Đối với dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 95 - 105)

Chương 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.6 Đối với dịch vụ hỗ trợ

Hoạt động tư vấn học tập tốt: Tư vấn cho người học các phương pháp học như học nhóm tại nhà, tại xưởng, thảo luận nhóm trên lớp…nếu yếu tố này được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Cán bộ quản lý có thái độ phục vụ tốt: Thái độ phục vụ tốt của cán bộ quản lý là một yếu tố không thể thiếu trong công tác đào tạo nghề hiện nay. Chất lượng cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nghề, nếu cán bộ quản lý có thái độ phục vụ tốt trước những yêu cầu của người học, cũng sẽ là động lực giúp cho người học trong học tập.

Hoạt động tư vấn học nghề đáp ứng tốt cho người học về nhu cầu tìm hiểu và lựa chọn nghề để học: Hoạt động tư vấn học nghề tốt sẽ giúp cho người học về nhu cầu tìm hiểu và lựa chọn nghề để học. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện cần quan

tâm làm tốt hoạt động này sẽ giúp cho người học lựa chọn ngành nghề học phù hợp với điều kiện bản thân họ, có như vậy mới đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.

Tóm tắt chương 5

Qua kết quả nghiên cứu cùng với tình hình thực tiễn trên địa bàn của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang, tác giả đã gợi ý một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu học nghề của người lao động nơng thơn và cũng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với mơ hình nghiên cứu ban đầu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề là chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, môi trường học tập, dịch vụ hỗ trợ và người học nghề với 34 biến quan sát. Riêng nhân tố chất lượng đào tạo nghề gồm 3 biến quan sát.

Qua kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá vẫn giữ nguyên các nhân tố và mơ hình được hiệu chỉnh cịn 31 biến quan sát. Cụ thể: Thang đo về người học nghề (F1NHN): gồm 7 biến quan sát; thang đo về đội ngũ giáo viên (F2DNGV): gồm 6 biến quan sát; thang đo về cơ sở vật chất (F3CSVC): gồm 6 biến; thang đo về chương trình đào tạo (F4CTDT): gồm 6 biến quan sát; thang đo về dịch vụ hỗ trợ (F5DVHT): gồm 3 biến quan sát và thang đo về môi trường học tập (F6MTHT): gồm 3 biến quan sát. Thành phần chất lượng đào tạo nghề vẫn giữ nguyên 3 biến quan sát.

Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết xác định được 6 nhân tố F1NHN, F2DNGV, F3CSVC, F4CTDT, F5DVHT, F6MTHT có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang với mức ý nghĩa Sig.<0.05. Như vậy ta chấp nhận 6 giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 trong mơ hình nghiên cứu chính thức. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là nhân tố cơ sở vật chất có hệ số beta chuẩn hóa là 0.360; đứng hàng thứ hai là nhân tố đội ngũ giáo viên có hệ số beta chuẩn hóa là 0.242; thứ ba là nhân tố người học nghề có hệ số beta chuẩn hóa là 0.199; thứ tư là nhân tố chương trình đào tạo có hệ số beta chuẩn hóa là 0.194; thứ năm là nhân tố mơi trường học tập có hệ số beta chuẩn hóa là 0.141 và cuối cùng là nhân tố dịch vụ hỗ trợ có hệ số beta chuẩn hóa là 0.137.

Qua kết quả nghiên cứu cùng với tình hình thực tiễn trên địa bàn của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang, tác giả đã gợi ý một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu của người lao động nông thôn và cũng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang.

Với những kết quả đạt được nêu trên, đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định. Hạn chế của đề tài:

Do điều kiện thực tiễn và nguồn lực có hạn của bản thân, nên thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả chỉ tập trung khảo sát vào nhóm đối tượng lao động nơng thơn đã qua học nghề (trình độ sơ cấp và học nghề thường xuyên dưới 3 tháng) trên địa bàn huyện, mà bỏ qua nhóm đối tượng là giảng viên và cán bộ quản lý là những người trực tiếp tham gia giảng dạy và quản lý q trình đào tạo và nhóm đối tượng là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên và ngồi địa bàn huyện có sử dụng lao động nơng thơn đã qua đào tạo nghề. Vì vậy, đề tài chưa thể đánh giá tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Đồng thời, việc lựa chọn đối tượng khảo sát là người học nghề mà đối tượng này là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề; do đó, kết quả mang lại đơi khi cịn chưa được khách quan.

