CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH
3.1.2. Tổn thƣơng phối hợp
Theo Heinzelmann M. (2008), trong các trƣờng hợp đa chấn thƣơng ngoài thƣơng tổn trực tiếp là gãy cột sống ngực-thắt lƣng cịn có các thƣơng tổn cơ quan khác kèm theo nhƣ là chấn thƣơng đầu (vỡ sọ, máu tụ nội sọ), chấn thƣơng ngực (gãy xƣơng sƣờn, tràn máu màng phổi), chấn thƣơng vùng bụng (xuất huyết nội do vỡ gan, vỡ lách hoặc vỡ tạng rỗng nhƣ vỡ ruột, dạ dày), chấn thƣơng thận, gãy xƣơng chi, gãy xƣơng chậu.
Theo Dai L. Y. (2004), những gãy cột sống ngực-thắt lƣng có tổn thƣơng phối hợp này có thể đe doạ tính mạng ngƣời bệnh tức thì nên cần thiết ƣu tiên điều trị trƣớc nhằm cứu sống tính mạng ngƣời bệnh. Vì vậy, việc điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực-thắt lƣng phải trì hỗn (thƣờng sau 72 giờ) sau khi điều trị tổn thƣơng phối hợp ổn định. Phẫu thuật trễ dễ dẫn đến các biến chứng nằm lâu (viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, loét da cùng cụt), làm kéo dài thời gian nằm viện nên làm tăng chi phí điều trị. Hơn nữa, điều trị tổn thƣơng phối hợp có thể là điều trị nội khoa bảo tồn, theo dõi nhƣng có trƣờng hợp cần can thiệp phẫu thuật cấp cứu nhƣ trƣờng hợp máu tụ nội sọ, tràn máu màng phổi, vỡ gan, vỡ lách, vỡ ruột. Trong q trình mổ có thể cần truyền máu, gây tốn kém. Những trƣờng hợp gãy xƣơng chi phức tạp cần mổ kết hợp xƣơng bằng nẹp vít, gây tốn kém. Vì vậy, việc chẩn đốn sớm, tránh bỏ sót và điều trị kịp thời các trƣờng hợp có tổn thƣơng phối hợp nhằm cứu sống ngƣời bệnh là rất quan trọng.
Nhƣ vậy, những trƣờng hợp gãy cột sống có tổn thƣơng phối hợp có phẫu thuật thì ngồi chi phí cho cuộc mổ làm cứng cột sống, cịn thêm chi phí của cuộc mổ cơ quan có tổn thƣơng phối hợp và thêm cả chi phí do thời gian nằm viện kéo dài do các biến chứng nằm lâu nên chi phí tăng lên đáng kể.
Do đó, tổn thƣơng phối hợp có ảnh hƣởng đến chi phí điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực-thắt lƣng.