Các loại rủi ro ngân hàng phải đối mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng lộ trình ứng dụng basel III vào hoạt động quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

1.1 Tổng quan lý thuyết về quản trị rủi ro ngân hàng

1.1.3 Các loại rủi ro ngân hàng phải đối mặt

Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng chịu nhiều áp lực rủi ro do tác động từ bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng, các loại rủi ro thường xuất hiện đó là:

- Rủi ro do bản thân ngân hàng tạo ra trong q trình hoạt động: rủi ro tín d ng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức

- Rủi ro do chịu tác động từ bên ngoài: rủi ro lãi suất, rủi ro của q trình hội nhập, tự do hóa tài chính

1.1.3.1 Rủi ro tín dụng:

“Rủi ro tín d ng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín d ng (sau đây gọi tắt là rủi ro): là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín d ng do khách hàng khơng thực hiện ho c khơng có khả năng thực hiện nghĩa v của mình theo cam kết.” (Khoản 1, điều 2, chương 1 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN của NHNNVN)

Như vậy, rủi ro tín d ng là một tổn thất tiềm tàng mà một ngân hàng phải gánh chịu, khi mà một khách hàng vay tiền của ngân hàng, hay còn gọi là đối tác của ngân hàng, khơng đáp ứng được nghĩa v của mình để trả lãi vay và hoàn trả số tiền vay theo các điều khoản đã thỏa thuận ban đầu.

Ở Việt Nam, tín d ng là hoạt động chủ yếu của các NHTM, nguồn thu từ hoạt động tín d ng ln chiếm một tỷ lệ lớn trong lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt

động tín d ng lại là hoạt động có nhiều rủi ro và phức tạp nhất. Hoạt động tín d ng liên quan ch t chẽ đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, rủi ro trong các lĩnh vực khác đều tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín d ng, vì vậy rủi ro tín d ng có thể coi là rủi ro lớn nhất mà hầu hết các ngân hàng phải đối m t.

1.1.3.2 Rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng chuyển đổi các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà khơng chịu thất thốt về giá cả. Hay nói một cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh tốn, ho c vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt.

Sự mất cân đối giữa tài sản nợ (gồm có: nguồn vốn huy động được, vốn vay từ các tổ chức tín d ng khác) và tài sản có (gồm có: tiền m t, nguồn tín d ng, tiền gửi ở các ngân hàng khác, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác) là trạng thái chênh lệch, không cân đối giữa nguồn vốn huy động được và cho vay trên thị trường, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Việc cơ cấu tài sản nợ và tài sản có phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đây là công việc hết sức quan trọng để quản l rủi ro thanh khoản của các NHTM.

1.1.3.3 Rủi ro đạo đức:

Ban quản trị ngân hàng nhận nhiệm v điều hành tất cả các hoạt động của hệ thống, là những người giữ vai trò lớn và chịu trách nhiệm khi đưa ra các quyết định quan trọng. Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một gay gắt cộng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng ngày càng phức tạp đòi hỏi ban quản trị phải có trình độ và khả năng lãnh đạo tốt để đối phó kịp thời với những thay đổi, biến động của thị trường trong nước cũng như những tác động của nền kinh tế thế giới. Rủi ro sẽ xuất hiện khi ban quản trị, những người lãnh đạo vì khả năng, tầm nhìn hạn chế mà đưa ra những quyết định sai lầm, gây tổn thất cho ngân hàng. Chẳng hạn việc ra quyết định cho vay và đầu tư mạo hiểm ho c đầu tư vào một loại chứng khốn có rủi ro để nhận tỷ suất sinh lời cao nhưng lại thiếu thơng tin, khơng tìm hiểu kĩ thị trường, phân tích thơng tin khơng đầy đủ dẫn đến quyết định cho vay và đầu tư không hợp l .

4

Ngồi ra, việc các cán bộ nhân viên vì lợi ích cá nhân mà đi ngược lại với qui định, bỏ qua các nguyên tắc quan trọng trong nghiệp v và qui định của ngân hàng, chẳng hạn như định giá quá cao tài sản thế chấp so với qui định, làm giả hồ sơ vay vốn, sẽ gây ra rủi ro vô cùng lớn cho ngân hàng. Vấn đề đạo đức cần được quan tâm và xem xét khi bổ nhiệm một nhân viên vào vị trị tín d ng, kế tốn, vấn đề tha hóa đạo đức sẽ là rủi ro cho ngân hàng dù nhân viên đó được bổ nhiệm vào bất cứ vị trị nào.

