So sánh những khác biệt của BASEL I, BASEL II và BASEL III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng lộ trình ứng dụng basel III vào hoạt động quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53)

1.2 Hiệp ƣớc quốc tếvề quản trị rủi ro ngân hàng – BASEL:

1.2.5 So sánh những khác biệt của BASEL I, BASEL II và BASEL III

1.2.5.1 Về tiêu chu n

BASEL I BASEL II BASEL III

- Tỉ lệ thoả đáng về vốn (vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3).

- Vốn tính theo rủi ro gia quyền.

- Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu.

- Nhấn mạnh 4 nguyên tắc rà sốt giám sát.

- Cơng khai thông tin

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

- Quy định mới về vốn là phương pháp giám sát. - Nâng cao chất lượng vốn.

1.2.5.2 Về mục đích

BASEL I BASEL II BASEL III

- Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế. - Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.

- Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế.

- Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế.

- Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ng t hơn trong lĩnh vực quản l rủi ro.

- Tăng cường quản l rủi ro, đảm bảo ổn định hoạt động ngân hàng.

- Các thành viên cũng đề ra qui chế giám sát khắt khe hơn và nhiều qui định khác, phần vốn tăng thêm đối với những ngân hàng lớn và cơ chế giải quyết toàn cầu đối với các doanh nghiệp đổ vỡ.

1.2.5.3 Về ưu – như c điểm

Ưu điểm:

BASEL I BASEL II BASEL III

- Cung cấp khung đo lường rủi ro tín d ng đầu

- Ba cột tr nhấn mạnh hơn về phương pháp luận nội

- Duy trì lượng tài sản có tính thanh khoản cao, duy

26

tiên với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%.

- Phổ biến ở hầu hết các quốc gia.

bộ của ngân hàng, xem xét đánh giá, và quy luật thị trường.

- Linh hoạt hơn, các cách tiếp cận, khuyến khích quản l rủi ro tốt hơn - Nhạy cảm hơn với rủi ro - Khắc ph c nhược điểm của Basel I

trì việc tài trợ cho tín d ng trung và dài hạn.

- Đảm bảo nguồn vốn cho

ngân hàng khi họ đối m t với khủng hoảng.

- Có khả năng đối phó với

nợ xấu tốt hơn.

Cố gắng khắc ph c nhược điểm của Basel II

Như c điểm:

BASEL I BASEL II BASEL III

- Không phân biệt theo loại rủi ro.

- Khơng có lợi ích từ việc đa dạng hóa.

- Khơng có u cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành. - Khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng phải nhờ đến sự cứu trợ của chính phủ.

- Đại bộ phận hiệp ước BASEL III nhắm tới ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển nhưng bỏ qua những yêu cầu của các thị trường mới nổi. Basel III đ t ra hai thách thức cơ bản đối với các thị trường mới nổi.

+ Thứ nhất là thời hạn thực hiện + Thứ hai là liệu có nên buộc ngân hàng tại các thị trường mới nổi phải có nhiều vốn hơn, tính thanh khoản cao hơn ngân hàng tại các nước giàu hay không.

1.2.6 Kinh nghiệm ứng dụng BASEL III tại các nước trên thế giới:

Khi triển khai Basel III, có khá nhiều vấn đề phức tạp đối với các nước đang phát triển do bản chất của Hiệp ước Basel III và kinh nghiệm việc triển khai ở các nước phát triển khác biệt với điều kiện ở các nước đang phát triển. Do đó, các nước đang

phát triển cần xây dựng lộ trình để triển khai Basel III một cách hợp l trong dài hạn với các bước thực hiện, các mức độ áp d ng khác nhau với từng nước và để đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống quản trị rủi ro, công nghệ thông tin, nguồn tài chính và điều kiện kinh tế vĩ mô. Dưới đây xin trình bày kế hoạch hành động của một số nước Châu Á trong tiến trình áp d ng BASEL III.

