2.2 Thực trạng ứng dụng BASEL và mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mới củaBasel
2.2.1 Qui định an toàn vốn tối thiểu
Đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tại Việt Nam quy định đầu tiên là Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM. Tại quy định này, tỷ lệ an toàn tối thiểu được xác định là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản chưa phản ánh được tinh thần của Basel I.
Năm 2005, Quyết định 475/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính đã tiếp cận tương đối với Basel I.
Năm 2010, NHNN ban hành thông tư 13/TT-NHNN thay thế quyết định 475/2005/QĐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% và phương pháp tiếp cận từng bước đến Basel II. Đến cuối năm 2010, một số NHTM đã thực hiện tăng mức vốn pháp định theo quy định để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Đến cuối năm 2014, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống ngân hàng được ghi nhận ở mức 12,75%. Nhóm có hệ số CAR thấp nhất là các NHTMNN với 9,71%, nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngồi có CAR cao nhất với 32.89%, các NHTMCP có hệ số CAR ở 13,02%, cơng ty tài chính và cho th ở mức 29,51% (số liệu báo cáo của NHNN). Nhìn chung tồn hệ thống ngân hàng, hệ số CAR đạt chuẩn
tối thiểu 9% theo thông tư 13, tuy nhiên, nếu căn cứ đúng những quy định của Ủy ban Basel về an tồn vốn tối thiểu thì sự an tồn về vốn của hệ thống NHTMVN cần được đánh giá lại.
Theo Suleman, Giám đốc rủi ro của Techcombank, để đạt được Basel III, bắt buộc phải đ t ra cơ chế mới như đầu tư vào công nghệ, cơ sở hạ tầng với chất lượng cao, phát triển cơ sở dữ liệu trước khi bắt đầu suy nghĩ về phương thức tiên tiến để giảm thiểu vốn ngân hàng, dự định áp d ng BASEL III ở VN trong năm 2015 là hoàn toàn vội vàng nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của các nước khác trong vấn đề quản trị rủi ro tín d ng (Risk VietNam, 2011). Basel III là giải pháp tối ưu, nhưng nếu ngân hàng
Việt Nam khơng có các yếu tố cơ sở hạ tầng, sẽ khơng thể tiếp cận. Một minh chứng cho những khó khăn này, nhiều chuyên gia trong ngành tài chính ngân hàng chỉ ra rằng
thậm chí các NHTM lớn ở VN như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, đảm bảo CAR 8%, nhưng nó được tính theo chế độ kế tốn của Việt Nam, vì vậy, có một khác biệt rất lớn nếu CAR được tính tốn theo chuẩn mực kế tốn quốc tế. Điều này là vì mẫu số trong cơng thức tính CAR theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN chỉ bao gồm rủi ro tín d ng, khơng tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Bảng 2.2: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) qua các năm của một số NHTM Việt Nam
STT Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 1 Agribank <7% 7.9% 9.49% 9.11% 2 Vietinbank 8.02% 10.57% 10.33% 13.17% 10.4% 3 Vietcombank 9.0% 11.14% 14.83% 13.13% 11.61% 4 BIDV 9% 11.07% 9.04% 11.28% 9.07% 5 Sacombank 9.97% 11.66% 9.53% 12.7% 9.87% 6 Techcombank 7.63% 11.4% 12.6% 14.03% 15.65% 7 ACB 10.6% 9.25% 9.97% 14.66% 14.08% 8 MB 12.9% 9.59% 11.15% 11% 10.07% 9 VIB 10.06% 14.48% 19.5% 18% 17.7%
Nguồn: BC C qua các năm của các ngân hàng
Ngoài ra, khi đánh giá trong mối quan hệ với các NHTM trong khu vực, mức độ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam ở mức khá thấp.
50
Biểu đồ 2.7: Hệ số an toàn vốn hệ thống các TCTD tại Việt Nam và một số quốc gia Châu Á
Nguồn: Định hư ng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam 2011- 2015
Rõ ràng, khi kinh tế xuất hiện những bất ổn, các NHTM có thể g p những khó khăn hơn rất nhiều so với trong giai đoạn bình thường của nền kinh tế. Việc nâng cao mức an toàn vốn tương tự như một “tấm đệm” giúp các NHTM chống các “cú sốc” từ môi trường kinh doanh biến động.