giá trị tài sản đảm bảo Ghi chú Tỉ lệ tính giá trị tài sản đảm bảo tại các ngân hàng khác Bất động sản tại Việt Nam Nhà ở đã hồn cơng 70% của giá thẩm định Tại TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội 70% của giá thẩm định Nhà ở chưa hồn cơng hoặc đất trống 50% của giá thẩm định Tại TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội 70% của giá thẩm định

Nhà chung cư 60% của giá thẩm định Tại TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội 70% của giá thẩm định

(Nguồn: Chính sách tín dụng Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Đối với tài sản bảo đảm là nhà ở đã hồn cơng thì khách hàng có thể vay được 70% của giá thẩm định. Loại tài sản này thì hạn mức giống như hạn mức cho vay tại các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, nếu như nhà chưa hồn cơng thì khi đó ngân hàng sẽ xét duyệt cho vay dựa trên giá trị của đất, giá trị của ngôi nhà lúc này bằng 0, đồng thời thời hạn cho vay bình thường là 15 năm sẽ bị rút ngắn xuống chỉ còn tối đa là 3 năm. Sở dĩ như vậy vì ngân hàng phịng ngừa trường hợp sau này nếu thanh lý tài sản thì hiện trạng ngơi nhà lúc này không giống như hiện trạng ngôi nhà thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Như vậy sau này sẽ rất khó thanh lý tài sản này. Chính vì vậy mà ngân hàng chỉ xét duyệt cho vay là 50% của giá trị thẩm định mảnh đất đó( giá trị ngơi

nhà chưa hồn cơng khơng được tính vào giá trị định giá, giá trị ngôi nhà lúc này sẽ bằng 0)

 Đối với các khoản vay thế chấp hàng hóa: SHBVN khơng cho vay đối với các

khoản vay thế chấp hàng hóa, hay nói cụ thể hơn với các trường hợp cho vay thương mại, cho vay kinh doanh nhưng thế chấp bằng hàng hóa trong kho thì SHBVN tuyệt đối khơng cho vay.

Phân cấp thẩm quyền cho vay:

Hiện nay, nhiều ngân hàng Việt Nam áp dụng chính sách phê duyệt tín dụng tập trung, tức là các bộ hồ sơ vay vốn đều phải tập trung về hội sở của ngân hàng phê duyệt. Tuy nhiên, đối với ngân hàng Shinhan thì khác, giám đốc của mỗi chi nhánh sẽ có một thẩm quyền phê duyệt tín dụng và hạn mức phê duyệt tín dụng nhất định.

Bảng 2.8: Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Ngân hàng Shinhan

Đơn vị tính: USD Hình thức tín dụng Xếp hạng tín dụng Tổng giám đốc chi nhánh Ban tín dụng Hội đồng tín dụng Hạn mức tín dụng thơng thường Cơng ty AAA ~A- Tín chấp 200,000 2,000,000 4,000,000 Đảm bảo 800,000 4,000,000 8,000,000 BBB+ ~BBB- Tín chấp 200,000 1,000,000 2,000,000 Đảm bảo 800,000 3,000,000 6,000,000 BB+ ~BB- Tín chấp 100,000 600,000 800,000 Đảm bảo 600,000 2,000,000 3,000,000 B+ hoặc thấp hơn Tín chấp 50,000 300,000 500,000 Đảm bảo 400,000 1,000,000 2,000,000 Cá nhân Tín chấp 50,000 100,000 200,000 Đảm bảo 400,000 500,000 700,000 (Nguồn: Chính sách tín dụng Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Nhìn vào bảng phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy được mức xét duyệt của giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam rất cao. Mức xét duyệt của giám đốc chi nhánh đối với các khoản vay cá nhân có tài sản đảm bảo là 400,000 USD (tương đương với 8 tỷ VNĐ). Mức xét duyệt này cao hơn rất nhiều so với thẩm quyền xét duyệt của giám đốc chi nhánh các Ngân hàng nội địa. Điển hình như thẩm quyền xét duyệt của giám đốc chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) hiện nay chỉ có 2 tỷ đồng. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng Shinhan cao sẽ giúp cho các hồ sơ tín dụng, hồ sơ vay vốn của khách hàng tại các chi nhánh ngân hàng Shinhan được linh động hơn, khơng phải trình khu vực mất rất nhiều thời gian như các ngân hàng nội địa. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên thì điều này sẽ rất dễ dẫn đến sự xét duyệt chủ quan của các giám đốc chi nhánh Ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Qui trình tín dụng:

Quan điểm của ban lãnh đạo của Ngân hàng Shinhan Việt Nam là không chấp nhận rủi ro tín dụng. Nếu đã làm hồ sơ vay cho khách hàng thì tuyệt đối khơng được có rủi ro. Nếu như trong q trình vay xảy ra rủi ro tín dụng, khách hàng khơng trả được nợ thì tất cả những thành quả, cơng lao của cán bộ nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ đó sẽ khơng được ghi nhận trong năm xảy ra rủi ro tín dụng.

Chính vì thế mà mọi hồ sơ vay tại SHBVN đều được xem xét cẩn thận, qua rất nhiều bộ phận và tiêu chuẩn của khách hàng vay tại SHBVN thông thường cũng phải cao hơn tiêu chuẩn của khách hàng vay tại các ngân hàng nội địa. Có thể nói quy trình cho vay chặt chẽ chính là nền móng trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan.

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Sau khi tiếp xúc khách hàng, nhân viên quan hệ khách hàng sẽ hướng dẫn và yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ hồ sơ vay vốn như sau: hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ tài sản đảm bảo.