1.2.6.1 ại Singapore:

Singapore cho biết sẽ đ t ra tỷ lệ vốn áp d ng với các ngân hàng tại quốc đảo này cao hơn so với mức tối thiểu của tồn cầu để củng cố uy tín cho vị thế trung tâm tài chính. Tỷ lệ vốn cao hơn sẽ giúp họ hoạt động vững vàng hơn trong các điều kiện căng thẳng. Ngày 28/12/2011, MAS đã ra thông cáo sửa đổi Thông tư số 637 của MAS về yêu cầu vốn rủi ro đối với các ngân hàng tại Singapore để thực hiện Basel III. Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường (common equity tier 1- CET1) tối thiểu phải đạt 6,5% năm 2019 cao hơn 2% so với tỷ lệ CET1 của BCBS. MAS cũng yêu cầu các ngân hàng Singapore đáp ứng yêu cầu an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế từ ngày 01/01/2013, sớm hơn 2 năm so với yêu cầu của BCBS. Cách tiếp cận tăng tốc như vậy cũng có nghĩa là từ ngày 01/01/2013, các ngân hàng Singapore sẽ đáp ứng một tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu là 4,5%, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiểu là 6,0%, và tỷ lệ an toàn vốn CAR tối thiểu là 8,0%. Phù hợp với các yêu cầu của Ủy ban Basel, MAS cũng sẽ đưa ra một tấm đệm bảo toàn vốn là 2,5% trên các yêu cầu an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ đòn bẩy là 3,0%, cũng như một số điều chỉnh và các khoản khấu trừ khác: lợi thế thương mại (goodwill) và các tài sản vơ hình khác cũng như tài sản thuế thu nhập hoãn lại (deferred tax assets- DTA) được khấu trừ khỏi CET1 thay vì vốn cấp 1. Do đó, 2% sẽ được tính vào tổng hệ số CAR, nâng tỷ lệ này lên thành 10% để có thể chống đỡ cho các rủi ro hệ thống. Dần dần tấm đệm bảo toàn vốn sẽ nâng tỷ lệ này lên đến 12,5% vào năm 2019.

1.2.6.2 ại hilippines

Bangko Sentral of Philipinas (BSP) - NHTW và là cơ quan điều tiết của ngành công nghiệp dịch v tài chính Philippines, đã ban hành một dự thảo về các yêu cầu của Basel III đối với các NHTM, bao gồm các công ty con trong tháng 01/2012. Theo BSP, tỷ lệ CET1 tối thiểu sẽ được thiết lập 6%, tổng vốn cấp 1 sẽ là 7,5%, và tổng hệ số

28

CAR là 10%. Bảo tồn vốn đệm 2,5% sẽ được áp d ng, sẽ đưa tổng số CAR lên 12,5%. Có hai điểm đ c biệt của giai đoạn hiện tại trong việc thực hiện Basel III ở Philippines: (1) Định nghĩa vốn cấp 2; và (2) một khấu trừ c thể của các khoản đầu tư vốn cổ phần trong các tổ chức phi tài chính. Trong khi xác định vốn cấp 2, BSP đã chọn và quy định rõ cổ phiếu ưu đãi là loại công c duy nhất, cho phép thuộc thể loại này. Đây là định nghĩa hẹp hơn so với định nghĩa được đề xuất trong các yêu cầu của BCBS. BSP cũng yêu cầu các ngân hàng xem xét các khoản đầu tư vốn cổ phần đ c biệt trong “các tổ chức phi tài chính liên kết và khơng liên kết” và khấu trừ chúng hoàn toàn ra khỏi tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường. L do chính cho việc tiếp cận nghiêm ng t như vậy là vì các ngân hàng lớn này của Phiippines liên kết với một số công ty cổ phần mẹ lớn nhất của nước này. Điều này không phải là không phổ biến cho các ngân hàng như vậy để có các khoản đầu tư khác (phi tài chính) vào các cơng ty cổ phần. Các khoản đầu tư này có thể là nguồn gốc của rủi ro hệ thống. Tại thời điểm này, BSP đã chọn để tập trung vào định nghĩa vốn và các khoản giảm trừ, tuy nhiên, các khía cạnh khác của việc thực hiện Basel III, chẳng hạn như là địn bẩy, tính thanh khoản và tấm đệm ngược chu kỳ, vẫn chưa được đề cập trong những văn bản riêng.

1.2.6.3 ại Mala sia

Ngân hàng Negara Maaysia (BNM) hỗ trợ đầy đủ việc thực hiện Basel III để tăng cường các tiêu chuẩn về vốn và tính thanh khoản cho các tổ chức ngân hàng trong nước. Cơ quan quản l đã chọn để thực hiện gói cải cách phù hợp với thơng lệ quốc tế theo đúng lộ trình thực hiện, với từng giai đoạn bắt đầu từng bước từ năm 2015 cho đến năm 2019. Các hướng dẫn về việc thực hiện Basel III, được ban hành trong tháng 12/2011, đã đưa ra những định nghĩa ch t chẽ hơn về vốn và tăng cường chất lượng của nó, cũng như thực hiện các tỷ lệ đòn bẩy và thanh khoản.

