Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 82)

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5 Kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy

4.5.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

4.5.2.1 Mức độ giải thích của mơ hình

Để kiểm định sự phù hợp giữa các nhân tố F1NHN, F2DNGV, F3CSVC, F4CTDT, F5DVHT, F6MTHT với SAT tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính với phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Như vậy, thành phần F1NHN, F2DNGV, F3CSVC, F4CTDT, F5DVHT, F6MTHT là biến độc lập và SAT là biến phụ thuộc

nghĩa Sig. rất nhỏ 0.000 và hệ số xác định R2 =0.304 (hay R2 hiệu chỉnh=0.283). Như vậy, 28.3% sự thay đổi trong chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang được giải thích bởi các biến độc lập của mơ hình. (Kết quả thể hiện ở bảng 4.25 Model Summaryb).

Bảng 4.25. Tóm tắt mơ hình (Model Summaryb)

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .551 .304 .283 .84653731 .304 14.774 6 203 .000 a. Predictors: (Constant), F6MTHT, F5DVHT, F4CTDT, F3CSVC, F2DNGV, F1NHN b. Dependent Variable: SAT

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

4.5.2.2 Mức độ phù hợp của mơ hình

Bảng 4.26. Phân tích ANOVA

Model

Sum of

Squares Df Mean Square F Sig.

1 Regression 63.525 6 10.588 14.774 .000a

Residual 145.475 203 .717

Total 209.000 209

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả kiểm định mức độ phù hợp chung của mơ hình thể hiện trong bảng

ANOVAbcho thấy trong bảng phân tích phương sai ở trên, trị số F có mức ý nghĩa Sig. F=0.000 (<0.05) có nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5% hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với

biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 95%. Do đó có thể kết luận các giả thuyết đưa ra là được chấp nhận.

4.5.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Từ Bảng 4.24, cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor – VIF) nhỏ (nhỏ hơn 2) cho thấy các biến độc lập này khơng có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mơ hình hồi quy.

4.5.4 Kiểm định phương sai phần dư thay đổi (Spearman)

Bảng 4.27. Kiểm định phương sai phần dư thay đổi (Spearman)

Correlations ABSRES F1NHN F2DNGV F3CSVC F4CTDT F5DVHT F6MTHT Spearman's rho ABSRES Correlation Coefficient 1.000 -.133 .016 -.092 .053 -.013 .044 Sig. (2-tailed) . .055 .813 .186 .444 .846 .527 N 210 210 210 210 210 210 210 F1NHN Correlation Coefficient -.133 1.000 -.027 -.083 -.049 -.095 -.011 Sig. (2-tailed) .055 . .702 .228 .480 .168 .875 N 210 210 210 210 210 210 210 F2DNGV Correlation Coefficient .016 -.027 1.000 -.051 .017 -.007 .014 Sig. (2-tailed) .813 .702 . .466 .803 .924 .843 N 210 210 210 210 210 210 210 F3CSVC Correlation Coefficient -.092 -.083 -.051 1.000 -.057 .013 .002 Sig. (2-tailed) .186 .228 .466 . .412 .848 .976 N 210 210 210 210 210 210 210 F4CTDT Correlation Coefficient .053 -.049 .017 -.057 1.000 -.042 -.030 Sig. (2-tailed) .444 .480 .803 .412 . .541 .671 N 210 210 210 210 210 210 210 F5DVHT Correlation Coefficient -.013 -.095 -.007 .013 -.042 1.000 -.030

Sig. (2-tailed) .846 .168 .924 .848 .541 . .666 N 210 210 210 210 210 210 210 F6MTHT Correlation Coefficient .044 -.011 .014 .002 -.030 -.030 1.000 Sig. (2-tailed) .527 .875 .843 .976 .671 .666 . N 210 210 210 210 210 210 210

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả Bảng 4.27 cho thấy cả 6 biến đều có mức ý nghĩa Sig.>0.05. Như vậy kiểm định Spearman cho biết phương sai phần dư không thay đổi. Qua các kiểm định của mô hình hồi quy, các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm F1NHN, F2DNG, F3CSVC, F4CTDT, F5DVHT, F6MTHT.

4.5.5 Thảo luận kết quả hồi quy (Sử dụng lại bảng 4.24)

Từ kết quả kiểm định, hàm hồi quy có dạng như sau:

SAT = 0.199*F1NHN + 0.242*F2DNGV + 0.360*F3CSVC + 0.194* F4CTDT + 0.137*F5DVHT + 0.141* F6MTHT

Trong đó:

SAT : Chất lượng đào tạo nghề F1NHN : Nhân tố người học nghề. F2DNGV: Nhân tố đội ngũ giáo viên. F3CSVC : Nhân tố cơ sở vật chất. F4CTDT : Nhân tố chương trình đào tạo F5DVHT : Nhân tố dịch vụ hỗ trợ. F6MTHT : Nhân tố môi trường học tập.

Hệ số hồi quy (Beta) chưa chuẩn hóa mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mơ hình hồi quy trên ảnh hưởng tích cực đến đến chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang. Trong đó:

F1NHN có hệ số 0.199 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố người học nghề (F1NHN) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.199 đơn vị.

F2DNGV có hệ số 0.242 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố độ ngũ giáo viên (F2DNGV) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.242 đơn vị.

F3CSVC có hệ số 0.360 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố cơ sở vật chất (F3CSVC) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.360 đơn vị.

F4CTDT có hệ số 0.194 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khi yếu tố chương trình đào tạo (F4CTDT) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.194 đơn vị.

F5DVHT có hệ số 0.137 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố dịch vụ hỗ trợ (F5DVHT) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.137 đơn vị.

