Lợi nhuận SHBVN qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 48)

Căn cứ vào bảng số liệu và căn cứ vào biểu đồ 2.1, ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế năm 2014 (784 tỷ đồng) có sự tăng lên vượt bậc so với năm 2013(636 tỷ đồng), cụ thể là tăng 23,27% so với năm 2013. Tương tự như vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2013 cũng có sự gia tăng so với lợi nhuận năm 2012.

Chỉ tiêu ROA cho biết một đồng tài sản Có, tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận rịng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản Có trong Ngân hàng. Ngân hàng nào có ROA cao, chứng tỏ ngân hàng đó có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả.

Cịn ROE cho thấy hiệu quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khả năng sinh lời trên một đồng vốn của Ngân hàng càng lớn, chứng tỏ hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn trong ngân hàng càng cao.

Như vậy, nhìn vào các chỉ tiêu ROA và ROE trong bảng số liệu, chúng ta có thể thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là tốt.

Tóm lại, căn cứ vào bảng số liệu trên thì chúng ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của SHBVN là rất tốt, rất khả quan và có sự tăng dần đều qua các năm.

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam: 2.2.1 Hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam:

Tình hình cho vay và huy động vốn:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam

Đơn vị: Tỷ VND,%

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Cho vay 12.101 15.815 19.567 Tiền gởi huy

động

12.337 18.232 27.497 Cho vay / Tiền

gởi huy động

98% 86,7% 71,16%

(Nguồn: báo cáo tài chính Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy doanh số cho vay và doanh số tiền gởi huy động tại SHBVN rất tốt, tăng đều qua từng năm. Cụ thể doanh số cho vay năm 2012 là 12.101 tỷ đồng, đến năm 2013 thì doanh số này tăng lên 15.815 tỷ đồng và tăng vượt bậc vào năm 2014 với mức doanh số là 19.567 tỷ đồng. Qua đó, có thể thấy tình hình tăng trưởng tín dụng của SHBVN qua từng năm rất ổn định, tăng trưởng gần 25% so với các năm trước.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay so với tiền gởi huy động

Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy doanh số cho vay và doanh số tiền gởi huy động tại SHBVN rất tốt, tăng đều qua từng năm. Cụ thể doanh số cho vay năm 2012 là 12.101 tỷ đồng, đến năm 2013 thì doanh số này tăng lên 15.815 tỷ đồng và tăng vượt bậc vào năm 2014 với mức doanh số là 19.567 tỷ đồng. Qua đó, có thể thấy tình hình tăng trưởng tín dụng của SHBVN qua từng năm rất ổn định, tăng trưởng gần 25% so với các năm trước.

Cũng như doanh số cho vay thì tiền gởi huy động cũng tăng đều qua các năm. Có một điều đặc biệt về hoạt động huy động vốn của SHBVN chủ yếu đến từ các công ty, tập đoàn Hàn Quốc như: Samsung, Kumho, Posco… Tỷ lệ các cá nhân người Việt Nam hoặc cá nhân người Hàn Quốc gởi tiền vào ngân hàng SHBVN rất là thấp. Một điều đặc biệt nữa là lãi suất huy động tại SHBVN lúc nào cũng thấp hơn so với các ngân hàng khác, kể cả các ngân hàng nước ngoài.

Doanh số cho vay và huy động vốn tăng dần đều qua từng năm là tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay / huy động vốn các năm 2012 và 2013 là chưa phù hợp, đặc biệt là tỷ lệ cho vay / huy động vốn năm 2012 lên đến 98%, tỷ lệ này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ

tín dụng năm 2012 và năm 2013 là quá mức quy định (>80%) và khi các khoản vay gặp rủi ro thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính của SHBVN.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng:

Bảng 2.3: Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng của SHBVN

Đvt.: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dư nợ tín dụng 12.101 15.815 19.567 Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 1.345 1.458 2.128 Thu nhập lãi 1.107 1.169 1.362 Thu nhập lãi / Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 82,3 80,17 64 Tỷ lệ thu nhập lãi / dư nợ tín dụng 9,14 7,39 6,96

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Hiện nay, hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập khoảng trên dưới 70% trong tổng thu nhập của SHBVN. Mặc dù lãi suất tín dụng có xu hướng giảm qua từng năm nhưng thu nhập lãi từ SHBVN vẫn tăng dần qua các năm. Điều này là hợp lý vì dư nợ tín dụng tại SHBVN vẫn tăng mạnh qua từng năm.

64 36

Thu nhập lãi so với tổng thu nhập hoạt động kinh doanh

Thu nhập lãi Thu nhập khác

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thu nhập từ lãi so với thu nhập hoạt động kinh doanh của SHBVN năm 2014

Rủi ro tín dụng của ngân hàng:

Bảng 2.4: cơ cấu nhóm nợ của SHBVN theo nhóm nợ

Đvt.: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Dư nợ 12.101 100 15.815 100 19.567 100 Nợ đủ tiêu chuẩn 11.465 94,75 14.527 91,86 17.074 87,26 Nợ cần chú ý 329 2,71 896 5,67 1.939 9,9 Nợ dưới tiêu chuẩn 51 0,42 49 0,31 113 0,58 Nợ nghi ngờ 40 0,33 44 0,28 35 0,18 Nợ có khả năng mất vốn 216 1,79 299 1,88 406 2,08 Nợ xấu 307 2,54 392 2,7 554 2,83

Qua bảng trên, ta có thể thấy dư nợ có khả năng mất vốn tăng qua từng năm, đặc biệt là năm 2014 thì nợ có khả năng mất vốn lên đến 406 tỷ đồng. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động cũng như lợi nhuận của ngân hàng.

