CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vay tiêu dùng tại các cơng ty tài chính
2.3.1 Các nhân tố từ các cơng ty tài chính tiêu dùng
2.3.1.1 Chính sách tín dụng
Là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Thơng thường chính sách tín dụng có các khoản mục sau: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh tốn nợ, … Chính sách tín dụng vạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng về những căn cứ để xem xét các nhu cầu vay vốn. Vì vậy, những yếu tố trong chính sách tín dụng đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc mở rộng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay tiêu dùng nói riêng.
2.3.1.2 Năng lực tài chính
Là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo công ty xem xét khi đưa ra các quyết định trong đó có các quyết định về hoạt động cho vay tiêu dùng. Năng lực tài chính thường được xác định dựa trên một số yếu tố như: số lượng, chất lượng vốn huy động thể hiện ở đặc điểm: nguồn vốn rẻ, thời hạn dài, đối tượng huy động đa dạng, nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn rẻ, thời hạn sử dụng dài.
2.3.1.3 Công nghệ và khả năng quản lý
Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại doanh nghiệp đó. Nếu một doanh nghiệp được trang bị các cơng nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn. Hơn nữa, áp dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, họ có thể tiết kiệm được nhân cơng cũng như chi phí quản lý góp phần giảm giá thành dịch vụ. Thêm vào đó, khi có các cơng nghệ hiện đại hỗ trợ thì việc giải quyết các thủ tục của cơng ty được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng (Nguyễn Đức Trọng Tín, 2011).
2.3.1.4 Quy mơ và uy tín của doanh nghiệp
Quy mơ, uy tín ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng. Các TCTD có quy mơ nhỏ thường tập trung vào hoạt động bán lẻ, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay hộ cá thể sản xuất kinh doanh nhỏ... để phát huy tối đa lợi thế của mình.
Uy tín của TCTD sẽ giúp huy động được nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp và thơng qua việc đẩy mạnh hoạt động cho vay sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao từ chênh lệch giữa chi phí huy động và lãi suất cho vay.
2.3.1.5 Tính đa dạng của sản phẩm cho vay tiêu dùng
Cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng đơn điệu, chất lượng thấp, không thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng thì khơng thể đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng, dẫn đến uy tín, thương hiệu, thị phần trên thị trường giảm dần.
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, muốn tồn tại và phát triển phải đẩy mạnh các hoạt động cho vay, chạy đua trong việc triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, cần thiết kế, triển khai các sản phẩm chuyên biệt, mang tính đặc thù.
Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng là mục tiêu của các doanh nghiệp nhằm đem lại sự hài lịng cao nhất cho khách hàng
2.3.1.6 Năng lực, trình độ cán bộ tín dụng
Chất lượng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào năng lực, trình độ CBTD. Để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, TCTD cần có đội ngũ chuyên viên khách hàng chuyên nghiệp, bài bản; tập trung hóa các hoạt động vận hành cũng như phê duyệt tín dụng, xử lý hồ sơ vay, cam kết tuân thủ quy trình nghiệp vụ cao ... giúp giảm thiểu thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tăng tính minh bạch, tính cam kết trong chất lượng dịch vụ.
2.3.1.7 Đạo đức của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định
Qua kết luận của kiểm toán nội bộ các TCTD, thanh tra của ngân hàng nhà nước cho thấy, nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng, khơng có khả năng thu hồi, có khả năng mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, thiếu kiểm tra, kiểm sốt. Điều đó một phần là do năng lực của cán bộ nhưng một phần khơng nhỏ gây nên tình trạng đó là một bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định liên quan đến công tác cho vay có phẩm chất đạo đức kém, thiếu trách nhiệm (Phạm Vũ Thanh Hà, 2010).
TCTD nào chú trọng đến cơng tác tín dụng, ln tn thủ các quy trình từ xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, xử lý nợ nghi ngờ, nợ xấu ... luôn chú trọng, nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thì ở đó, chất lượng tín dụng cao và kiểm sốt tốt, giảm thiểu rủi ro, chi phí. Ngược lại, ở đâu sự quan tâm, chú trọng không đầy đủ đúng mức thì ở đó chất lượng, hiệu quả tín dụng thấp, rủi ro cao.
2.3.1.8 Mạng lưới kênh phân phối
Hệ thống đại lý điểm giao dịch càng nhiều sẽ tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận đến nguồn vốn vay ngay khi có nhu cầu, đồng thời cũng là yếu tố góp phần phát triển thương hiệu trở nên rộng rãi.
2.3.1.9 Hệ thống thu thập thơng tin bên ngồi
Hệ thống thu thập thơng tin bên ngồi địi hỏi tích luỹ các số liệu khác nhau về tình hình tất cả các thị trường, đặc biệt là thị trường mà TCTD đang hoạt động, về tất cả các lực lượng tham gia thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về cơ chế điều hành quản lý của Nhà nước, về biểu lãi suất của NHNN, chính sách hối đối, về nhu
cầu thị hiếu của người dân. Hệ thống thông tin cung cấp tốt sẽ là cơ sở để lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
2.3.1.10 Bộ phận Marketing
Với các thông tin thu thập được, bộ phận này sẽ tổng hợp, phân tích, đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu, các hướng giải quyết nhằm đạt được mục tiêu thu hút ngày càng nhiều khách hàng, chiếm lĩnh được thị phần cao trên thị trường, đạt được lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, hoàn thành tốt kế hoạch của ban giám đốc, mục tiêu hội đồng cổ đông đề ra… (Phan Thị Thanh Hương, 2010).