Chương 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.4 Hạn chế của đào tạo nghề nông thôn
Cả nước hiện có (năm 2015) 170 trường cao đẳng nghề, 342 trường trung cấp nghề và 870 trung tâm dạy nghề. Nhiều trường thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được xây dựng bề thế. Thế nhưng việc dạy nghề trong nhiều trường công lập chưa đạt yêu cầu, do chưa gắn với nhu cầu của sản xuất, kinh doanh, của thị trường lao động nhiều người học xong khơng tìm được việc làm hoặc tìm được việc nhưng nơi tuyển dụng họ phải tốn thêm thời gian và kinh phí để đào tạo lại. Cũng có nguyên nhân do các trường này thiếu trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học, thiếu giáo viên giỏi, địa điểm tổ chức lớp đôi khi không thuận tiện cho việc đi lại của học viên .
Sau 5 năm triển khai Đề án 1956, tỉnh Hậu Giang đạt được những kết quả tích cực nhưng cũng cịn nhiều hạn chế, bất cập như: Công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Việc triển khai cơng tác dạy nghề cịn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Một số nơi dạy nghề còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động. Trên thực tế, một số nghề như: Sửa chữa, cài đặt máy vi tính; sửa xe gắn máy; sửa chữa điện thoại di động… được chính người học đánh giá khơng cao, bởi thời gian học chỉ có 3 tháng thì người lao động khó mà thành thạo được nghề. Theo đánh giá của nhiều địa phương, bài toán phát triển bền vững cho công tác dạy nghề - việc làm đối với lao động nông thôn hiện nay còn rất nan giải, bởi lao động địa phương chưa thực sự mặn mà với việc học nghề. Người học nghề chưa xác định đúng mục tiêu học tập dẫn đến việc học xong không đi làm hoặc khơng tìm được việc làm phù hợp. (Như Nguyệt, 2015)
Qua 03 năm thực hiện đề án 1956 của Chính phủ vẫn cịn tồn tại một số hạn chế trong ĐTN cho LĐNT như sau: (1) chất lượng ĐTN, mặc dù đã có chuyển biến
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong CN; (2) cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho SX và thị trường lao động; (3) các điều kiện bảo đảm chất lượng DN còn bất cập; GV DN còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng; (4) cơ chế, chính sách quản lý và phát triển DN chưa đồng bộ; (5) việc chuyển ĐTN từ năng lực sẵn có của cơ sở DN sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm; (6) chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở DN. Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động DN cịn thụ động, chưa có văn bản xác định doanh nghiệp là một trong những chủ thể của hoạt động DN; (7) chưa có chính sách tạo động lực đủ mạnh để thu hút người học nghề và người DN; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động chưa đủ hấp dẫn. Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước dành cho DN còn thấp (khoảng 0,5% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước thuộc EU là 1,1%). (Theo Bộ LĐ -TBXH, 2011).
Những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song phải nhìn nhận một thực tế là công tác đào tạo nghề, tạo việc làm trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long vẫn cịn hạn chế. Đó là đầu vào các cơ sở dạy nghề cịn thấp, quy mơ nhỏ hẹp; cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên phục vụ dạy nghề thiếu. Bên cạnh đó là những khó khăn xuất phát từ chính bản thân những người cần đào tạo nghề. Từ trước tới nay, lao động nông thôn đã quen với cách sản xuất truyền thống, nên dù được đào tạo tận tình, nhưng sau khi học xong, rất nhiều lao động nông thôn lại quay về với cách làm cũ hoặc vẫn duy trì thói quen ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Lao động nông thôn tham gia học nghề hầu hết tuổi cao, trình độ học vấn thấp, điều kiện giao thơng đi lại khó khăn; cùng với tâm lý lo ngại sau khi đi học khơng tìm được việc làm, khơng có vốn... đã làm hạn chế đáng kể sự tham gia tự giác, nhiệt tình của người có nhu cầu học nghề. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương trên cả nước trong quá trình triển khai Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn (Tạp chí Cộng Sản, 2012).