Nợ đủ tiêu chuẩn tại SHBVN hiện nay chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ. Điều này thể hiện tình hoạt hoạt động tín dụng và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của SHBVN là rất tốt. Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn cao cũng đồng nghĩa là lợi nhuận sẽ cao đồng thời cũng sẽ làm giảm được tỷ trọng nợ có vấn đề. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn trong tổng dư nợ đang có xu hướng giảm nhẹ qua từng năm, năm 2012 tỷ lệ này chiếm tới 94,75% nhưng sang năm 2013 thì giảm cịn 91,86 và sang đến năm 2014 thì giảm chỉ cịn 87,26%.

2.54 2.7 2.83 2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.4 : Tỷ lệ nợ xấu của SHBVN qua các năm

Nhìn chung, tỷ trọng nợ xấu của SHBVN có tăng qua từng năm nhưng vẫn nằm trong mức qui định của NHNN. Hầu hết các khoản nợ xấu hiện giờ tại SHBVN đều bắt nguồn từ các hoạt động cho vay trong các lĩnh vực như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xây dựng (chủ yếu là các công ty xây dựng của Hàn Quốc) và cho vay tín chấp. Là một ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam muộn, chính vì thế trong thời gian đầu với mục đích quảng bá cho người dân Việt Nam biết đến SHBVN nhiều hơn nên SHBVN lúc này đã đẩy mạnh phong trào cho vay tín chấp đối với cá nhân dựa trên bảng lương và thu nhập của khách hàng. Hệ lụy của việc làm này là kéo theo rất nhiều khoản nợ xấu tín chấp (mặc dù giá trị ít) nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình hoạt động hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm mất rất nhiều thời gian và công sức để thu hồi nợ.

2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại SHBVN: 2.2.2.1 Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tại SHBVN: 2.2.2.1 Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tại SHBVN:

Hình 2.1: Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tại SHBVN

Trong những năm gần đây, mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của SHBVN khơng ngừng đổi mới theo yêu cầu hoạt động bền vững, an toàn và hội nhập với khu vực cũng như với thế giới. Trách nhiệm giữa hội sở chính hay trung tâm điều hành với các chi nhánh và đơn vị trực thuộc được phân định rõ ràng:

- Các ban tín dụng: có chức năng nhiệm vụ chính là: tham mưu cho hội đồng quản trị Ngân hàng Shinhan về các vấn đề về xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dụng, phê duyệt quy chế, quy định, quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng, tổ chức các cấp phê duyệt tín dụng, và phê duyệt các khoản vay lớn, các khoản cấp tín dụng rủi ro cao và các khoản cấp tín dụng theo ủy quyền của Hội đồng quản trị.

- Ban kiểm tra, kiểm sốt nội bộ: thực hiện cơng tác kiểm soát nội bộ, kiểm tra,

TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH CÁC BAN TÍN DỤNG BAN KIỂM TRA KIỂM SỐT NỘI BỘ TT PHỊNG NGỪA & XLRR CÁC CHI NHÁNH CẤP 1

giám sát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Shinhan Việt Nam theo quy chế của ngành và theo luật định. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm quy chế hoạt động đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

- Trung tâm phịng ngừa và xử lý rủi ro: Trung tâm có nhiệm vụ tham mưu cho

hội đồng quản trị Ngân hàng Shinhan trong việc ban hành các chiến lược, quy trình chính sách liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Trung tâm phịng ngừa và xử lý rủi ro cũng có nhiệm vụ phân tích và đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của Ngân hàng Shinhan trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phịng ngừa, phân tích quyết định mức độ rủi ro chung của ngân hàng, thiết lập khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro cho các mảng nghiệp vụ cũng như tổng thể hoạt động của ngân hàng, đồng thời giám sát việc thực thi chính sách trong ngân hàng.

2.2.2.2 Chính sách tín dụng:

Đối tƣợng khách hàng vay vốn:

Trên nguyên tắc, khoản vay chỉ được cấp cho cá nhân hoặc cơng ty có tình hình tài chính, xếp hạng tín dụng tốt, hoạt động kinh doanh có lời và đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng

Khách hàng vay phải có đủ các khả năng sau:

 Đối với khách hàng là cá nhân, pháp nhân Việt Nam:

 Pháp nhân phải có năng lực pháp lý:

Đối với khách hàng là cơng ty thì cơng ty phải được thành lập cách đó 3 năm và phải cung cấp báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất. Thông thường các công ty và doanh nghiệp Việt Nam đa số khi khai thuế đều có báo cáo lỗ. Do đó, trong quá trình làm hồ sơ vay vốn, các cơng ty phải cung cấp thêm báo cáo nội bộ để ngân hàng xác định doanh thu thực của công ty

 Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng

lực hành vi dân sự:

Đối với cá nhân khi làm hồ sơ vay vốn thì cần phải có sổ sách ghi chép hoạt động kinh doanh trong 6 tháng gần nhất nếu người đó bn bán kinh doanh hoặc sao kê lương qua tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất

 Đối với khách hàng vay là cá nhân và pháp nhân nƣớc ngồi:

 Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo

quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân, nếu pháp luật nước ngồi đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được Điều ước quốc tế mà nước Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định

 Đối với các khoản vay mà người vay là các cơng ty Hàn Quốc nói riêng và các cơng ty nước ngồi khác nói chung thì báo cáo tài chính 3 năm gần nhất của các công ty này bắt buộc phải được kiểm toán bởi một đơn vị kiểm toán danh tiếng tại Việt Nam.

 Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Shinhan thuộc đủ mọi ngành nghề, mọi tầng

lớp của xã hội. Tuy nhiên có một số ngành mà Ngân hàng Shinhan rất hạn chế cho vay hoặc có thể là tuyệt đối khơng cho vay như: cá nhân hoạt động trong ngành buôn bán chứng khốn, hiệu vàng, cầm đồ, bn bán bất động sản. Ngoài ra, ngân hàng Shinhan hiện nay cũng rất ngại cho một số ngành vay như: xây dựng, thủy sản… Do đó, nếu nhìn vào bảng tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành tại SHBVN, ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay trong các ngành xây dựng, thủy sản ngày càng giảm.

Bảng 2.5 : Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng tại SHBVN Đvt.: Tỷ đồng Đvt.: Tỷ đồng Dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)

Việt Nam Cá nhân 2.393 19,78 4.499 28,45 7.309 37,35 Doanh nghiệp 5.530 45,7 6.529 41,28 7.249 37,05 Hàn Quốc Cá nhân 0 0 0 0 0 0 Doanh nghiệp 4.178 34,52 4.787 30,27 5.009 25,6 Tổng cộng 12.101 15.815 19.567

(Nguồn: Báo cáo nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Căn cứ vào số liệu trên, ta có thể thấy được sự chuyển dịch dư nợ tín dụng rõ rệt về đối tượng khách hàng. Tỷ trọng dư nợ của các khách hàng Hàn Quốc trên dư nợ tổng ngày càng giảm. Điều này cho thấy có chuyển dịch về đối tượng cho vay. Trong khi đó thì tỷ trọng dư nợ của các khách hàng Việt Nam, đặc biệt là các cá nhân Việt Nam ngày càng tăng lên rõ rệt. Cụ thể, năm 2012, dư nợ tín dụng trên các cá nhân Việt Nam chỉ có 2.393 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng chỉ có 19,78% trên dư nợ cho vay thì sang năm 2013 đã có bước đột phá rõ rệt khi doanh số dư nợ tăng lên 4.499 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,45% trên dư nợ tín dụng tổng. Và sang đến năm 2014, với chính sách đẩy mạnh cho vay hướng vào các khách hàng nhỏ lẻ Việt Nam thì dư nợ tín dụng của đối tượng khách hàng này cũng tăng lên vượt bậc. Cụ thể, dư nợ tín dụng của cá nhân Việt Nam đạt 7.309 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,35% trên dư nợ tổng.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại SHBVN

Thời hạn cho vay:

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: Tỷ VND Dƣ nợ theo thời hạn cho vay 2012 2013 2014 Nợ ngắn hạn 8.582 6.475 7.263 Nợ trung, dài hạn 3.519 9.340 12.304 Tổng cộng 12.101 15.815 19.567

(Nguồn: báo cáo nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Theo như kế hoạch đã hoạch định từ trước thì từ năm 2011, Ngân hàng Shinhan chú trọng mở rộng ra thị trường Việt Nam. Đặc biệt là phân khúc khách hàng cá nhân Việt Nam. Thời hạn vay cho phân khúc này thường là dài hạn. Ngoài ra, cùng với việc cho ra đời sản phẩm vay mua xe thì dư nợ cho vay trung hạn cũng tăng lên đáng kể. Chính vì thế, chúng ta có thể thấy dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng qua từng năm.

8582 6475 7263 3519 9340 12304 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2012 2013 2014 Nợ ngắn hạn Nợ trung, dài hạn

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ tại SHBVN theo thời hạn cho vay

Căn cứ vào bảng số liệu cùng biểu đồ trên, ta có thể thấy được dư nợ trung và dài hạn tăng lên rất nhiều:Từ 3.519 tỷ đồng trong năm 2012 tăng lên 9.340 tỷ đồng năm 2013 và đến năm 2014 thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn đã tăng vượt bậc lên con số 12.304 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì mục tiêu chủ yếu của SHBVN trong tương lai là phát triển các mảng cho vay trung hạn và dài hạn như cho vay mua xe, cho vay mua nhà chung cư…

Sản phẩm cho vay:

Sự khác biệt trong sản phẩm cho vay của ngân hàng Shinhan cũng là một phần trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)