Khuyến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.3 Khuyến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Cho vay tiêu dùng là một hoạt động hổ trợ tiêu dùng hiệu quả đang được quan tâm. Nhằm góp phần kích thích tiêu dùng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững Chính Phủ và các Bộ, ngành có liên quan cần có những biện pháp hổ trợ, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này ngày càng phát triển.

4.3.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia gia

Ổn định kinh tế vĩ mô là một điều kiện cơ bản của sự phát triển xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, Chính phủ cần thực hiện đồng loạt các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ mô như: ổn định thị trường giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đóai, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Bằng việc duy trì và cải thiện các cân đối lớn của nền kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là cán cân thanh toán quốc tế, cân đối giữa thu- chi ngân sách Nhà nước, cân đối vốn đầu tư, cân đối cung cầu giữa sản xuất với sử dụng từ đó mà tăng trưởng và phát triển bền vững, làm giảm bớt những dao động của chu kì kinh doanh, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.Việc ổn định mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu

nhập và mức sống cho dân cư, nâng cao khả năng tích luỹ và tiêu dùng của dân cư, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng lên, đồng thời cũng giúp cho các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều hàng hoá dịch vụ cho xã hội.

4.3.2 Điều chỉnh cơ cấu ngành một cách cân đối hợp lý

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển cơ cấu ngành kinh tế từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự thay đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu này phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến hoàn thiện và phù hợp hơn.

Chuyển dịch cơ cấu ngành được coi là điểm cốt lõi cơ bản trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau. Do đó, một quốc gia muốn phát triển và đạt được tốc độ tăng trưởng cao cần có một cơ cấu ngành phù hợp. Vì thế, việc đầu tư vào chuyển dịch cơ cấu ngành, tạo sức bật cho nền kinh tế có vai trị hết sức quan trọng. Tùy vào điều kiện địa lý kinh tế khác nhau mỗi vùng, mỗi quốc gia mà đề ra cơ cấu ngành phù hợp. Do vậy, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp chuyển đổi cơ cấu ngành một cách toàn diện, chuyển lao động ở những ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao, giảm bớt tình trạng thất nghiệp, tạo thêm nhiều công ăn vịêc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống, từ đó làm gia tăng cầu hàng hố – dịch vụ trong dân. Đồng thời, ưu tiên phát triển các ngành cơng nghiệp sản xuất hàng hố tiêu dùng và các ngành công nghiệp dịch vụ phụ trợ, đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú, góp phần vào việc gia tăng mức cung về hàng hoá – dịch vụ tương ứng.

4.3.3 Hồn thiện mơi trường pháp lý

Mặc dù mơi trường chính trị của nước ta khá ổn định nhưng hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều điểm mâu thuẫn chưa thống nhất với nhau. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, thể chế chính sách, thủ tục hành chính, thực thi cơng vụ…

vẫn cịn nhiều bất cập, vướng mắc, gây khó khăn, phiền hà, tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Theo báo cáo Ngân hàng Thế giới năm 2014 về môi trường kinh doanh thì Việt Nam đứng thứ 78, Singapore xếp thứ 1, Malaysia thứ 18, Thái Lan thứ 26…

Vì vậy, Chính Phủ cần phải có chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian và chi phí thực hiện, bảo đảm cơng khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thơng thống, hấp dẫn, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển và vận hành thông suốt, hiệu quả các loại thị trường, nhất là các thị trường hàng hóa, lao động, tài chính, bất động sản, khoa học cơng nghệ.

Tập trung hồn thiện thể chế liên quan tới việc sở hữu, sử dụng tài sản, sở hữu trí tuệ, hạn chế chi phí khơng chính thức, giảm gánh nặng thủ tục hành chính, minh bạch trong hoạch định chính sách, kiểm tốn và chuẩn mực báo cáo, xây dựng hành lang pháp lý an toàn: về luật nhà ở, luật dân sự, luật kinh tế... nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi người đi vay và các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu cho ra quy trình xử lý tài sản thế chấp một cách nhanh chóng giúp cho các TCTD xử lý nợ nhanh chóng trong trường hợp phải xiết tài sản thế chấp thu hồi nợ.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thơng nhằm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa thành phần hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Đặc biệt là đối với phịng cơng chứng và phịng đăng ký giao dịch đảm bảo là hai bộ phận có vai trị quan trọng hỗ trợ việc xác minh hành vi thế chấp, xác minh giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp có đang bị tranh chấp, bị hạn chế quyền chuyển nhượng trong giao dịch mua bán, đồng thời giúp TCTD nhận biết giấy tờ sở hữu là thật hay giả…

4.3.4 Đầu tư cho hệ thống giáo dục phát triển nhân tố con người

Đầu tư cho hệ thống giáo dục là vấn đề chiến lược phát triển chung của một quốc gia. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong một lĩnh vực áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới như lĩnh vực tài chính ngân hàng thì cần có một đường lối chiến lược chỉ đạo sâu sắc. Nhà nước cần đầu tư thêm ngân sách cho giáo dục mà cụ thể là đầu tư đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng là điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên về sau. Hiện tại, Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam và Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính thường phối hợp với NHNN các định chế tài chính cũng như các TCTD tổ chức những buổi hội thảo, những khóa đào tạo ngắn hạn cho các đội ngũ cán bộ tín dụng những kỹ năng cần thiết trong các nghiệp vụ tài chính ngân hàng. Nhưng các khóa đào tạo này cịn rất hạn chế về mặt số lượng cũng như khả năng đáp ứng tính đa dạng của nhu cầu thực tế.

Vì thế, Chính phủ cũng cần có những chính sách quan tâm hổ trợ phát triển thêm công tác đào tạo này giúp cho các cán bộ tín dụng nắm rõ thêm những vấn đề cần thiết và cơ bản liên quan, biết ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống có thể xảy ra đồng thời các cơng ty tổ chức tín dụng thường xuyên cử các đội ngũ cán bộ nhân viên của mình đi học những lớp nghiệp vụ mới để họ có thể nắm bắt thơng tin và ứng dụng những gì học được hồn thành cơng việc mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)