Nhận định về thị trường TDTD tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.6 Nhận định về thị trường TDTD tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm

2.6.1 Theo Kết quả khảo sát của Viện Chiến lược Ngân hàng

Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết, trong vòng 7 năm từ 2007-2014, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP năm 2014 đạt 6,4%, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người, tín dụng tiêu dùng đang có tốc độ tăng trưởng trung bình 30-40%/năm và sẽ tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm 2015.

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như vậy là do nền kinh tế Việt Nam ln tạo thuận lợi cho ngành tín dụng tiêu dùng phát triển. Ví dụ, dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và thu nhập của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng do nền kinh tế tăng trưởng tốt trong thời gian qua.

Đặc biệt hơn, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam cũng đang diễn ra tích cực, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng đã đưa đến cho thị trường tài chính cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nhiều cơ hội, đặc biệt là phân khúc bán lẻ. Phân khúc bán lẻ không chỉ hấp dẫn đối với hệ thống ngân hàng và nhà đầu tư trong nước mà còn là lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại đang ngắm tới.

Theo Ngân hàng thế giới thì hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 1/3 dân số có tài khoản ngân hàng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân có xu hướng gia tăng khi mức sống ngày càng được cải thiện.

Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại thời điểm 06/2013 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở các cơng ty tài chính tiêu dùng giao động từ 3.5% - 6%, cao hơn các NHTM và có xu hướng tăng dần trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với thông lệ quốc tế, phổ biến ở mức 9% đối với các cơng ty tài chính TDTD.

2.6.2 Theo Kết quả khảo sát của công ty cổ phần StoxPlus

Công ty cổ phần StoxPlus là doanh nghiệp hàng đầu về thơng tin tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam, cung cấp thơng tin tổng hợp, giải pháp phân tích và báo cáo nghiên cứu thị trường chuyên sâu đa ngành cho khách hàng Việt Nam và quốc tế.

Theo nhận định của StoxPlus, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, do sự chuyển hướng mạnh từ tín dụng doanh nghiệp sang tín dụng tiêu dùng trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn 2012- 2014. Hiện phần lớn dịch vụ cho vay tiêu dùng được cung cấp bởi các ngân hàng cổ phần và sản phẩm chủ yếu là cho vay mua, sửa chữa, nâng cấp nhà ở. Theo thông lệ quốc tế, các khoản này không được xem xét là cho vay tiêu dùng. Các hoạt động cho vay tiêu dùng với giá trị thấp hơn như xe gắn máy, điện thoại, đồ điện, đồ gia dụng... Quy mô dư nợ ở phân khúc này chưa đến một tỷ USD và chủ yếu do các cơng ty tài chính tiêu dùng nước ngồi khai thác.

Trên thị trường có một số tên tuổi chiếm thị phần lớn như: Home Credit, FE Credit (thương hiệu trên thị trường của VPB FC), HD Saison Finance, Prudiential Finance, ACS Trading, JACCS... Các công ty tài chính này đều tăng trưởng cho vay rất nhanh hơn 70% khách hàng của các cơng ty tài chính tiêu dùng có thu nhập hàng tháng dao động từ 3-7 triệu đồng/tháng. Đáng lưu ý là lãi suất cho vay tiêu dùng được áp dụng khá cao, từ 13%/năm lên tới 63-70%/năm.

Tỷ lệ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tính trên tổng dư nợ toàn nền kinh tế ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực. Đến tháng 8/2014, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam ước đạt khoảng 10,4 tỷ USD. tăng 18% về mặt quy mơ so với năm trước đó. Phần lớn người dân Việt Nam hiện nay chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thị trường này mới tập trung vào các đối tượng có thu nhập cao và ổn định. Trong khi đó, hiện 68% dân số Việt Nam hiện sống ở khu vực nông thôn, hầu hết khó chứng minh được nguồn thu nhập ổn định và đủ cao để có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như thẻ tín dụng.

2.6.3 Bài học kinh nghiệm

Để cạnh tranh giành thị phần tín dụng tiêu dùng, quan trọng là chất lượng phục vụ, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh gọn. Khi tiếp cận với khách hàng vay vốn tiêu dùng nhỏ lẻ thì cho vay tại điểm bán hàng, nơi khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm chính là giải pháp mang đến sự tiện lợi nhất. Làm được điều này, bản thân các công ty tài chính phải xây dựng cho mình mạng lưới các đối tác bán lẻ để cùng hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

Đồng thời, sản phẩm đưa ra cũng phải phù hợp để đáp ứng được nhu cầu và nằm trong khả năng chi trả của khách hàng. Sau đó, bên cho vay mới cung cấp được nhiều sản phẩm tài chính cao hơn để phù hợp với nhu cầu và điều kiện ngày một tăng của khách hàng.

