Nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 93 - 95)

3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

3.2.6 Nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng:

Cơng việc của một cán bộ tín dụng là tiếp xúc với khách hàng. Do đó, họ sẽ tiếp xúc với đầy đủ các đối tượng, thành phần của xã hội: tốt có, xấu cũng có... Vì vậy, để

khơng bị cám dỗ thì cán bộ tín dụng nhất thiết hay nói cách khác là bắt buộc phải có cái “tâm”, trung thực, liêm khiết và có đam mê với nghề.

Ngồi phẩm chất tốt, trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ là những yếu tố cần thiết để tránh được những sơ hở trong khâu thẩm định, kiểm tra và giám sát, từ đó có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Khơng những cán bộ tín dụng tự trau dồi kiến thức và trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mà Ngân hàng cần phải tạo điều kiện để các cán bộ tín dụng này có thể tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ những chi nhánh khác, những cán bộ tín dụng khác. Đồng thời Ngân hàng cũng nên thường xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng phán đoán cho cán bộ nhân viên.

Định kỳ tổ chức thi nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng. Nếu thi tốt thì sẽ có thưởng và thi rớt thì phải bị phạt. Hiện nay, mỗi năm ngân hàng Shinhan đều tổ chức hai kỳ thi để kiểm tra trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt, SHBVN rất quan tâm đến kỳ thi cử nghiệp vụ tín dụng. Mỗi kỳ thi đều được canh gác rất nghiêm ngặt. Một cán bộ tín dụng cho dù có giỏi đến đâu, cho dù có chạy chỉ tiêu tốt đến cỡ nào mà rớt trong kỳ thi cử thì đều bị xử phạt bằng cách: khiển trách, cắt thưởng và thậm chí nặng hơn nữa là có thể bị cho thơi việc.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải hạn chế đến mức thấp nhất việc luân chuyển vị trí đối với các cán bộ tín dụng. Bởi lẽ, một cán bộ tín dụng cần thời gian rất lâu để am hiểu hết qui trình, chính sách tín dụng cũng như khả năng thẩm định khách hàng trong khi cho vay. Vì thế, việc luân chuyển thường xuyên vị trí của các cán bộ tín dụng sẽ làm cho vị trí này bị thiếu hụt kiến thức cũng như thiếu hụt kỹ năng thẩm định khách hàng.

Ngồi ra, một giải pháp nữa là ngân hàng có thể bố trí cán bộ tín dụng phụ trách chính theo từng hình thức cơng việc như một người phụ trách chính về cho vay nơng thơn, hoặc cho vay sản xuất kinh doanh… như vậy sẽ dễ dàng hơn trong khâu thẩm

định cũng như kiểm tra. Vì một người chun mơn về một lĩnh vực sẽ nắm rõ được đặc tính của từng sản phẩm, khi đó cơng việc sẽ được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)