Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

3.2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam

Đầu năm 2015 kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt. Trong nước, giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước. Kết quả là tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần tram (Tổng Cục Thống Kê, 2015).

Theo Thống kê của Worldbank (2015), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 đạt 186.2 tỷ USD. trên quy mô dân số 90,73 triệu người tăng 5,98% so với năm 2013, cao hơn so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 5,8%.

Bảng 3.1: Chỉ tiêu GDP theo đầu người Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 GDP (tỷ USD) 66.4 77.4 99.1 106.0 115.9 135.5 155.8 171.2 186.2 Dân số (triệu người) 83.3 84.2 85.1 86.0 86.9 87.8 88.8 89.7 90.7 Tăng trưởng GDP (%) 6.98 7.13 5.66 5.40 6.42 6.24 5.25 5.42 5.98 GDP bình quân (USD/người) 797 919 1,165 1,232 1,334 1,543 1,755 1,909 2,052 (Nguồn: Worldbank)

Biểu đồ 3.2: Tăng trường GDP trên bình quân đầu người

Qua biểu đồ ta nhận thấy mức GDP bình quân đầu người ngày càng được cải thiện. Vì thế, theo thời gian thì nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ có xu hướng tăng cao. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

3.2.2 Xu hướng hoạt động cho vay tiêu dùng

Từ năm 2007 đến nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đã có sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt khoảng 188.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2012 và chiếm 5,4% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, tương đương khoảng 5,2% GDP, và 7% tổng giá trị tiêu dùng cuối cùng. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ, song năm 2014 hoạt động cho vay tiêu dùng được đánh giá là phát triển mạnh hơn so với năm 2013 từ các NHTM, nhất là từ cơng ty tài chính tiêu dùng.

Cho vay tiêu dùng là lĩnh vực rất tiềm năng tại Việt Nam, bởi lĩnh vực này mới chiếm 6% tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam, trong khi tỷ lệ này ở các nước khác là 15 - 20%, thậm chí ở Mỹ lên tới 30-40%. Cụ thể tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại thị trường Mỹ đạt khoảng 3,2 nghìn tỷ USD tương đương với khoảng 20% GDP (chưa kể các khoản vay thế chấp nhà ở đạt hơn 8 nghìn tỷ USD).

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng cũng đạt tới 14% GDP ở Anh, 8% GDP ở Đức, 7,3% GDP ở Pháp, 7% GDP ở Ý và Tây Ban Nha. Trên tồn thị trường châu Âu, tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng là 1.061 tỷ Euro, tương đương khoảng 14% tổng doanh số tiêu dùng trong năm của toàn khu vực. Tại các quốc gia đang phát triển, thị trường cho vay tiêu dùng cũng có tốc độ phát triển nhanh chóng. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng (không kể các khoản cho vay thế chấp nhà ở) ở Malaysia hiện đạt khoảng 24% GDP.

Với xu thế này cho thấy thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam sẽ phát triển là một xu hướng tất yếu, sự phát triển này không chỉ mở rộng về mặt quy mô dư nợ cho vay mà các sản phẩm TDTD cũng càng ngày trở nên đa dạng, phong phú.(Nguyễn Thị Kim Thanh, 2015)

Theo Ông Kalidas Ghose nhận định cho vay tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng mạnh trong tương lai. Khả năng, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ TDTD sẽ gia tăng từ 20% đến 30% mỗi năm trong vòng 3 đến 4 năm tới.

Việt Nam là một trong những quốc gia có lĩnh vực TDTD giàu tiềm năng nhất trong khu vực và trên thế giới.

Thứ nhất, với dân số khoảng 90 triệu người, Việt Nam xếp thứ 14 trong các

nước đông dân nhất thế giới.

Thứ hai, Việt Nam có nền kinh tế năng động và thu nhập của người dân

tăng theo mỗi năm.

Trong khi đó, tương lai hoạt động cho vay tiêu dùng rất có thể sẽ bị hạn chế tại các NHTM mà hiện nay số lượng các công ty tài chính tại Việt Nam vẫn cịn rất hạn chế tính đến ngày 30/06/2015 chỉ có 17 cơng ty tài chính đang có mặt tại Việt Nam. Điều này càng khẳng định thêm tiềm năng phát triển lĩnh vực này tại các cơng ty tài chính tiêu dùng.

Bảng 3.2: Danh sách các cơng ty tài chính

TT TÊN CƠNG TY VỐN ĐIỀU LỆ Tỷ VND

1 Cơng ty tài chính TNHH MTV Bưu điện

Post and Telecommunication Fiannce Company Limited 500

2 Cơng ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam

Rubber Finance Company 1.089

3

Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (tên cũ: Cơng ty tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam)

Maritime Bank Finance Company Limited

500

4 Cơng ty tài chính cổ phần Điện Lực

EVN Finance Joint Stock Company. 2.5

5 Công ty tài chính cổ phần Handico

Handico Finance Joint Stock Company 550

6

Cơng ty tài chính TNHH MTV Kỹ thương (tên cũ: Cơng ty tài chính cổ phần Hố chất) Vietnam Chemical Finance Joint Stock Company

600

7

Cơng ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam) (100% vốn nước ngoài)

Mirae Asset Finance Company (Vietnam) Limited

500

8

Cơng ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank Finance Company Limited)

Tên cũ: Công ty TNHH MTV tài chính Than – Khống sản.

9

Cơng ty tài chính TNHH HD Saison

Tên cũ: Cơng ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HD Finance)

550

10

Cơng ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam (100% vốn nước ngoài)

(Home Credit Vietnam Finance Company Limited) Tên cũ: Cơng ty tài chính TNHH MTV PPF Việt Nam

550

11

Cơng ty tài chính TNHH MTV Prudential Việt Nam (100% vốn nước ngoài)

Prudential Vietnam Finance Company Limited

616

12 Cơng ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS

JACCS International Vietnam Finance Company Limited 550

13 Cơng ty tài chính cổ phần Sơng Đà

Song Da Finance Joint Stock Company 686

14 Cơng ty tài chính TNHH MTV Tàu thuỷ

Vietnam Shipbuilding Finance Company Limited 2.523

15

Cơng ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt Nam (100% vốn nước ngồi)

Toyota Financial Services Vietnam Company Limited

500

16 Cơng ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel

Vinaconex-Viettel Finance Joint Stock Company 1000

17 Cơng ty tài chính cổ phần Xi Măng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)