Tiềm năng tăng trưởng của ngành tài chính bán lẻ ở thị trường Việt Nam rất lớn, vì thị trường Việt Nam có tỷ lệ kinh tế tăng trưởng hơn 5%. Vì thế, sẽ vẫn cịn rất nhiều khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao. Mặt khác, tỷ lệ vay tiêu dùng của Việt Nam hiện rất thấp, chỉ cao hơn Lào, Campuchia. Trong khi, các thị trường khác trên thế giới, nhất là thị trường mới nổi, tỷ lệ cho vay rất nhiều nên tiềm năng tăng trưởng đối với vay tiêu dùng ở Việt Nam còn rất cao.

Để thâm nhập và đẩy mạnh được dịch vụ cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ, đòi hỏi trước hết phải có kế hoạch và thời gian lâu dài để xây dựng hệ thống quản lý. Trong khi hệ thống ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn yếu kém, nợ xấu cao, chưa có hệ thống tính điểm tiên tiến, thì khả năng đối mặt với rủi ro là rất cao khi đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Do đó, để thành cơng trong cho vay tiêu dùng bắt buộc phải minh bạch về nợ xấu. Vì nếu khơng quản lý được rủi ro trong cho vay tiêu dùng dễ dẫn đến rủi ro nợ xấu, gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Do đó, giải pháp tốt hơn là một số ngân hàng hợp lực lại với các cơng ty tài chính, kể cả cơng ty tài chính nước ngồi để có thể cạnh tranh và mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài ra, mỗi cơng ty cho vay tiêu dùng cần kiên trì chiến lược đã đặt ra và không thay đổi quá nhiều hoặc phản ứng thái quá trước chiến lược riêng của đối thủ

và không nên bắt chước đối phương về các sản phẩm, dịch vụ… mà cần có sự hợp lực với vài cơng ty tài chính đa quốc gia và sẽ học hỏi kinh nghiệm từ họ.

Thực tế cho thấy, dù mặt bằng lãi suất của các cơng ty tài chính tiêu dùng khá cao, nhưng khách hàng vẫn quyết định lựa chọn dịch vụ này như một giải pháp hữu hiệu về tài chính giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình. Sở dĩ lãi suất cho vay tiêu dùng cao là do khoản vay chủ yếu là tín chấp. Các cơng ty tài chính cho vay thủ tục rất đơn giản, khách hàng không cần chứng minh thu nhập và giải ngân có thể chỉ trong vòng 15 phút nên bù lại, mức lãi suất cũng sẽ cao hơn, do rủi ro cao.

Việc áp dụng trần lãi suất trần để khống chế lãi suất trong cho vay tiêu dùng nên được xem xét kỹ lưỡng ở từng thời điểm thị trường. Đặc biệt tại thời điểm đầu năm 2015, khi mà hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn cịn rất hạn chế. Chính quy định này có thể sẽ gây khó khăn cho các cơng ty tài chính trong hoạt động kinh doanh và mở rộng hoạt động cho vay để đáp ứng hết nhu cầu vốn tiêu dùng của khách hàng. Trong khi, người tiêu dùng ở thị trường vẫn có nhu cầu vay và muốn mua sản phẩm, nhưng họ lại khơng đủ tài chính. Điều này sẽ dẫn đến, tín dụng đen gia tăng. Nhà nước khi đó phải đối mặt với vơ vàn khó khăn. Khơng chỉ vấn đề về các băng đảng xã hội, mà còn về vấn đề thất nghiệp, mức thu từ thuế doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể. Ngược lại, khi mở rộng thị trường và có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại được lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng.Thị trường Việt Nam chưa có nhiều cơng ty tài chính phát triển và đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nên việc phải cạnh tranh về lãi suất cũng chưa cao. Nhưng một khi có nhiều cơng ty tài chính nhảy vào và cung cấp dịch vụ tốt tương tự như một số cơng ty hiện có chắc chắn sẽ phải cạnh tranh về phí và sẽ giảm lãi suất. Đây vốn là quy luật của thị trường tự do.

Kết luận chương 2

Chương 2 luận văn trình bày khái quát cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Đặc biệt là những điểm khác nhau giữa tín dụng tiêu dùng tại các NHTM và cơng ty tài chính.

Luận văn cũng đã giới thiệu sơ lược kinh nghiệm cho vay tiêu dùng trên thế giới và cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tài chính trong nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về hoạt động cho vay tiêu dùng có thể áp dụng đối với thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam và VPB FC.

Trong chương 3, luận văn sẽ nghiên cứu tổng quan về mơ hình, thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPB FC để thấy được những thành quả, hạn chế và tìm ra ngun nhân của nó trong mơ hình cho vay tiêu dùng tại VPB FC.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CƠNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH

VƯỢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)