Thảo luận kết quả hồi quy (Sử dụng lại bảng 4.24)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 85 - 89)

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5 Kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy

4.5.5 Thảo luận kết quả hồi quy (Sử dụng lại bảng 4.24)

Từ kết quả kiểm định, hàm hồi quy có dạng như sau:

SAT = 0.199*F1NHN + 0.242*F2DNGV + 0.360*F3CSVC + 0.194* F4CTDT + 0.137*F5DVHT + 0.141* F6MTHT

Trong đó:

SAT : Chất lượng đào tạo nghề F1NHN : Nhân tố người học nghề. F2DNGV: Nhân tố đội ngũ giáo viên. F3CSVC : Nhân tố cơ sở vật chất. F4CTDT : Nhân tố chương trình đào tạo F5DVHT : Nhân tố dịch vụ hỗ trợ. F6MTHT : Nhân tố môi trường học tập.

Hệ số hồi quy (Beta) chưa chuẩn hóa mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mơ hình hồi quy trên ảnh hưởng tích cực đến đến chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang. Trong đó:

F1NHN có hệ số 0.199 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố người học nghề (F1NHN) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.199 đơn vị.

F2DNGV có hệ số 0.242 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố độ ngũ giáo viên (F2DNGV) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.242 đơn vị.

F3CSVC có hệ số 0.360 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố cơ sở vật chất (F3CSVC) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.360 đơn vị.

F4CTDT có hệ số 0.194 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố chương trình đào tạo (F4CTDT) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.194 đơn vị.

F5DVHT có hệ số 0.137 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố dịch vụ hỗ trợ (F5DVHT) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.137 đơn vị.

F6MTHT có hệ số 0.141 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố môi trường học tập (F6MTHT) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.141 đơn vị.

Hệ số hồi quy (Beta) chuẩn hóa xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập đối với chất lượng đào tạo nghề. Các hệ số hồi quy (Beta) chuẩn hóa có thể chuyển đổi thành dạng phần trăm như sau:

Bảng 4.28. Vị trí quan trọng của các yếu tố

Biến độc lập Giá trị tuyệt đối %

F1NHN 0.199 15.63 F2DNGV 0.242 19.01 F3CSVC 0.360 28.28 F4CTDT 0.194 15.24 F5DVHT 0.137 10.76 F6MTHT 0.141 11.08 Tổng số 1.273 100

Biến F1NHN đóng góp 15.63%, biến F2DNGV đóng góp 19.01%, biến F3CSVC đóng góp 28.28%, biến F4CTDT đóng góp 15.24%, biến F5DVHT đóng góp 10.76%, biến F6MTHT đóng góp 11.08%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang là F3CSVC, F2DNGV, F1NHN, F4CTDT, F6MTHT, F5DVHT.

Tóm tắt chương 4

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang, đó là: Người học nghề; Đội ngũ giáo viên; Cơ sở vật chất; Chương trình đào tạo; Dịch vụ hỗ trợ; Môi trường học tập.

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của các yếu tố Người học nghề; Đội ngũ giáo viên; Cơ sở vật chất; Chương trình đào tạo; Dịch vụ hỗ trợ; Môi trường học tập mang dấu dương thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang.

Từ kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa, cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề theo thứ tự tầm quan trọng là cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, người học nghề, chương trình đào tạo, mơi trường học tập và cuối cùng là dịch vụ hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 85 - 89)