CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ (COST-OF-ILLNESS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến chi phí điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân gãy cột sống ngực thắt lưng do chấn thương (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ (COST-OF-ILLNESS)

Theo Tarricone R. (2006), chi phí điều trị (cost-of-illness) là kỹ thuật đánh giá về mặt kinh tế đầu tiên đƣợc sử dụng trong lĩnh vực sức khoẻ. Mục đích chính là đo lƣờng gánh nặng của bệnh tật về mặt kinh tế đối với xã hội.

Theo Segel J. E. (2006), các nghiên cứu về chi phí chữa bệnh đo lƣờng gánh nặng chi phí chữa bệnh hoặc gánh nặng bệnh tật và lƣợng giá tổng chi phí tiềm năng mà ngƣời bệnh nhận đƣợc khi chữa khỏi bệnh. Nhiều nghiên cứu về chi phí chữa bệnh đã trải qua 30 năm. Những nghiên cứu này có giá trị cho xã hội hoặc một phần của xã hội (Rice, 2000). Sự hiểu biết về chi phí chữa bệnh giúp các nhà hoạch định chính sách đƣa ra các quyết định bệnh tật cần chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa. Thêm nữa, những nghiên cứu này có thể chỉ ra bệnh tật đƣợc cứu chữa sẽ có giá trị làm giảm gánh nặng bệnh tật. Các nghiên cứu về chi phí chữa bệnh tạo ra thông tin quan trọng cho việc tạo ra lợi nhuận và phân tích các lợi ích chi phí (Luce, 1996).

Giá trị của nghiên cứu chi phí chữa bệnh đƣợc sử dụng thƣờng xuyên cho các nhà hoạch định chính sách. Chẳng hạn, để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, tổ chức chăm sóc sức khỏe quốc gia đã cho 2000 bài báo cáo mới nhất về chi phí chữa bệnh cho nhiều loại bệnh (Kirchstein, 2005). Miller và cộng sự (1998) đánh giá chi phí chữa bệnh do hút thuốc lá ở Mỹ để chống lại ngành cơng nghiệp thuốc lá.

2.5.1. Chi phí điều trị (cost-of-illness)

Theo trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC) (2008): phân tích tác động về mặt kinh tế (economic impact analysis) cịn gọi là phân tích chi phí điều trị (cost-of-illness analysis). Trong mơ thức sức khoẻ cộng đồng để phịng ngừa bệnh tật, phân tích chi phí điều trị thƣờng nằm trong phạm vi đo lƣờng gánh nặng bệnh tật.

Segel J. E. (2006) nghiên cứu chi phí điều trị, ông cho rằng tổng chi phí (total costs) đƣợc ƣớc tính phải chi trả do một căn bệnh gồm có 2 loại chi phí: chi phí trực tiếp (Direct costs) bao gồm nguồn chi phí thuộc y khoa (costs of medical

resources) để điều trị bệnh và nguồn chi phí khơng thuộc y khoa (costs of non- medical resources) để điều trị bệnh. Chi phí gián tiếp ( Indirect costs) đƣợc định nghĩa nhƣ là chi phí do mất khả năng làm việc (costs of losses in productivity) và có liên quan chi phí đối với xã hội do tình trạng thƣơng tật hoặc tử vong, bao gồm cả chi phí tử vong, chi phí thƣơng tật do khơng có khả năng làm việc.

Chi phí thuộc y khoa trực tiếp bao gồm: xét nghiệm chẩn đốn, chi phí điều

trị bệnh nhân nội trú, chi phí khám bệnh tại khoa cấp cứu, thuốc, chi phí khám bệnh nhân ngoại trú, vật lý trị liệu, y tá chăm sóc tại nhà.

Chi phí khơng thuộc y khoa trực tiếp bao gồm: Chi phí vận chuyển bệnh

nhân tới bệnh viện.

2.5.2. Các quan điểm khác nhau về chi phí (Perspective)

Theo Segel J. E. (2006), một nghiên cứu chi phí điều trị có thể đƣợc hƣớng dẫn từ vài lĩnh vực khác nhau. Mỗi lĩnh vực này bao gồm những chi phí khác nhau. Những lĩnh vực này có thể đo lƣờng chi phí đối với xã hội, hệ thống chăm sóc sức khoẻ, thƣơng mại, chính phủ, bảo hiểm, ngƣời cung cấp, doanh nghiệp, ngƣời tham gia và gia đình của họ (Hodgson, 1994). Mỗi lĩnh vực cung cấp thơng tin có ích về chi phí đối với nhóm chun biệt. Mục đích nghiên cứu sau cùng là xác định lĩnh vực cần thiết. Một nghiên cứu liên quan chi phí điều trị về chăm sóc sức khoẻ

địi hỏi lĩnh vực hệ thống chăm sóc sức khoẻ, trong khi nghiên cứu liên quan chi phí điều trị về chính phủ cần lĩnh vực chính phủ. Lĩnh vực xã hội là phổ biến nhất vì nó bao gồm tất cả chi phí y khoa trực tiếp và gián tiếp cho tất cả thành viên của xã hội. Chi phí đối với xã hội thƣờng đƣợc ƣa thích vì nó cho phép phân tích tồn bộ chi phí cơ hội đối với một bệnh và là phân tích chi phí hiệu quả.