Theo Nguyễn Ngọc Phi (2012) cho rằng: Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến LĐNT không quan tâm tới học nghề là do chương trình học chưa phù hợp dẫn tới học nghề khơng đem lại hiệu quả. Có những chương trình học q chi tiết về kỹ thuật nghề khiến người dân khó áp dụng vào thực tế. Mặt khác, lại có những chương trình học thời gian chỉ cần khoảng một tháng lại kéo dài tới ba tháng gây lãng phí thời gian, tiền bạc.
Việc dạy nghề chưa gắn với giải quyết việc làm còn xuất phát từ nguyên nhân xét chọn các đối tượng chưa thực sự chính xác, dẫn đến thái độ học tập của học viên không đảm bảo theo thời gian quy định, cịn ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh đó, cơng tác khảo sát nhu cầu học nghề và đề xuất đào tạo của địa phương chưa phù hợp với hoàn cảnh của người học và nhu cầu, định hướng phát triển của địa phương (Trần Lưu, 2011).
Đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại nhiều địa phương cịn thiên về chạy theo số lượng người học để giải ngân nguồn vốn, thiếu sự tính tốn trên cơ sở khoa học và kinh tế để xác định nghề cần đào tạo cho người dân; chưa thấy được việc giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn với xác định ngành nghề để chuyển đổi cơ cấu lao động nhằm phát triển kinh tế là bài tốn khó, lâu dài mà Đảng, Nhà nước đang tập trung giải quyết (Tạp chí Cộng sản, 2012).
1.5 Mơ hình lý thuyết nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết, mơ hình nghiên cứu, các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, kế thừa các nghiên cứu trước và trước thực tiễn của địa phương, tác giả chọn ra một số nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua sự đánh giá của người học để thực hiện khảo sát cho nghiên cứu của mình. Các nhân tố đó là: Chương trình đào tạo nghề, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề, môi trường học tập, chất lượng dịch vụ, người học nghề. Tác giả xin đề xuất mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề như sau:
Mơ hình lý thuyết nghiên cứu
Hình 1.2. Mơ hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
Chương trình đào tạo
Cơ sở vật chất
Đội ngũ giáo viên
Môi trường học tập Dịch vụ hỗ trợ Người học nghề Chất lượng đào tạo nghề
Tóm tắt chương 1
Mục đích của chương này là đưa ra mơ hình nghiên cứu, nhằm xác định nội dung chính và hướng đi của đề tài. Tác giả đã dựa vào cơ sở lý thuyết từ các quan điểm, bài học kinh nghiệm, tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội cùng với những nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước trước đây khi đề cập đến chất lượng đào tạo nghề phù hợp với đối tượng đánh giá là người học. Ngoài ra, tác giả cũng dựa trên mơ hình chất lượng đào tạo của Đặng Quốc Bảo với kết luận: Chất lượng đào tạo là kết quả cuối cùng đạt được bởi sự tác động tích cực của các yếu tố cấu thành trong q trình đào tạo đó là mục tiêu đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nội dung đào tạo, người học, phương pháp, phương tiện phục vụ đào tạo. Từ đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề như: Chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, môi trường học tập, dịch vụ hỗ trợ, người học nghề.
Toàn bộ cơ sở lý thuyết là căn cứ cho định hướng cũng như đưa ra phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Châu Thành là một trong bảy huyện, thị thuộc tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành có vị trí địa lý kinh tế với nhiều thuận lợi phát triển, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, chính vị trí tiếp giáp với thành phố lớn, có bề dày phát triển cơng nghiệp, đô thị, dịch vụ của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long đó là điều kiện thừa hưởng sự lan tỏa kế thừa thành tựu đi trước của TP.Cần Thơ làm nền tảng thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Phía Nam giáp thị xã Ngã Bảy và tỉnh Sóc Trăng. Phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Long. Phía Tây giáp huyện Châu Thành A. Đây cũng là điều kiện kinh tế thuận lợi giúp cho huyện có động lực tăng tốc, thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi nông nghiệp, công nghiệp và tiếp cận cơng nghệ cao.
