Mơ hình phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của AmericanExpress

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 38)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.5 Kinh nghiệm từ những mơ hình phát triển thị trường cho vay tiêu dùng trước đây

2.5.2 Mơ hình phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của AmericanExpress

Công ty American Express là một tập đoàn đa quốc gia chuyên cung cấp dịch vụ tài chính của Mỹ có trụ sở tại Trung tâm Tài chính Thế giới Manhattan ở thành phố New York, Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 1850. Đứng đầu trong danh sách 10 công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn 5/2015 (lần lược tiếp theo sau Capital One Financial, Visa, Discover Financial Services, Orix, Mastercard, HDFC, CIT Group of the US, Taiwan’s Hua Nan Financial, China’s Franshion Properties). Trên vai trò dẫn đầu với các loại thẻ tín dụng, American Express thực sự đã giành được vị trí thương hiệu tồn cầu, và vẫn ln khẳng định vị thế của mình bằng những kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ tài chính. Sản phẩm và dịch vụ của hãng có mặt trên hơn 200 quốc gia và cơng ty cũng có hơn 78.000 chi nhánh và phát hành hơn 100 triệu thẻ trên toàn thế giới. American Express có một mong muốn trở thành một nơi mà “mọi nhân công vui vẻ với những người cùng làm việc, hãnh diện về những gì họ làm, tin tưởng những người mà mình làm việc cho” để làm phương châm phát triển.

American Express nổi tiếng trên tồn thế giới nhờ vào uy tín và những kết quả thành cơng của sự tận tâm để đưa công ty phát triển hơn nữa. Cơng ty ln tìm tịi sáng tạo ra những sản phẩm thẻ tiên phong phù hợp từng đối tượng khách hàng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Sáng kiến tiên phong về loại thẻ Charge Card năm 1963 là sản phẩm mở đầu và đã chứng minh những sản phẩm tiên tiến của American Express luôn đáp ứng nhu cầu phù hợp đối với khách hàng. Mặc dù có rất nhiều sản phẩm tương tự nhưng American Express luôn chứng minh được những điểm khác biệt của mình trong thị trường đầy cạnh tranh bằng việc kết nối những sản phẩm hàng đầu với dịch vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Tính đến năm 2015 các loại thẻ đang phát hành của American Express có đến 21 loại thể giành cho cá nhân và 18 loại thẻ giành cho doanh nghiệp .

Bảng 2.1: Danh sách thẻ của công ty American Express

Thẻ cá nhân Thẻ doanh nghiệp

Premier Rewards Gold Corporate Green*

Amex EveryDay® Credit Corporate Gold*

Blue Cash Everyday® Corporate Platinum®*

Blue Cash Preferred® Business ExtraSM Corporate*

The Starwood Preferred Guest® Credit Corporate Meeting*

Platinum® Corporate Purchasing*

American Express® Green The Business Gold Rewards

Gold Delta SkyMiles® Credit SimplyCash® Business Credit

Blue® The Plum®

Amex EveryDay® Preferred Credit Business Platinum®

Hilton HHonorsTM Gold Delta SkyMiles®Business Credit

Platinum Delta SkyMiles® Credit Starwood Preferred Guest®Business Credit

JetBlue Business Green Rewards

Gold Blue for Business® Credit

PlentiSM Credit Lowe's Business Rewards

Blue Sky® Platinum Delta SkyMiles®Business Credit

Delta Reserve Credit Delta Reserve for Business Credit

Hilton HHonorsTM Surpass® TrueEarnings® Business

The Mercedes-Benz Credit TrueEarnings®

American Express Serve®

2.5.3 Mơ hình phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Tập đoàn Home Credit

Được thành lập vào năm 1997 tại Cộng hịa Czech, tập đồn Home Credit hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng thúc đẩy các tiêu chuẩn sống cao hơn và đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng vay. Các dịch vụ của nó rất đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Từ sau khi thành lập, Home Credit đã phát triển mạnh mẽ ở khu vực Trung và Đông Âu, Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập, và Châu Á. Tập đoàn đang hoạt động tại Cộng hòa Czech (từ năm 1997), Cộng hoà Slovak (từ năm 1999), Liên bang Nga (từ năm 2002), Kazakhstan (từ năm 2005), Belarus (từ năm 2007), Trung Quốc (từ năm 2007), Ấn Độ ( kể từ năm 2012), Indonesia (từ năm 2013), Philippines (từ năm 2013), Việt Nam (từ năm 2014).

