2.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan
2.3.2 Hạn chế cần khắc phục:
Mặc dù có những tiến bộ trong quản trị rủi ro tín dụng nhưng cơng tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về những quy định, mơ hình quản trị rủi ro của SHBVN cụ thể có một số hạn chế cơ bản sau:
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của SHBVN mặc dù rất đầy đủ và chặt chẽ nhưng chưa phù hợp với tình hình kinh tế tại Việt Nam.
- Việc thẩm định tài sản đảm bảo có nhiều bất cập. Tất cả các tài sản đảm bảo thế chấp tại ngân hàng Shinhan Việt Nam đều phải được định gía tại một công ty thẩm định giá thứ ba. Tuy nhiên, giá trị thẩm định của các cơng ty này thường thì rất cách xa so với giá thị trường. Có tài sản được định giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Điều này sẽ tốt cho công tác quản trị rủi ro tín dụng nhưng bù lại thì sẽ làm giảm giá trị khoản vay, từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có nhiều tài sản được định giá thậm chí là cao hơn giá thị trường. Các khoản vay thế chấp các tài sản này một khi xảy ra có vấn đề thì ngân hàng rất khó thu được đúng với giá trị gốc và lãi đã qui định trong hợp đồng tín dụng.
- Trong công tác thẩm định khách hàng trước và sau khi cho vay, SHBVN chưa đánh giá cao cơng tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như kiểm tra tình trạng của tài sản thế chấp sau khi giải ngân. Chưa có qui trình cụ thể nào qui định phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng như thế nào? Hàng tháng phải kiểm tra tình trạng của tài sản thế chấp bao nhiêu lần? Thơng thường thì các khoản vay như vay mua ơ tơ hay vay mua nhà thì các khoản vay này có mục đích vay vốn rất rõ ràng vì đã có hợp đồng mua bán xe hay hợp đồng mua bán nhà kèm theo. Tuy nhiên, đối với các khoản vay tiêu dùng hay vay kinh doanh thì cán bộ tín dụng rất khó xác định mục đích vay vốn của các khách hàng này như thế nào và phải cần loại giấy tờ nào để xác định đúng mục đích vay vốn của khách hàng?
- Nghiệp vụ tín dụng của nhân viên tín dụng cịn nhiều hạn chế. Một số nhân viên tín dụng chưa đủ kinh nghiệm cũng như hiểu biết để đánh giá hết mức độ rủi ro của khoản vay.
- Chưa có qui trình riêng, chính sách tín dụng riêng cũng như cách tính lãi suất riêng cho các khoản vay trong các lĩnh vực có rủi ro cao như: bất động sản, chăn nuôi…
- Công tác thu thập thơng tin khách hàng của các cán bộ tín dụng khi thẩm định cho vay còn nhiều hạn chế.