Huyện Châu Thành gồm 9 đơn vị hành chính: Thị trấn Ngã Sáu, Thị trấn Mái Dầm, xã Đông phước, xã Phú An, xã Đông Thạnh, xã Phú Hữu, xã Đông Phước A và xã Phú Tân.
Huyện Châu Thành có vị trí khá quan trọng về an ninh quốc phòng và kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, sản xuất nơng sản hàng hóa và thương mại dịch vụ. Thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, trái cây và nuôi trồng thủy sản, là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các cơ sở công nghiệp chế biến tại huyện và trong tỉnh.
Hiện tại huyện Châu Thành cịn rất nhiều khó khăn trong việc phát triển giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ, điều kiện để giao lưu kinh tế còn hạn chế và các yếu tố bất lợi khác, cũng như việc tiếp nhận những ưu đãi đầu tư và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực so với nhiều địa phương khác cịn nhiều khó khăn do hầu hết các xã đều thuộc các vùng sâu, vùng xa, đơn thuần sản xuất nông nghiệp; qui mô và số lượng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại – dịch vụ còn hạn chế; mức độ tiếp nhận thông tin, khoa học, kỹ thuật chưa nhiều, đô thị phát triển chưa cao.
Tuy nhiên, huyện Châu Thành với lợi thế nằm tiếp giáp với Thành phố Cần Thơ (là Trung tâm động lực phát triển kinh tế - xã hội và khoa học, công nghệ của vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long), có tuyến Quốc lộ 1A, quốc lộ Nam Sơng Hậu, khu công nghiệp Sông Hậu và nhiều tuyến đường tỉnh chạy qua nên huyện có: điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng, chế biến thủy sản và đã được xác định là địa bàn phát triển cơng nghiệp trọng điểm của tỉnh, có triển vọng và cơ hội thuận lợi trong việc thu hút đầu tư phát triển các độ thị mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi bộ mặt của huyện. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp nằm trong vùng quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao và cây ăn trái tập trung của tỉnh, có mối quan hệ kinh tế - xã hội khăng khích với thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, Châu Thành A, thành phố Cần Thơ
và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Do đó, nếu được đầu tư đúng mức huyện Châu Thành sẽ có điều kiện phát triển kinh tế xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mức cao, là trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh trong tương lai.
2.2 Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện 2.2.1 Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền đối với công tác đào 2.2.1 Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền đối với cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng thơn, nông dân; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành ban hành Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo Đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành đến năm 2020” và Ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2011 về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành đến năm 2020. Trong kế hoạch có sự phân cơng cụ thể nhiệm vụ của các phịng, ban ngành đồn thể, các xã, thị trấn, trong đó phịng Lao động – Thương binh & Xã hội là cơ quan thường trực; có xây dựng mục tiêu dạy nghề cụ thể cho từng giai đoạn và cũng có dự trù kinh phí để thực hiện kế hoạch.
2.2.2 Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Thành, tỉnh Hậu Giang
Lao động nông thôn học nghề thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3.000.000 đồng/người/khóa học, hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/người/ngày thực học; ngoài ra hỗ trợ tiền đi lại nếu khoảng cách đi lại từ nhà đến nơi học trên 15km.
Đối tượng học nghề thuộc diện cận nghèo mức hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn tối đa 3.000.000 đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày thực học.
Lao động nông thôn học nghề thuộc diện đối tượng khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn tối đa 2.000.000 đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày thực học.
Người học nghề được vay vốn học nghề và để tự tạo việc làm với lãi suất ưu đãi; nếu lao động nông thôn sau khi học xong nghề về làm ổn định ở nơng thơn cịn được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay học nghề.
Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và trung tâm khuyến nông – lâm – ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/người/buổi.
2.2.3 Số lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 -2014 giai đoạn 2010 -2014
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành thời gian qua được sự quan tâm hướng dẫn của cấp tỉnh, lãnh chỉ đạo của UBND huyện, sự phối hợp giữa các ban ngành huyện, các xã, thị trấn, cùng với sự chủ động của cơ quan chun mơn (phịng Lao động – Thương binh & Xã hội, Trung tâm dạy nghề, phịng Nơng nghiệp) trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, mở rộng các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động, công tác tuyên