Nghiên cứu này được thực hiện với mẫu được chọn là mẫu thuận tiện, chọn mẫu từ các đối tượng đã qua học nghề tại huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang, kỹ thuật chọn mẫu này là kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất. Kết quả sẽ có thể tốt hơn, khái quát và mang tính đại diện cho tổng thể hơn nếu mẫu nghiên cứu được thực hiện theo hình thức chọn mẫu xác suất (chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản).

Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo:

Với hạn chế về cách thức và phạm vi nghiên cứu, tác giả thấy cần có một nghiên cứu khoa học mang tính tồn diện hơn để có thể đánh giá hết các khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Vì thế, những ai có quan tâm, mong muốn tiếp tục nghiên cứu đến lĩnh vực của đề tài này thì nên mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu ở các đối tượng khác nhau như lao động nông thôn đang học nghề, đội ngũ các bộ quản lý, giảng viên, người sử dụng lao động; chỉ khi làm được như vậy mới xác định được hết những nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của các nhân tố đó đến chất lượng đào tạo nghề và kết quả mang lại mới thực sự khách quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Ban chấp hành Trung ương, 2008. Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban

chấp hành Trung ương (Khóa X) về nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn.

Ban chỉ đạo KH 1956, 2011. Kế hoạch “đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên

địa bàn huyện Châu Thành đến năm 2020”.

Đặng Quốc Bảo, 2004. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp. NXB Chính trị Quốc gia.

Đỗ Thanh Bình, 2015. Khái niệm về đào tạo nghề. Http:// Giáo trình kinh tế lao

động của Trường đại học kinh tế quốc dân voer.edu.vn/pdf/8416100b/1 tham khảo trên internet. (Cập nhật ngày 3-8-2015)

Bộ LĐ – TB & XH, 2010. Thông tư số 19/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 7 tháng 7 năm

2010, quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Trung tâm dạy nghề.

Bộ LĐ – TB & XH, 2011. Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH, ngày 29 tháng 12 năm 2011, quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng DN.

Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ.

Võ Hùng Dũng, 2003. Thực trạng nguồn nhân lực ĐBSCL trong tiến trình hội nhập.

Phạm Bảo Dương, 2011. Định hướng chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng

thơn.Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 4: 672 – 679. Trường Đại

học Nông nghiệp Hà nội.

Phan Minh Hiền và ThS. Nguyễn Quang Việt, 2011. Thực trạng đào tạo nghề đáp

Đinh Phi Hổ, 2014. Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ.TP.HCM. Nhà xuất bản: Phương Đông.

Lê Thị Mai Hoa, 2012. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao

động nông thôn tỉnh Hà Tỉnh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Vinh.

Vũ Thị Minh Hoa, 2011. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề lao

động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ.

Cảnh Chí Hồng và Trần Vĩnh Hồng, 2013. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí phát triển và hội

nhập số 12 (22) – tháng 9-10/2013.

Nguyễn Hùng, 2008. Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề. Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội.

Nguyễn Văn Hùng, 2015. Quản lý đào tạo nghề theo hướng tiếp cận đảm bảo chất

lượng trong phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí số mới.

Http://his.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Lists/TapChiSoMoi/View Detail.aspx?ItemID=130 (Cập nhật ngày 3-8-2015)

Nguyễn Mai Hương, 2011. Kinh nghiệm một số quốc gai Châu Á về phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - bài học cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011)

52 – 58.

Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề

cương nghiên cứu. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Đình Long, 2009. Chất lượng đào tạo nhìn từ tình hình học tập của sinh

viên ở các môn thực hành “Bài tập lớn – đồ án” môn học trang bị động lực.

Hội thảo khoa học – Khoa kỹ thuật tàu thủy. Nha trang 10/2009.

Trần Lưu, 2011. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa gắn với nhu cầu thực

tế.

Như Nguyệt, 2015. Đào tạo nghề lao động nông thôn - Cần nâng chất lượng đầu ra. http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE18497D/Can_nang_chat_ luong_dau_ra.aspx (Cập nhật ngày 15-8-2015)

Song Nhi, 2007. DN cho nông dân: Vừa yếu, vừa thiếu. Báo Bưu điện Việt Nam. Nguyễn Ngọc Phi, 2012. Hội nghị khu vực về ĐTN tại Việt Nam - Đột phá chất

lượng DN, ngày 10,11/10/2012 tại Hà Nội.

