Năng lực và chất lượng hoạt động của các NHTM Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng lộ trình ứng dụng basel III vào hoạt động quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)

2.1 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam

2.1.1 Năng lực và chất lượng hoạt động của các NHTM Việt Nam:

2.1.1.1 Về qu mô vốn và tài sản

Quy mô về vốn :

Vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản m c cơ bản: vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ; trong đó vốn điều lệ là vốn được ghi trong điều lệ ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn chủ sở hữu và có nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Theo nghị định 141 ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành về danh m c vốn điều lệ yêu cầu các NHTM năm 2010 phải đạt mức vốn điều lệ là 3000 tỷ, tuy nhiên do tình hình kinh tế g p nhiều khó khăn nên được gia hạn đến ngày 31/12/2011 phải hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo quy định. Theo số liệu tổng hợp, thống kê từ báo cáo tài chính năm 2014 của các NHTM, hiện tại tất cả các ngân hàng đều đã tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3000 tỷ.

Tổng vốn điều lệ của các NHTM năm 2014 là 304.130 tỷ đồng. Trong số 38 NHTM cổ phần, chỉ có 4 NHTM có vốn điều lệ trên 20,000 tỷ đồng, tập trung ở các ngân hàng nhà nước vừa cổ phần hóa là VCB, VIETINBANK, BIDV và ngân hàng nhà nước là AGRIBANK, vốn điều lệ của 4 ngân hàng này chiếm đến 37,7% vốn điều lệ tồn hệ thống các NHTM. Trong đó, VIETINBANK hiện đang dẫn đầu hệ thống với số vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng. Nhóm các NHTM cổ phần cịn lại có vốn điều lệ khá cách xa so với 4 NH lớn, tạo khoảng cách chênh lệch khá lớn về qui mô giữa các NHTM với nhau.

34

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ các NHTM Việt Nam đến thời điểm 31/12/2014

Nguồn: T ng h p từ BC C các NH M năm 2014

Các NHTM đã nhận thức tầm quan trọng của qui mô vốn chủ với hoạt động của ngân hàng, đang từng bước ổn định và có kế hoạch để gia tăng vốn chủ trong dài hạn, đ c biệt là các ngân hàng có quy mơ vốn cịn khiêm tốn. Trong ba năm gần đây, các NHTM có xu hướng chia lợi nhuận bằng cổ phiếu, đây cũng là một hình thức tăng vốn

37,234 28,112 26,204 23,174 12,425 12,355 12,295 11,256 9,377 9,000 8,878 8,866 8,100 8,000 6,460 5,770 5,550 5,466 5,000 4,798 4,250 4,000 4,000 3,750 3,369 3,234 3,098 3,080 3,010 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 VIETINBANK BIDV AGRIBANK VIETCOMBANK SACOMBANK EXIMBANK SCB MB BANK ACB PVCOMBANK TECHCOMBANK SHB HDBANK MARITIME BANK LIENVIETPOST… VPBANK TPBANK SEABANK DONG A BANK ABBANK VIB OCEAN BANK PNB MDB MHB OCB VIETABANK SAIGONBANK NCB BANK BAC A BANK BAO VIET BANK KIENLONG BANK NAM A BANK PG BANK VIET CAPITAL BANK

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, ngồi ra các NHTM cịn tăng vốn bằng các hình thức phát hành cổ phiếu, kêu gọi đầu tư từ các đối tác chiến lược.

Bên cạnh đó, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra khá nhiều trong hệ thống NHTM Việt Nam không chỉ là sáp nhập giữa các NHTM cổ phần với nhau mà cịn có sự tham gia của các đối tác nước ngồi đầu tư vốn vào ngân hàng và trở thành đối tác chiến lược như: IFC mua 10% vốn cổ phần của VIETINBANK, Mizuho mua mua 15% vốn cổ phần của VCB, BNP Paribas mua 20% vốn cổ phần của OCB .. Họat động M&A cho thấy các hình thức tăng vốn của các NHTM ngày càng đa dạng hơn và cho thấy được tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu đối với hoạt động của một ngân hàng.