1.1.3.4 Rủi ro hoạt động:

Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ ho c vận hành khơng tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngồi. Rủi ro hoạt động là loại hình rủi ro mang tính “định tính” nhiều hơn các rủi ro khác vì nó gắn liền với các thủ t c và các hệ thống kiểm soát và ph thuộc đáng kể vào các kiến của chuyên gia.

- Rủi ro con người: là rủi ro liên quan đến nhân viên của ngân hàng; chẳng hạn như cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng để lập hồ sơ khống để vay vốn, cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay m c đích nhận thù lao, nhân viên thiếu kinh nghiệm, trình độ chun mơn nghiệp v dẫn tới hạch toán sai, nhầm lẫn,

- Rủi ro hệ thống: là rủi ro có thể xảy ra như nhập dữ liệu sai, kiểm soát thay đổi kém, kiểm sốt dự án kém, lỗi lập trình, lỗi dịch v , an ninh hệ thống, sự không phù hợp của hệ thống

- Rủi ro bên ngoài: là các rủi ro xảy ra bên ngoài nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng và thường do các sự kiện của ngân hàng khác nhưng ảnh hưởng tác động đến ngành như gian lận và trộm cắp bên ngoài, hỏa hoạn, thiên tai, v v

1.1.3.5 Rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường ho c những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ tổn thất trong thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng. Rủi ro lãi suất làm cho chi phí nguồn vốn trở nên cao hơn thu nhập sử d ng từ vốn, nguyên nhân có thể do ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định và cho vay với lãi suất biến đổi, khi lãi suất giảm rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì thu nhập từ vốn bị suy giảm.

1.1.3.6 Rủi ro của q trình hội nhập, tự do hóa tài chính

Q trình tự do hố tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối m t với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.

Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước so với các NHNNg cũng có nhiều sự khác biệt, với sản phẩm dịch v đơn điệu, công nghệ lạc hậu, quản l yếu kém rõ ràng là yếu thế của các ngân hàng trong nước. Trong môi trường kinh tế quốc tế mở rộng như hiện nay, việc các NHNNg với tiềm lực tài chính dồi dào, kinh nghiệm quản l đẳng cấp quốc tế cùng với các sản phẩm dịch v phong phú đa dạng sẽ khiến các ngân hàng trong nước g p phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các NHNNg thu hút.

1.1.3.7 Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các loại rủi ro ảnh hưởng đến

hoạt động của NHTM:

Các loại rủi ro có mối quan hệ ch t chẽ tác động qua lại với nhau và đều có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng nếu không được quan tâm đúng mức. Việc coi nhẹ bất kì rủi ro nào cũng sẽ gây ảnh hưởng cho ngân hàng do thiệt hại từ rủi ro đó gây ra. Các loại rủi ro này không tồn tại riêng lẻ đơn thuần mà chịu sự ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau tạo thành sự cộng hưởng gây ra rủi ro tiềm tàng và tổn thất lớn hơn cho hoạt động của các NHTM.

Chẳng hạn rủi ro về đạo đức ảnh hưởng đến quyết định thẩm định cho vay khách hàng, dẫn đến rủi ro tín d ng; mức độ rủi ro tín d ng sẽ lớn nếu như rủi ro đạo đức khơng được kiểm sốt và ngăn ch n. Tương tự, rủi ro thanh khoản xảy ra dẫn đến thiếu tiền m t chi trả cho các hoạt động của ngân hàng, không đáp ứng đủ lượng vốn cho vay đẩy lãi suất lên cao hơn so với lãi suất thị trường, dẫn đến rủi ro lãi suất v v.

Khi xem xét, phân tích và phịng ngừa các loại rủi ro, ngân hàng cần đ t chúng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Khơng chỉ phịng ngừa từng rủi ro riêng lẻ, mà phải phòng ngừa cả rủi ro xảy ra do sự tác động qua lại giữa các rủi ro này.

6

1.1.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng

1.1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công mang lại giá trị gia tăng cho ngân hàng.