Đến ngày 30/6/2015 tập đồn ước tính có khoảng 57.600 nhân viên đã phục vụ 47.800.000 khách hàng thông qua mạng lưới phân phối rộng lớn của nó bao gồm 161.654 điểm bán lẻ (POS: Point of sale), văn phòng cho vay, các chi nhánh và các bưu điện chi nhánh của tập đoàn, bưu cục, và các kênh bán hàng trực tiếp. Mạng lưới này cũng giúp tập đoàn tiếp cận hiệu quả các khách hàng mới tại các điểm bán hàng tại chỗ và đồng thời cho vay tiền mặt hay cho vay qua thẻ. Home Credit ln tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội bán chéo sản phẩm với các đối tác kinh doanh khác. Home Credit cung cấp các khoản vay cho việc mua bán hàng hóa lâu bền và các loại tài sản của người tiêu dùng được cung cấp bằng đồng nội tệ ở những nước mà Home Credit hoạt động.

2.6 Nhận định về thị trường TDTD tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm.

2.6.1 Theo Kết quả khảo sát của Viện Chiến lược Ngân hàng

Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết, trong vòng 7 năm từ 2007-2014, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP năm 2014 đạt 6,4%, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người, tín dụng tiêu dùng đang có tốc độ tăng trưởng trung bình 30-40%/năm và sẽ tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm 2015.

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như vậy là do nền kinh tế Việt Nam ln tạo thuận lợi cho ngành tín dụng tiêu dùng phát triển. Ví dụ, dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và thu nhập của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng do nền kinh tế tăng trưởng tốt trong thời gian qua.

Đặc biệt hơn, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam cũng đang diễn ra tích cực, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng đã đưa đến cho thị trường tài chính cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nhiều cơ hội, đặc biệt là phân khúc bán lẻ. Phân khúc bán lẻ không chỉ hấp dẫn đối với hệ thống ngân hàng và nhà đầu tư trong nước mà còn là lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại đang ngắm tới.

Theo Ngân hàng thế giới thì hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 1/3 dân số có tài khoản ngân hàng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân có xu hướng gia tăng khi mức sống ngày càng được cải thiện.

Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại thời điểm 06/2013 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở các cơng ty tài chính tiêu dùng giao động từ 3.5% - 6%, cao hơn các NHTM và có xu hướng tăng dần trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với thông lệ quốc tế, phổ biến ở mức 9% đối với các cơng ty tài chính TDTD.

2.6.2 Theo Kết quả khảo sát của công ty cổ phần StoxPlus

Công ty cổ phần StoxPlus là doanh nghiệp hàng đầu về thơng tin tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam, cung cấp thơng tin tổng hợp, giải pháp phân tích và báo cáo nghiên cứu thị trường chuyên sâu đa ngành cho khách hàng Việt Nam và quốc tế.

Theo nhận định của StoxPlus, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, do sự chuyển hướng mạnh từ tín dụng doanh nghiệp sang tín dụng tiêu dùng trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn 2012- 2014. Hiện phần lớn dịch vụ cho vay tiêu dùng được cung cấp bởi các ngân hàng cổ phần và sản phẩm chủ yếu là cho vay mua, sửa chữa, nâng cấp nhà ở. Theo thông lệ quốc tế, các khoản này không được xem xét là cho vay tiêu dùng. Các hoạt động cho vay tiêu dùng với giá trị thấp hơn như xe gắn máy, điện thoại, đồ điện, đồ gia dụng... Quy mô dư nợ ở phân khúc này chưa đến một tỷ USD và chủ yếu do các cơng ty tài chính tiêu dùng nước ngồi khai thác.