Quy mô và chất lƣợng tài sản:

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay và cung ứng các dịch v thanh tốn. Vì vậy, để tăng trưởng tổng tài sản sẽ không chỉ ph thuộc vào sự tăng trưởng của tài sản có mà cịn ph thuộc vào sự tăng trưởng của tài sản nợ của ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phần tài sản, quy mơ, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản l của một NHTM.

Theo báo cáo của NHNN, đến thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản của toàn hệ thống đạt hơn 5,960,000 tỷ đồng, tăng gần 206,000 tỷ tương đương 3,74% so với cuối năm 2013. Trong đó, tổng tài sản của các NHTMCP và NHTMCP Nhà nước là hơn 5.160.000 tỷ đồng.

Theo IMF, tổng tài sản của ngành đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007-2010. M c dù tài sản tăng trưởng nhanh nhưng quy mô của các NHTM Việt Nam vẫn nhỏ so với các quốc gia khác trong khu vực. Với qui mô nhỏ các NHTM Viêt Nam đều phải chịu áp lực tăng vốn nhằm đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động.

36

Biểu đồ 2.2: Quy mô tài sản ngành NH ở một số quốc gia

Nguồn: VCBS

Nhìn vào sơ đồ ta thấy, quy mơ tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam thuộc loại thấp trong khu vực. Trong khi các nước như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ có nền kinh tế khá tương đồng với Việt Nam nhưng lại có qui mơ tài sản lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần, việc tiếp cận Basel sẽ dễ dàng hơn đ c biệt là các chỉ tiêu về an toàn vốn, khả năng đáp ứng và thích nghi sẽ tốt hơn Việt Nam. Biểu đồ phần nào cho thấy qui mơ tài chính của Việt Nam đang đứng ở vị trí rất thấp trong khu vực, cần nỗ lực nhiều để theo kịp với các nước.

2.1.1.2 Về tình hình hu động vốn:

NHTM hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động thì nghiệp v đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng. Bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư. Đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Các hoạt động sử d ng vốn tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này. Vốn huy động có được từ các nguồn chủ yếu: nguồn tiền gửi của các cá nhân, tổ chức, nguồn đi vay, các nguồn khác

Biểu đồ 2.3: Doanh số huy động của các NHTM từ 2009 - 2014

Nguồn: T ng h p từ BC C các NH M qua các năm

Theo số liệu thể hiện trên đồ thị, doanh số huy động của các NHTM tăng liên t c qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng lại có xu hướng giảm. C thể, tỷ lệ tăng năm 2010 là 36%, năm 2011 là 20%, năm 2012 là 10%, 2013 là 16% và 2014 chỉ tăng 13%. Năm 2012 tỷ lệ huy động vốn giảm mạnh do lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm, từ mức trần 14% sau 6 lần điều chỉnh giảm liên tiếp, lãi suất huy động chỉ còn 8%. Việc giảm mạnh lãi suất huy động trong năm 2012 đã ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động để cho vay, cộng thêm các khó khăn vốn có của nền kinh tế như sức mua kém, hàng tồn kho cao, nợ xấu các ngân hàng tăng cao vì thế năm 2012 tăng trưởng tín d ng cũng rất thấp.

2.1.1.3 Về tình hình tăng trưởng tín dụng

Hoạt động tín d ng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là nghiệp v chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam.Thơng qua hoạt động tín d ng, các ngân hàng sẽ thực hiện điều phối tiền từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng phần lớn nhu cầu tín d ng cho các cá nhân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế, từ đó tăng qui mơ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường phát triển kinh tế.