Tỷ lệ CET1 tối thiểu sẽ đạt 4,5%, trong khi tổng vốn cấp 1 sẽ được cố định ở mức 6%, và tổng số CAR ở mức 8% vào năm 2015. Như vậy, dần dần bộ đệm bảo toàn vốn sẽ mang lại tổng hệ số CAR m c tiêu cho các ngân hàng Malaysia là 10,5% vào năm 2019. Trên cơ sở xem xét các thông tin phản hồi, BNM lên kế hoạch sẽ ban hành các văn bản dự thảo các quy tắc và cơ chế để thực hiện tấm đệm vốn mới (ngược chu kỳ và

bảo toàn vốn) vào năm 2014. Cơ quan quản cũng sẽ làm rõ các quy trình giám sát và các yêu cầu quản rủi ro hiện tại trước khi các yêu cầu mới được thực hiện.

1.2.6.4 ại Hồng Kông:

Ủy ban Basel đã đưa ra tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề thanh khoản của các NHTM, phòng ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu mới có thể xảy ra. Các ngân hàng dự kiến phải thực hiện một tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) từ đầu năm 2015. Tiêu chuẩn này yêu cầu các ngân hàng giữ tài sản chất lượng cao (trái phiếu chính phủ) để có thể chịu được một sự căng thẳng kéo dài trong vòng thời gian 30 ngày. Biện pháp này được giới thiệu vào năm 2010 nhưng được áp d ng thử nghiệm trong thời gian dài, thể hiện sự quan tâm và nhượng bộ của các nhà quản l đối với hệ thống NHTM. Đó cũng là khoảng thời gian để cơ quan giám sát có thể theo dõi những hậu quả ngoài muốn và báo cáo lại vào năm 2013 và 2016 để tìm giải pháp điều chỉnh thích hợp.

Tại Hồng Kơng, vấn đề liên quan đến LCR thật sự cấp bách do sự thiếu h t của trái phiếu chính phủ lưu thơng trong thị trường, liệu pháp được đưa ra để giải quyết sự thiếu h t trái phiếu chính phủ đó là việc các ngân hàng có thể mua trái phiếu kho bạc Mỹ và coi nó như là khoản nợ được đảm bảo với rủi ro không đáng kể. M t khác, kiềm chế tỷ giá USD/HKD giao động trong khoảng từ 7,75 - 7,85, m c dù việc đó có thể khiến cho các trái phiếu ngoại tệ này phải chịu một tỷ suất sinh lợi thấp.

Như vậy, Ủy ban Basel đã không đưa ra được quy định c thể về việc sử d ng ngoại tệ để tạo tính thanh khoản. Các nhà quản l tại Hồng Kơng có khả năng sẽ cho phép các ngân hàng áp d ng kết hợp các phương án, bao gồm việc cho phép các ngân hàng của giữ tài sản lưu động tính bằng đơ la Mỹ trong giới hạn thỏa thuận.

1.2.6.5 Tại Trung Quốc:

Sự ra đời của chuẩn mực vốn mới không gây nên áp lực đáng kể đối với ngành ngân hàng Trung Quốc, kể cả khi chuẩn mới được thực hiện ngay lập tức. Tỷ lệ an toàn vốn hiện hành của các NHTM Trung Quốc từ 7% và 10% (ngân hàng vừa và nhỏ), 11% (các ngân hàng lớn). Các ngân hàng hiện đang tập trung tăng vốn cấp 2 bởi tỷ lệ vốn cấp 1 của các ngân hàng Trung Quốc, bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, ở mức cao.

30

Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường, có tỷ lệ vốn cổ phần thường so với tổng tài sản là 9,8%. Tỷ lệ này của Ngân hàng Xây Dựng Trung Quốc, ngân hàng lớn thứ 2 nước này, là 9,7%. Trong số các ngân hàng Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kơng, 7 ngân hàng có mức vốn hóa lớn nhất đều có tỷ lệ vốn cổ phần thường so với tài sản có quy đổi rủi ro vượt u cầu ít nhất 7%.