Clabaugh G. (2008) nghiên cứu chi phí điều trị ở Mỹ, ơng xác định lĩnh vực chi phí của 52 bài báo về chi phí trực tiếp. Trong đó có 24 bài báo nghiên cứu chi phí trực tiếp về lĩnh vực chi phí đối với xã hội, 19 bài báo nghiên cứu về lĩnh vực ngƣời cung cấp và chăm sóc y tế dựa trên bảo hiểm y tế, 4 bài báo về chƣơng trình của chính phủ Mỹ về chăm sóc ngƣời già trên 65 tuổi (Medicare).

2.5.3. Các phƣơng pháp đánh giá chi phí trực tiếp (Segel J E ,2006)

Có 3 phƣơng pháp đánh giá chi phí trực tiếp

2.5.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận từ trên xuống (Top-down approach)

Top-down approach còn gọi là phƣơng pháp dịch tễ học hoặc phƣơng pháp quy cho yếu tố nguy cơ (epiderminological or attributable risk approach). Phƣơng pháp này đo lƣờng tỉ lệ bệnh do tiếp xúc với bệnh hoặc yếu tố nguy cơ. Phƣơng pháp này sử dụng toàn bộ dữ liệu theo tỷ lệ yếu tố nguy cơ trong dân số (PAF) để tính chi phí .

2.5.3.2. Phƣơng pháp tiếp cận từ dƣới lên (Bottom-up approach)

Phƣơng pháp bottom-up approach đánh giá chi phí bằng cách tính chi phí điều trị trung bình và tăng lên nhiều lần tuỳ mức độ phổ biến của bệnh. Bởi vì chi phí điều trị trung bình của một bệnh hiếm khi có sẵn nên chi phí điều trị trung bình thƣờng đƣợc tính bằng cách cộng gộp nhiều dữ liệu lại (chẩn đốn, điều trị, chăm sóc) trong q trình điều trị.

2.5.3.3. Phƣơng pháp kinh tế lƣợng (Econometric approach)

Phƣơng pháp Econometric approach hay incremental approach đánh giá sự khác nhau về chi phí giữa một nhóm có bệnh và một nhóm khơng có bệnh. Hai nhóm này thƣờng đƣợc phân tích hồi quy, bằng các đặc điểm nhân chủng học khác nhau (giới, tuổi, chủng tộc, vị trí địa lý) và sự hiện diện của các bệnh lý mãn tính khác nhau. Econometric approach sử dụng hai phƣơng pháp đánh giá chi phí: phƣơng pháp khác biệt trung bình và phƣơng pháp hồi quy đa biến.

Tóm lại, phƣơng pháp Top-down approach thƣờng cần dữ liệu về chi phí cũng nhƣ những yếu tố nguy cơ liên quan cần thiết để tính tỷ lệ yếu tố nguy cơ trong dân số (PAF). Phƣơng pháp Bottom-up approach thƣờng cần dữ liệu từ nhiều nguồn cộng gộp lại thành tổng chi phí. Phƣơng pháp Econometric approach đo lƣờng sự khác nhau giữa nhóm ngƣời có bệnh và khơng bệnh nên thƣờng chỉ cần một dữ liệu. Mỗi phƣơng pháp đều có giá trị riêng, trong đó phƣơng pháp Econometric có thuận lợi cần ít dữ liệu, tuy nhiên cần 2 nhóm dân số bệnh và không bệnh.

2.5.4. Các phƣơng pháp đánh giá chi phí gián tiếp

Có 3 phƣơng pháp đánh giá chi phí gián tiếp

2.5.4.1. Phƣơng pháp nguồn nhân lực (Human Capital Method)

Phƣơng pháp Human Capital Method đo lƣờng việc mất khả năng lao động hay mất khả năng tạo ra thu nhập của bệnh nhân dựa trên tiền lƣơng trung bình của bệnh nhân.

2.5.4.2. Phƣơng pháp Friction cost

Phƣơng pháp Friction cost đƣợc tính dựa trên tiền lƣơng mà chủ sở hữu trả cho ngƣời lao động thay thế bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị bệnh.

2.5.4.3. Phƣơng pháp Willingnesss to pay

Phƣơng pháp Willingness to pay đo lƣờng tổng số cá nhân tình nguyện sẽ đƣợc trả tiền lƣơng làm việc thay thế bệnh nhân.

Tóm lại, phƣơng pháp Human Capital là phƣơng pháp phổ biến nhất đƣợc sử dụng để đo lƣờng chi phí gián tiếp.

2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY CỘT SỐNG NGỰC-THẮT LƢNG DO CHẤN THƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến chi phí điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân gãy cột sống ngực thắt lưng do chấn thương (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)