Trên thị trường có một số tên tuổi chiếm thị phần lớn như: Home Credit, FE Credit (thương hiệu trên thị trường của VPB FC), HD Saison Finance, Prudiential Finance, ACS Trading, JACCS... Các công ty tài chính này đều tăng trưởng cho vay rất nhanh hơn 70% khách hàng của các cơng ty tài chính tiêu dùng có thu nhập hàng tháng dao động từ 3-7 triệu đồng/tháng. Đáng lưu ý là lãi suất cho vay tiêu dùng được áp dụng khá cao, từ 13%/năm lên tới 63-70%/năm.

Tỷ lệ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tính trên tổng dư nợ toàn nền kinh tế ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực. Đến tháng 8/2014, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam ước đạt khoảng 10,4 tỷ USD. tăng 18% về mặt quy mơ so với năm trước đó. Phần lớn người dân Việt Nam hiện nay chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thị trường này mới tập trung vào các đối tượng có thu nhập cao và ổn định. Trong khi đó, hiện 68% dân số Việt Nam hiện sống ở khu vực nông thôn, hầu hết khó chứng minh được nguồn thu nhập ổn định và đủ cao để có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như thẻ tín dụng.

2.6.3 Bài học kinh nghiệm

Để cạnh tranh giành thị phần tín dụng tiêu dùng, quan trọng là chất lượng phục vụ, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh gọn. Khi tiếp cận với khách hàng vay vốn tiêu dùng nhỏ lẻ thì cho vay tại điểm bán hàng, nơi khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm chính là giải pháp mang đến sự tiện lợi nhất. Làm được điều này, bản thân các cơng ty tài chính phải xây dựng cho mình mạng lưới các đối tác bán lẻ để cùng hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

Đồng thời, sản phẩm đưa ra cũng phải phù hợp để đáp ứng được nhu cầu và nằm trong khả năng chi trả của khách hàng. Sau đó, bên cho vay mới cung cấp được nhiều sản phẩm tài chính cao hơn để phù hợp với nhu cầu và điều kiện ngày một tăng của khách hàng.

Tiềm năng tăng trưởng của ngành tài chính bán lẻ ở thị trường Việt Nam rất lớn, vì thị trường Việt Nam có tỷ lệ kinh tế tăng trưởng hơn 5%. Vì thế, sẽ vẫn cịn rất nhiều khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao. Mặt khác, tỷ lệ vay tiêu dùng của Việt Nam hiện rất thấp, chỉ cao hơn Lào, Campuchia. Trong khi, các thị trường khác trên thế giới, nhất là thị trường mới nổi, tỷ lệ cho vay rất nhiều nên tiềm năng tăng trưởng đối với vay tiêu dùng ở Việt Nam còn rất cao.

Để thâm nhập và đẩy mạnh được dịch vụ cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ, đòi hỏi trước hết phải có kế hoạch và thời gian lâu dài để xây dựng hệ thống quản lý. Trong khi hệ thống ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn yếu kém, nợ xấu cao, chưa có hệ thống tính điểm tiên tiến, thì khả năng đối mặt với rủi ro là rất cao khi đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Do đó, để thành công trong cho vay tiêu dùng bắt buộc phải minh bạch về nợ xấu. Vì nếu khơng quản lý được rủi ro trong cho vay tiêu dùng dễ dẫn đến rủi ro nợ xấu, gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Do đó, giải pháp tốt hơn là một số ngân hàng hợp lực lại với các cơng ty tài chính, kể cả cơng ty tài chính nước ngồi để có thể cạnh tranh và mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài ra, mỗi cơng ty cho vay tiêu dùng cần kiên trì chiến lược đã đặt ra và không thay đổi quá nhiều hoặc phản ứng thái quá trước chiến lược riêng của đối thủ

và không nên bắt chước đối phương về các sản phẩm, dịch vụ… mà cần có sự hợp lực với vài cơng ty tài chính đa quốc gia và sẽ học hỏi kinh nghiệm từ họ.