Trái ngược với xu thế chung của các quốc gia trên Thế giới, Trung Quốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp d ng chuẩn mực Basel theo hướng kết hợp, nghĩa là sẽ kết hợp các chuẩn mực trong hiệp ước basel I, với quy tắc 2 và 3 trong basel II. Lúc này tất cả các phương pháp mới được đề cập đến trong basel II để đánh giá rủi ro tín d ng khơng được quốc gia này lựa chọn áp d ng. Cho đến cuối năm 2007, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc áp d ng đầy đủ về basel I về đánh giá rủi ro tín d ng. Theo lịch trình thì sau khi kết thúc năm 2010, sẽ có hàng loạt các ngân hàng bắt đầu thực hiện Basel II. Do đó, Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng lộ trình áp d ng kết hợp những tiến bộ của Basel II và Basel III, nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành ngân hàng trong nước, chia sẻ những khó khăn thách thức mà các ngân hàng trong nước phải đối m t, vừa đáp ứng được chuẩn mực chung của thế giới.

1.2.6.6 Kinh nghiệm đúc kết cho Việt Nam:

Kinh nghiệm từ Singapore: Singapore có nền tài chính phát triển hàng đầu trong khu

vực và tạo khoảng cách rất xa cho Việt Nam. Các chỉ tiêu mà Singapore hướng tới theo Basel III phải đạt được từ 2013 đến 2019. Tại Việt Nam mới chỉ đang theo đuổi các chuẩn mực theo Basel II cho đến vào 2019. Các m c tiêu Singapore hướng đến q cao và khơng phù hợp với tình hình của Việt Nam.

Kinh nghiệm từ Philippines: Basel III tập trung mạnh vào yêu cầu vốn, nâng chất lượng vốn cao hơn nhằm đảm bảo an tồn tài chính. Philippines do đ c thù một số NH có liên kết với các cơng ty cổ phần mẹ, do đó xem xét rất ch t việc góp vốn của các các công ty này đầu tư vào các NH ở Philippines. Tại Việt Nam, tình trạng sở hữu chéo giữa các NH hiện nay rất phổ biến, một ngân hàng có thể có vốn góp tại nhiều NH khác nhau và chồng chéo. Do đó, NHNN cần qui định c thể và loại bỏ các phần

vốn góp bị sở hữu chéo giữa các NH nhằm đánh giá chính xác mức độ đủ vốn và sức khỏe tài chính của mỗi ngân hàng khi áp d ng Basel III.

Kinh nghiệm từ Hồng Kông: Hồng Kông giải quyết bài toán chỉ số thanh

khoản LCR bằng cách nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ thay cho việc thiếu h t trái phiếu chính phủ lưu thơng trong thị trường. Tại Việt Nam, với thị trường tài chính cịn non trẻ, các cơng c tài chính phái sinh chưa phát triển mạnh, do đó trên thị trường chưa có nhiều loại trái phiếu có khả năng quy đổi tiền m t nhanh và đáp ứng đủ tiêu chuẩn nắm giữ theo Basel III. NHNN có thể nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ ho c các loại trái phiếu tương tự có tính thanh khoản cao để đáp ứng tiêu chuẩn LCR theo Basel III.

Kinh nghiệm từ Trung Quốc: Trung Quốc không vội vàng áp d ng hết các tiêu chuẩn của Basel II hay Basel III mà chọn phương án kết hợp để giảm bớt áp lực cho nền tài chính Trung Quốc. Việt Nam với nền tài chính non trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn khi áp d ng Basel, việc lựa chọn phương án kết hợp các tiêu chuẩn của Basel II và Basel III khi triển khai thực hiện là điều cần thiết, một m t giảm áp lực cho các ngân hàng trong nước, m t khác đảm bảo tính phù hợp và khả năng thích ứng Basel tốt hơn trong mơi trường Việt Nam.

32

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cái nhìn từ khái quát đến chi tiết về rủi ro của các NHTM. Rủi ro là vấn đề thuộc về bản chất của hoạt động ngân hàng, chịu tác động của nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau. Rủi ro có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động và khả năng tồn tại của các NHTM Việt Nam hiện nay. Những điều đó đã cho thấy rằng chúng ta ngày càng phải chú trọng việc xác định, đánh giá mức độ rủi ro, cũng như áp d ng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng lộ trình ứng dụng basel III vào hoạt động quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)