Các nhân tố từ môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vay tiêu dùng tại các cơng ty tài chính

2.3.3 Các nhân tố từ môi trường kinh tế xã hội

2.3.3.1 Tình trạng kinh tế vĩ mơ

Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng một cách hiệu quả. Kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là ổn định tiền tệ với các chỉ tiêu giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm định chế tài chính cho vay vốn, các đối tượng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ yên tâm về sự ổn định trong thu nhập cũng như sự ổn định của chi phí đi vay, chi phí mua sắm, sửa chữa nhà cửa, và các hàng hóa, dịch vụ khác, do đó làm tăng các khoản vay của họ, đồng thời tạo điều kiện duy trì và phát triển bền vững quan hệ hai chiều vay vốn và trả nợ.

Ngược lại, khi kinh tế khủng hoảng hoặc điều kiện phát triển chậm chạp sẽ tác động gây hạn chế cho vay tiêu dùng của các trung gian tài chính. Các khoản cho vay chịu tác động của những biến động trên thị trường tài chính bất ổn có thể dẫn tới đổ vỡ tín dụng. Những thay đổi tỷ giá hối đối kém linh hoạt, không phản ánh được sự biến động của kinh tế vĩ mơ, làm méo mó những tín hiệu giá cả bên ngồi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng và TCTD. Mặt khác, kinh tế

vĩ mô phát triển chập chạm hay bất ổn cũng khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, các chi phí biến động, khó kiểm sốt, làm người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm các khoản vay của họ (Nguyễn Đức Trọng Tín, 2011).

2.3.3.2 Mơi trường chính trị và các chính sách của Nhà nước

Kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các quy định của NHNN. Trước hết, có thể kể đến các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng, đặc biệt là các chính sách và các chương trình liên quan đến kinh tế. Chẳng hạn, khi Nhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế cũng như tăng thu hút đầu tư nước ngồi bằng các chính sách khuyến khích đầu tư (sự đơn giản về thủ tục giấy tờ, ưu đãi thuế…) tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, xã hội, làm tăng GDP, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức thu nhập cho người lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Hay có thể kể đến tác động của các quy định của NHNN, chẳng hạn các quy định về lãi suất chiết khấu tái chiết khấu. Việc giảm mức lãi suất này sẽ tạo điều kiện tăng cho vay của các TCTD. Ngược lại việc nâng mức lãi suất chiết khấu sẽ làm giảm khối lượng cho vay của các TCTD. Hoặc quy định về mức dự trữ bắt buộc, chẳng hạn việc thay đổi mức dự trữ bắt buộc sẽ làm thay đổi tài sản có của các NHTM và làm tăng hoặc giảm doanh số cho vay tiêu dùng. Hay như chính sách của NHNN trong việc cấp tín dụng cho vay đối với các NHTM dưới 15% vốn tự có sẽ làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng song mặt khác tạo sự an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng trước những khó khăn về thanh khoản trong tương lai (Phan Thị Thanh Hương, 2010).

2.3.3.3 Mơi trường văn hóa

Mơi trường văn hóa được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau, có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ, sự hiểu biết của dân chúng về các sản phẩm dịch vụ cung cấp. So với các nước khác trên thế giới, tín dụng tiêu dùng tại nước ta vẫn chưa phát triển, một phần là do tâm lý

không muốn đi vay vốn để mua sắm, tiêu dùng của người dân. Người Việt Nam có thói quen chỉ mua sắm, tiêu dùng trong thu nhập của mình và tích trữ để mua những tài sản có giá trị bằng tiền của mình (Phạm Vũ Thanh Hà, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)