Như vậy quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng là việc theo dõi sát quá trình hoạt động của ngân hàng nhằm nhận dạng, phân tích và đề ra các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế các loại rủi ro phát sinh cũng như đưa ra các biện pháp xử l rủi ro hiệu quả nhất, đồng thời xác định tương quan hợp l giữa vốn tự có của ngân hàng với mức độ mạo hiểm trong sử d ng vốn của ngân hàng.

1.1.4.2 Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Nhận dạng rủi ro:

Nhận dạng rủi ro là q trình xác định liên t c và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro hiện tại mà còn dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sơ đó đưa ra các giải pháp kiểm sốt và xử l rủi ro.

Đánh giá và đo lƣờng rủi ro:

Trên cơ sở nhận dạng rủi ro, cần đánh giá được mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động ngân hàng và lượng hóa rủi ro bằng cách đo lường và thể hiện rủi ro qua những con số c thể.

Kiểm soát rủi ro:

Kiểm soát là việc sử d ng các biện pháp, kỹ thuật, cơng c , chiến lược, chương trình hành động, để ngăn ngừa ho c giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể đến với ngân hàng. Hoạt động kiểm sốt rủi ro nhằm m c đích đảm bảo mức rủi ro ln nằm trong giới hạn cho phép.

Tài trợ rủi ro:

Dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi rủi ro xảy ra, cần xác định chính xác những tổn thất g p phải và có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp như tự khắc ph c rủi ro ho c chuyển giao rủi ro.

Báo cáo đánh giá về quản trị rủi ro:

Dựa trên kết quả đánh giá, cần tổng hợp các rủi ro g p phải, m t nào đã khắc ph c được, m t nào còn hạn chế và tồn tại, để rút kinh nghiệm và có hướng giải quyết phù hợp.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các bước quản trị rủi ro

1.1.4.3 Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Do hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định của nền kinh tế của một quốc gia. Hệ thống ngân hàng hoạt động với vai trò là trung gian tài chính của nền kinh tế, có quan hệ trực tiếp và thường xuyên với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, khi ngân hàng g p rủi ro tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với nền kinh tế xã hội. Rủi ro làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm, từ đó ngân hàng khơng có khả năng đáp ứng các nhu cầu về vốn cho khách hàng và chi trả chậm. M t khác, khi một ngân hàng g p phải rủi ro có nguy cơ dẫn đến phá sản thì có khả năng kéo theo tình trạng khủng hoảng của cả hệ thống ngân hàng, gây mất ổn định trên thị trường tiền tệ.

Nhận diện rủi ro

Đánh giá, đo lường rủi ro

Kiểm soát rủi ro Tài trợ rủi ro

Báo cáo, giám sát rủi ro (1) Đề xuất (2) Lựa chọn (3) Giải quyết (4) Phản hồi (5) Điều chỉnh

8

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp). Ngân hàng phải chấp nhận thêm sự xuất hiện của nhiều loại rủi ro có thể xảy ra. Việc chấp nhận rủi ro một cách tích cực và hiệu quả nhất chính là việc ngân hàng đang thực hiện hoạt động quản trị rủi ro. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có mối quan hệ với mức độ rủi ro xảy ra, nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh doanh cao và ngược lại. Trong mơi trường hoạt động ngày một cạnh tranh địi hỏi các ngân hàng cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và chú trọng củng cố và nâng cao năng lực quản trị rủi ro để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Quản trị rủi ro giúp nâng cao năng lực trong quá trình hội nhập quốc tế, xu thế hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa là xu thế chung. Việc hội nhập về tài chính ngân hàng là vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm do các ngân hàng trong nước sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh cao hơn cả về qui mô, năng lực cũng như phải tham gia hoạt động trong một môi trường tự do, bình đẳng và có những qui định khắt khe hơn, đồng thời phải đối m t với những nguy cơ rủi ro cao với những diễn biến phức tạp của thị trường. Vì vậy, hoạt động quản trị rủi ro rất cần thiết cho hệ thống ngân hàng, việc sống cịn của tồn hệ thống tài chính của mỗi quốc gia ph thuộc vào năng lực quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng trong quốc gia đó.

1.2 Hiệp ƣớc quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng – BASEL:

1.2.1 Giới thiệu về Ủy ban BASEL

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision- BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Th y Sỹ nhằm tìm cách ngăn ch n sự s p đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ,Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha,Th y Điển, Th y Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm.

Hội đồng thư k của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân

hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín d ng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu bang sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng lộ trình ứng dụng basel III vào hoạt động quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)