2,073,161 2,811,027 3,378,500 3,733,444 4,325,408 4,930,965 - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh số huy động (tỷ đồng)

38

Biểu đồ 2.4: Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NHTM từ 2009 - 2014

Nguồn: Số liệu báo cáo NHNN

Theo biểu đồ ta thấy, trong năm 2009 và 2010, tăng trưởng tín d ng lần lượt là 39,6% và 32,4%, cao nhất trong 6 năm trở lại đây, tín d ng tăng cao do tập trung cho vay chứng khoán và kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, sang năm 2011 và 2012, NHNN yêu cầu siết ch t cho vay đầu tư kinh doanh chứng khốn và bất động sản, do đó tăng trưởng tín d ng chỉ đạt 14.4% và 9.1% tương đương tăng trường GDP của năm 2011, 2012 là 5% và 6%. Như vậy, hiệu quả của đồng vốn tín d ng trong thúc đẩy tăng trưởng đã có những chuyển biến tích cực khi hướng vào những khu vực sản xuất thực của nền kinh tế.

Tiếp t c chủ trương của NHNN đẩy mạnh cho vay trong sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín d ng 2013 (12.51%) và 2014 (11%) được định hướng vào các khu vực sản xuất thực của nền kinh tế, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần hạn chế rủi ro lạm phát tăng cao như các giai đoạn trước đây, khi mà tăng trưởng tín d ng nóng nhưng chỉ tập trung vào cho vay chứng khốn, bất động sản, các ngành kinh tế nhiều rủi ro và không tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế. Năm 2014 dư nợ cho vay tập trung vào các ngành sản xuất và chế biến (24%), thương mại và sửa chữa ô tô, xe máy (21%), các ngành khác (19%), Nông lâm nghiệp, thủy sản, khai thác (12%), Xây dựng (10%), 39.60% 32.40% 14.40% 9.10% 12.51% 11.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng tín dụng (%)

2.1.1.4 Về chỉ tiêu l i nhuận:

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận sau thuế của các NHTM Việt Nam từ 2009 - 2014

Nguồn: T ng h p từ BC C các NH M qua các năm

Giai đoạn từ 2009-2011, lợi nhuận ngân hàng liên t c tăng với tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 là 37%, năm 2011 là 27%. Tuy nhiên, đến năm 2012, lợi nhuận các ngân hàng giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng -27% so với năm 2011. Lợi nhuận năm 2012 giảm mạnh do chi phí hoạt động tăng cao, các NHTM phải tăng trích lập dự phịng rủi ro cho nợ xấu (tỷ lệ nợ xấu/tổng tài sản năm 2012 là 4.03%, cao nhất trong giai đoạn từ 2001- 2012), cộng với chi phí lãi suất đầu vào của nguồn vốn huy động cao, chi phí quản l và chi phí hoạt động lớn trong khi đó phải giảm lãi suất tiền vay cho khách hàng. Năm 2013 lợi nhuận tồn hệ thống có tốt hơn so với năm 2012 nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 3% so với năm 2012, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước năm 2011, năm 2014 tăng trưởng 8% so với 2013.

Cấu trúc thu nhập của ngân hàng thường đến từ thu nhập lãi thuần, phí và hoa hồng, lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư như kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, cổ tức từ góp vốn, mua cổ phần và các thu nhập khác. Đối với phần lớn các ngân hàng VN, nguồn thu nhập chính vẫn là thu nhập lãi thuần, chiếm khoảng 76% tổng thu nhập.

22,824 31,353 39,808 29,230 30,364 32,455 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014

40

Biểu đồ 2.6: Cấu trúc thu nhập của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam

Nguồn: VCBS

So sánh với các nước trong khu vực Châu Á, tỷ lệ thu nhập từ lãi của các NHTM Việt Nam thực sự còn cao. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các NHTM vẫn chưa được đa dạng hóa và phát triển bằng các nước trong khu vực. Lợi nhuận của ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu từ lãi vay, tuy nhiên, về lâu dài nếu tỷ lệ này vẫn cao sẽ khơng tốt vì các ngân hàng chưa phân tán được rủi ro, lợi nhuận tập trung từ nghiệp v cho vay sẽ làm cho các ngân hàng g p nhiều rủi ro khi nợ xấu tăng cao, lợi nhuận ngân hàng sẽ s t giảm đáng kể.