Nhân viên quan hệ khách hàng kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn sau đó trình lên trưởng phịng kinh doanh và trình bày những ý kiến của mình thu thập được từ khách hàng. Sau đó, trưởng phịng tín dụng ghi chú những điều cịn thiếu sót trong hồ sơ vay vốn và phân cơng cho một cán bộ phụ trách hồ sơ tín dụng đi xác minh thực tế khách hàng.

Hình 2.2: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam Khách hàng có nhu cầu vay vốn lien hệ phịng kinh doanh Nhân viên tín dụng:- Tiếp xúc, hướng dẫn - Phỏng vấn khách hàng - Đàm phán, thương lượng Lập hồ sơ: - Giấy đề nghị vay vốn - Hồ sơ pháp lý - Phương án / dự án Thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi Tổ chức phân tích và thẩm định: - Hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn - Hồ sơ bảo đảm nợ vay Kết quả ghi nhận:-

Biên bản, báo cáo - Tờ trình - Giấy tờ về bảo đảm nợ Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý Quyết định tín dụng: - Cá nhân phán quyết - Hội đồng phán quyết Hợp đồng tín dụng: - Đàm phán - Ký kết hợp đồng tín dụng - Ký kết hợp đồng khác (Hợp đồng bảo đảm tiền vay, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm…) Từ chối Giấy báo lý do Chấp thuận - Tiếp nhận, phong tỏa, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay. Cập nhật Hồ sơ tín dụng bằng văn bản và bằng dữ liệu điện tử trên mày tính

Giải ngân:- Chuyển

tiền vào tài khoản của khách hàng

Bước 2: Xác minh và thẩm định các điều kiện cho vay

Khi xác minh, đối với các khoản vay nhỏ, thông thường thì nhân viên quan hệ khách hàng và cán bộ phụ trách mảng tín dụng sẽ đi xác minh. Nhưng nếu khoản vay có giá trị lớn thì trưởng phịng kinh doanh sẽ đi cùng với nhân viên quan hệ khách hàng và cán bộ phụ trách tín dụng.

Khi đến nhà hoặc địa điểm kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đánh giá về quy mô sản xuất có phù hợp với số tiền vay hay khơng, có sử dụng vốn vay đúng mục đích và hợp pháp khơng. Để thực hiện điều này, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn, tình hình tài chính, thu nhập của khách hàng có đảm bảo khả năng trả được nợ hay không. Yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ bản chính về quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo…

Ngồi ra, cán bộ tín dụng còn phải yêu cầu khách hàng cung cấp đơn xin xác nhận tình trạng nhà để chứng tỏ nhà không thuộc diện đang tranh chấp, không nằm trong quy hoạch, giải tỏa. Trường hợp bất động sản thế chấp thuộc diện tranh chấp, giải tỏa, cán bộ tín dụng phải thơng báo cho khách hàng biết nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ không được đáp ứng.

Tiến hành xác minh nhà (tài sản thế chấp) hiện trạng nhà, xác định vị trí nhà, bề rộng hẻm, cấp hẻm để phục vụ cho công tác định giá. Theo quy định của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo là bất động sản thì tỷ lệ định giá không vượt 70% so với giá thị trường và tỷ lệ cho vay không vượt quá 70% giá trị định giá.

Sau khi xác minh, cán bộ tín dụng sẽ lập đề xuất cho vay đối với khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Trường hợp khách hàng chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng bổ sung và trình về cho trưởng phịng tín dụng có hướng giải quyết.

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: • Đồng ý cho vay với một khách hàng khơng tốt • Từ chối cho vay với một khách hàng tốt.

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đơng kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 cịn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay vốn thì cán bộ tín dụng từ chối hỗ trợ cho khách hàng nhưng phải giải thích rõ cho khách hàng hiểu (có thể từ chối trực tiếp hoặc từ chối qua điện thoại).

Nếu đủ điều kiện cho vay, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình thẩm định cho vay. Sau khi hồn thành thủ tục này, cán bộ tín dụng lập hồ sơ gồm: đơn xác nhận tình trạng bất động sản, hồ sơ vay vốn, đơn đề nghị vay vốn, phương án vay vốn, tờ trình thẩm định cho vay.

Trình hồ sơ cho trưởng phịng tín dụng để xem xét, kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình. Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ đề xuất của trưởng phịng tín dụng, khoản vay được trình cho lãnh đạo ngân hàng quyết định: đồng ý cho vay hay không đồng ý.

Nếu được lãnh đạo đồng ý thì cán bộ tín dụng tiến hành hồn tất thủ tục cịn lại như lập hợp đồng tín dụng; hợp đồng thế chấp; phiếu yêu cầu công chứng; biên bản định giá; đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo…

Bước 4: Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo

Hồ sơ được lãnh đạo duyệt thì cán bộ tín dụng kết hợp với khách hàng tiến hành công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch có đảm bảo tại Sở tài nguyên và môi trường (nếu giấy tờ nhà do Sở, thành phố cấp) hoặc ra phịng tài ngun và mơi trường nếu do quận cấp).

Sau khi nhận kết quả trả lời về việc đăng ký giao dịch đảm bảo, cán bộ tín dụng tiến hành lập hồ sơ giải ngân cho khách hàng và trình cho trưởng phịng tín dụng, lãnh đạo duyệt gồm có: khế ước nhận nợ, biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo.

Bước 6: Theo dõi khoản vay và kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng

Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, phương án kinh doanh của khách hàng có hiệu quả khơng. Tài sản đảm bảo cịn ngun hiện trạng khơng. Có sử dụng hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn hay khơng. Để từ đó trình lãnh đạo những biện pháp xử lý kịp thời hoặc thu hồi vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)