Biểu đồ 4.2 cho thấy phân bố theo giới trong mẫu nghiên cứu đa số bệnh nhân là nam: 107 nam (69.2%), 49 nữ (30.8%). Đây là những ngƣời trụ cột trong gia đình (nam) nên ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của bản thân và gia đình.
4.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp
Đối tƣợng trong mẫu quan sát này thuộc lao động trong rất nhiều ngành nghề khác nhau nhƣng vì số lƣơng phân tán quá nhỏ nên tác giả gộp nhóm các ngành nghề riêng lẻ với số mẫu nhỏ lại gọi chung là nghề tự do (nội trợ, làm thuê, buôn
bán, thợ máy, thợ may hoặc những ngành nghề khác …) và tập trung quan sát một số ngành nghề chính cơng nhân, nơng dân, thợ xây, viên chức đƣợc phân bổ nhƣ trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Biểu đồ 4.3 cho thấy đa số bệnh nhân có nghề nghiệp tự do chiếm tỉ lệ 37.8%, tiếp đến là nông dân chiếm khoảng 31.4%, cơng nhân trong các xí nghiệp, nhà xƣởng chiếm khoảng 17.9%, các ngành nghề khác nhƣ thợ xây chiếm khoảng 9.6%, viên chức chiếm khoảng 3.2%. Nhƣ vậy, bệnh nhân là viên chức chiếm tỉ lệ thấp nhất (3.2%), trong khi đa số bệnh nhân có nghề nghiệp là nơng dân, công nhân và thợ xây. Đây là những ngƣời lao động có thu nhập thấp nên ảnh hƣởng lớn đến vấn đề thanh tốn chi phí điều trị.
4.1.4 Phân bố theo thu nhập
Tƣơng xứng với nghề nghiệp của mẫu nhƣ biểu đồ phân bổ trên thì mức thu nhập nhận đƣợc cũng đƣợc tác giả phân tích và sắp xếp tƣơng xứng thơng qua việc bệnh nhân hoặc ngƣời giám hộ hợp pháp cung cấp mức thu nhập trƣớc đó của bệnh nhân.
Biểu đồ 4.4. Phân bố theo thu nhập
Biểu đồ 4.4 cho thấy phần lớn bệnh nhân có thu nhập tƣơng đối thấp. Bệnh nhân có thu nhập từ 2-4 triệu đồng/tháng chiếm 27.6%, thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng /tháng chiếm 30,1%, thu nhập trên 6 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ rất thấp 16.7%, thu nhập dƣới 2 triệu đồng/tháng chiếm 14.7%, còn lại hầu nhƣ khơng có thu nhập chiếm 10.9% con số này tƣơng đối cao so với mẫu quan sát. Thu nhập đƣợc thể hiện nhƣ trong biểu đồ cho thấy một điều là đa số mẫu quan sát đƣợc đa số là những ngƣời có thu nhập thấp từ việc lựa chọn những cơng việc có nguy cơ xảy ra tai nạn cao hoặc là ý thức bảo hộ lao động kém hoặc là trách nhiệm bảo hộ lao động của những cơ quan xí nghiệp cho chính lao động mà họ thuê mƣớn, sự
trong nhà không đƣợc quan tâm nhiều … Điều này hoàn toàn phù hợp với khái niệm nghèo, theo Liên Hiệp Quốc, nghèo là tình trạng khơng có cơ hội và lựa chọn, thiếu các năng lực cơ bản đề tham gia có hiệu quả và xã hội. Bộ phận dân số nghèo sẽ có khả năng cao khơng đƣợc an tồn, khơng có tiếng nói và dễ bị bỏ rơi hay dễ bị tổn thƣơng trong xã hội. (United Nations, 1998).
4.1.5 Tham gia bảo hiểm y tế
Tại thời điểm thu thập mẫu nghiên cứu thì vấn đề BHYT đang đƣợc xã hội rất quan tâm và là vấn đề cấp thiết đƣợc các cơ quan có thẩm quyền tìm hƣớng giải quyết nhằm tối ƣu hóa việc chăm sóc sức khỏe cho mọi ngƣời, làm thế nào để ngƣời nghèo nhất cũng đƣợc chăm sóc sức khỏe nhƣ ngƣời giàu. Mẫu nghiên cứu này cho thấy việc tham gia BHYT chƣa đồng đều và rộng khắp trong toàn dân.