Bảng 2.1: So sánh thu nhập ngoài lãi năm 2014 với các nƣớc khu vực Châu Á Quốc gia Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi

Việt Nam 14%

Úc 33%

Trung Quốc 21% Singapore 40% Thái Lan 36%

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng 2014, KPMG

2.1.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam:

2.1.2.1 Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Về quản trị rủi ro tín d ng, các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa thực sự quan tâm đầy đủ và đầu tư đúng mức cho hoạt động này, m c dù lợi nhuận từ hoạt động tín

d ng chiếm hơn 70% tổng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam hiện nay. Giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế 2008, các ngân hàng cho vay rất dễ chỉ với điều kiện tài sản đảm bảo đầy đủ mà không xem xét thẩm định kĩ về năng lực tài chính cũng như các rủi ro khác của khách hàng, cùng với công tác quản trị nợ yếu kém dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao, từ 2.9% năm 2004 tăng lên 3.5% năm 2008 và lên đến gần 5% năm 2013. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa phản ánh đúng tình trạng khó khăn cũng như chất lượng tín d ng của các ngân hàng, tổ chức xếp hạng tín d ng Fitch Ratings cơng bố tỷ lệ nợ xấu thực sự của Việt Nam cao hơn nhiều, lên đến 15%-20%.

Trong số những nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín d ng với tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay có thể kể ra như: phương pháp xếp hạng tín d ng nội bộ còn yếu, chưa đủ độ tin cậy; sự cạnh tranh cho vay giữa các ngân hàng dẫn đến việc thẩm định sơ sài do đ t lợi nhuận là m c tiêu hàng đầu; trình độ cán bộ tín d ng hạn chế; quy chế cho vay chưa ch t chẽ; quy chế giám sát cịn lỏng lẻo Trong đó, xếp hạng tín d ng là căn cứ quan trọng để quản trị rủi ro tín d ng do việc thẩm định khách hàng dựa trên các yếu tố khách quan, giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt sự can thiệp của con người, bên cạnh đó, xếp hạng tín d ng cịn là căn cứ quan trọng để quản trị rủi ro tín d ng theo chuẩn BASEL.

Năm 2005 NHNN ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử d ng dự phịng rủi ro để xửl rủi ro tín d ng trong hoạt động ngân hàng”. Với qui định tại điều 7, Quyết định 493, NHNN đã có định hướng khuyến khích các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai xếp hạng tín d ng, đây là căn cứ để các NHTM xây dựng và triển khai xếp hạng tín d ng nội bộ. Sau một thời gian thực hiện xếp hạng tín d ng khách hàng đã đạt được một số kết quả bước đầu. Hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của xếp hạng tín d ng, chủ động nghiên cứu triển khai trong hoạt động tín d ng.Về cơ bản việc xếp hạng tín d ng tại các NHTM đều đã tính đến yếu tố định tính và định lượng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả xếp hạng tín d ng tại một số ngân hàng đã được sử d ng đề xuất cấp tín d ng và đưa ra chính sách lãi suất với khách hàng (trên cơ sở chấm điểm tín d ng dựa trên tính chất tài sản bảo đảm, xếp hạng rủi ro tín d ng của khách hàng, mức độ rủi ro của ngành hàng). Nhờ đó việc quản trị rủi ro tín d ng hiệu

42

quả hơn, khả năng phịng ngừa rủi ro tín d ng cũng được cải thiện và dần tiệm cận với thông lệ quốc tế. Bên cạnh một số kết quảđạt được, xếp hạng tín d ng nội bộ còn những hạn chế sau:

- Thứ nhất, hệ thống xếp hạng tín d ng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện

nay được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng hoàn toàn ph thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng lộ trình ứng dụng basel III vào hoạt động quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)