Thực tế cho thấy, dù mặt bằng lãi suất của các cơng ty tài chính tiêu dùng khá cao, nhưng khách hàng vẫn quyết định lựa chọn dịch vụ này như một giải pháp hữu hiệu về tài chính giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình. Sở dĩ lãi suất cho vay tiêu dùng cao là do khoản vay chủ yếu là tín chấp. Các cơng ty tài chính cho vay thủ tục rất đơn giản, khách hàng không cần chứng minh thu nhập và giải ngân có thể chỉ trong vịng 15 phút nên bù lại, mức lãi suất cũng sẽ cao hơn, do rủi ro cao.

Việc áp dụng trần lãi suất trần để khống chế lãi suất trong cho vay tiêu dùng nên được xem xét kỹ lưỡng ở từng thời điểm thị trường. Đặc biệt tại thời điểm đầu năm 2015, khi mà hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn cịn rất hạn chế. Chính quy định này có thể sẽ gây khó khăn cho các cơng ty tài chính trong hoạt động kinh doanh và mở rộng hoạt động cho vay để đáp ứng hết nhu cầu vốn tiêu dùng của khách hàng. Trong khi, người tiêu dùng ở thị trường vẫn có nhu cầu vay và muốn mua sản phẩm, nhưng họ lại khơng đủ tài chính. Điều này sẽ dẫn đến, tín dụng đen gia tăng. Nhà nước khi đó phải đối mặt với vơ vàn khó khăn. Khơng chỉ vấn đề về các băng đảng xã hội, mà còn về vấn đề thất nghiệp, mức thu từ thuế doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể. Ngược lại, khi mở rộng thị trường và có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại được lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng.Thị trường Việt Nam chưa có nhiều cơng ty tài chính phát triển và đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nên việc phải cạnh tranh về lãi suất cũng chưa cao. Nhưng một khi có nhiều cơng ty tài chính nhảy vào và cung cấp dịch vụ tốt tương tự như một số cơng ty hiện có chắc chắn sẽ phải cạnh tranh về phí và sẽ giảm lãi suất. Đây vốn là quy luật của thị trường tự do.

Kết luận chương 2

Chương 2 luận văn trình bày khái quát cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Đặc biệt là những điểm khác nhau giữa tín dụng tiêu dùng tại các NHTM và cơng ty tài chính.

Luận văn cũng đã giới thiệu sơ lược kinh nghiệm cho vay tiêu dùng trên thế giới và cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tài chính trong nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về hoạt động cho vay tiêu dùng có thể áp dụng đối với thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam và VPB FC.

Trong chương 3, luận văn sẽ nghiên cứu tổng quan về mơ hình, thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPB FC để thấy được những thành quả, hạn chế và tìm ra ngun nhân của nó trong mơ hình cho vay tiêu dùng tại VPB FC.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CƠNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH

VƯỢNG

3.1 Tổng quan về công ty

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Từ ngày 08 tháng 09 năm 2014 công ty TNHH một thành viên tài chính than khống sản Việt Nam (thành lập 15/02/2007) chính thức đổi tên thành cơng ty tài chính TNHH MTV ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Tên tiếng Anh: VPBank Finance Company Limited viết tắt: VPB FC (thương hiệu VPB FC). VPB FC phát triển từ Khối Tín Dụng Tiêu Dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 02 tháng 11 năm 2010 với mục tiêu cung cấp các giải pháp tài chính đơn giản mà hiệu quả đến khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các sản phẩm, dịch vụ Tín dụng tiêu dùng của VPB FC được phát triển với mong muốn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội, tháo gỡ khó khăn tài chính và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người Việt. Sau gần 5 năm hoạt động đầu năm 2015 VPB FC đã phát triển đội ngũ nhân viên lên đến 13.500 người.

Các điểm mốc quan trọng:

10/2010: Theo quyết định của VPBank khối Tài chính tiêu dùng dưới tên thương hiệu FE credit của VPB FC được thành lập.

11/2011: Phát triển mạng lưới trên 2.000 điểm bán lẻ tại chỗ (POS) trên toàn quốc

03/2012: Ra mắt vay tiền mặt với thủ tục đơn giản và thuận tiện 06/2012: Ra mắt kênh bán hàng qua điện thoại

07/2012: Giới thiệu kênh bán hàng trực tiếp và kênh bên thứ ba

01/2014: Thu mua 100% cổ phần của công ty TNHH MTV tài chính than

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)