Phòng Lao động – Thương Binh & Xã hội, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện đề án

1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn 03 năm (2010 – 2012).

Phòng Lao động – Thương Binh & Xã hội, 2014. Báo cáo tình hình thực hiện đề án

1956 đào tạo nghề cho lao động nơng thơn 2013 và phương hướng năm 2014.

Phịng Lao động – Thương Binh & Xã hội, 2015. Báo cáo tình hình thực hiện đề án

1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2014 và phương hướng năm 2015.

Loan Phương, 2008. Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn: Cịn nhiều bất cập. Đất

mũi. Website:

http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=7426 (Cập nhật ngày 15-8-2015)

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI , 2006. Luật dạy nghề.

Trịnh Thành, 2011. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo tại Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Miền Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc

tế Hồng Bàng.

Nguyễn Thi Kim Thu, 2012. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các Trường cao

đẳng nghề Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên

lý luận chính trị.

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009. Quyết định

số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Ngô Thị Thuận và Đồng Thị Vân Hồng, 2014. Giải pháp nâng cao năng lực các Trường Cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sơng hồng. Tạp chí khoa học và Phát

triển 2014, tập 12, số 6: 913 – 919.

Võ Xuân Tiến, 2010. Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tạp chí khoa học và cơng nghệ. Đại học Đà Nẵng – số 5 (40), 2010.

Nguyễn Thị Tính, 2007. Bài giảng đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

Khoa tâm lý giáo dục. Trường đại học sư phạm Thái Nguyên.

Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS. Nhà xuất bản thống kê, Tp.Hồ Chí Minh.

Đỗ Trọng Tuấn và Lương Minh Anh, 2012. Nâng cao chất lượng đào tạo thơng qua

việc hồn thiện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Nghiên cứu khoa học -

Đại học Đơng Á số 17- 2012.

Tạp chí Cộng Sản, 2012. Đào tạo nghề lao động nông thôn ở đồng bằng sông Cửu

Long : thiết thực , khả quan nhưng còn nhiều vướng mắc.

Horst Sommer, 2013. Dao tao nghe chat luong cao. http://nld.com.vn/giao-duc- khoa-hoc/dao-tao-nghe-chat-luong-cao-20131006095320217.htm. (Cập nhật ngày 18-8-2016)

TCCSĐT, 2013. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay. Tổng cục Dạy nghề, 2014. http://www.tcdn.gov.vn/ (Cập nhật ngày 15-8-2015) Tổng cục DN, 2012. Báo cáo tổng quan về ĐTN ở Việt Nam, Hội nghị khu vực về

đột phá chất lượng ĐTN.

UBND huyện Châu Thành (2011, 2012, 2013, 2014). Kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội và dự toán ngân sách.

UBND huyện Châu Thành, 2013. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

UBND huyện Châu Thành, 2014. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng -

an ninh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2015.

Wattpad, 2008. XHH nong thon.

https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=Wattpad+khai+niem+ve+nong+thon. (Cập nhật ngày 25-5-2016)

Wilhelm Wehren, 2010. Kinh nghiệm đào tạo nghề các nước. https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=theo+wilhelm+wehren+2010+noi

+ve+dao+tao+nghe+cho+lao+dong+nong+thon+o+duc. (Cập nhật ngày 15-8- 2015).

TIẾNG ANH

Anne E. G. and Irene H.. 2006. Rural labour markets, skills and training. Final

report. Website:

http://www.defra.gov.ukruralpdfsresearchrural_labour_markets.pdf. (Access 15-4-2016)

Borghans L., Green F. and Keep E. 2001. Skills measurement and economic analysis, Oxford Economic Papers 53, 375-384.

Ellis, Frank. 1998. Household strategies and rural livelihood diversification.

Journal of Development Studies, Volume 35, Issue 1 October 1998 , pages 1 – 38.

Hair et al, 2006. Multivariate Data Analysis. Upper Saddle River NJ: Prentice Hall. ILO, 2006. Scheme on Improving Employability by Enforcing Vocational Training

- People's Republic of China. Ministry of Labor and Social Security. Website: http://www.ilo.org /public/english/employment/skills/hrdr/init/chn_17.htm. (Access 15-4-2016)

Robert G.. 2005. Education as a Rural Development. Amber Waves: The Economics Food, Farming, Natural Resources, and Rural America. Website: http://www.ers.usda.gov/ amberwaves/november05/features/education.htm . (Access 15-4-2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)