F6MTHT có hệ số 0.141 và quan hệ cùng chiều với biến SAT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố môi trường học tập (F6MTHT) tăng lên một đơn vị thì chất lượng đào tạo nghề (SAT) tăng lên 0.141 đơn vị.

Hệ số hồi quy (Beta) chuẩn hóa xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập đối với chất lượng đào tạo nghề. Các hệ số hồi quy (Beta) chuẩn hóa có thể chuyển đổi thành dạng phần trăm như sau:

Bảng 4.28. Vị trí quan trọng của các yếu tố

Biến độc lập Giá trị tuyệt đối %

F1NHN 0.199 15.63 F2DNGV 0.242 19.01 F3CSVC 0.360 28.28 F4CTDT 0.194 15.24 F5DVHT 0.137 10.76 F6MTHT 0.141 11.08 Tổng số 1.273 100

Biến F1NHN đóng góp 15.63%, biến F2DNGV đóng góp 19.01%, biến F3CSVC đóng góp 28.28%, biến F4CTDT đóng góp 15.24%, biến F5DVHT đóng góp 10.76%, biến F6MTHT đóng góp 11.08%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang là F3CSVC, F2DNGV, F1NHN, F4CTDT, F6MTHT, F5DVHT.

Tóm tắt chương 4

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang, đó là: Người học nghề; Đội ngũ giáo viên; Cơ sở vật chất; Chương trình đào tạo; Dịch vụ hỗ trợ; Mơi trường học tập.

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của các yếu tố Người học nghề; Đội ngũ giáo viên; Cơ sở vật chất; Chương trình đào tạo; Dịch vụ hỗ trợ; Môi trường học tập mang dấu dương thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang.

Từ kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa, cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề theo thứ tự tầm quan trọng là cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, người học nghề, chương trình đào tạo, mơi trường học tập và cuối cùng là dịch vụ hỗ trợ.

Chương 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Vận dụng kết quả nghiên cứu ở phần trên cùng với tình hình thực tiễn tại huyện để đưa ra gợi ý một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Các đề xuất này được trình bày theo thứ tự ưu tiên về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng đào tạo nghề. Cụ thể: Trong thời gian tới chính quyền địa phương và Trung tâm dạy nghề huyện cần quan tâm đầu tư

5.1. Đối với cơ sở vật chất

- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện và học liệu phục vụ dạy và học đầy đủ, hiện đại cho giáo viên và học viên; trang thiết bị thực hành và nguyên vật liệu thực hành: Việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, nguyên vật liệu và học liệu phục vụ cho hoạt động dạy và học, đảm bảo việc dạy và học thực hành là một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt các trang thiết bị, phương tiện và học liệu được trang bị phải hiện đại để học viên có thể học tập, phát huy được năng lực của bản thân, sau khi học xong có thể ứng dụng nghề dễ dàng vào thực tiễn. Thời gian qua, việc trang bị thiết bị vật tư phục vụ thực hành chủ yếu từ nguồn vốn đề án đào tạo nghề và q trình trang bị thường có độ trễ giữa nhu cầu và thời gian thực hiện việc mua sắm. Do đó, trong thời gian tới huyện cần có sự quan tâm đầu tư thêm trang thiết bị vật tư phục vụ giảng dạy từ nguồn ngân sách huyện và Trung tâm dạy nghề huyện cần xây dựng được định mức sử dụng vật tư và tiến hành thực hiện các bước thủ tục mua sắm kịp thời đối với những ngành nghề đào tạo của huyện để đáp ứng kịp thời cho đào tạo nghề; đồng thời, tăng cường xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề cho lao động nơng thôn bằng việc huy động các nguồn đầu tư từ xã hội; hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề để tận dụng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để vừa giảm chi phí đầu tư từ ngân sách, vừa gắn đào tạo với nhu cầu thực tế của bên sử dụng lao động.

- Xây dựng thư viện cung cấp tài liệu phong phú và dễ mượn: Tài liệu rất cần thiết cho việc học tập, giúp cho học viên có thể dễ dàng tra cứu tài liệu khi cần thiết

và tự học thêm của học viên. Nguồn tài liệu phong phú và phù hợp với chương trình đào tạo sẽ góp phần bổ sung kiến thức cho học viên. Bên cạnh việc trang bị nguồn tài liệu phong phú và phù hợp với chương trình đào tạo, thì phải tạo điều kiện cho học viên dễ dàng tiếp cận được các tài liệu học tập và tham khảo tại thư viện nếu khơng thì số tài liệu được đầu tư trang bị chỉ mang tính hình thức trưng bài mà thơi. Hiện nay, Trung tâm dạy nghề huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang chưa có thư viện, với nhu cầu thiết yếu ở trên, mong rằng trong thời gian tới huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang nên có sự quan tâm đầu tư xây dựng thư viện cho Trường dạy nghề, để góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề của huyện trong thời gian tới.

- Phòng học, thực hành đảm bảo âm thanh, ánh sáng và độ thơng thống: Đây là điều kiện đảm bảo sức khỏe và khả năng tiếp thu bài của học viên. Vì thế, lãnh đạo cấp huyện, xã (đặc biệt là phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung tâm dạy nghề huyện Châu Thành) cần quan tâm hơn đến vấn đề này.

- Thiết bị công nghệ thông tin phục vụ tốt cho việc học tập: Sự bùng nổ công nghệ thông tin tạo nhiều thuận lợi trong việc trang bị kiến thức cho học viên. Vì thế Trung tâm dạy nghề huyện cần quan tâm đầu tư các trang thiết bị công nghệ thơng tin bao gồm phủ sóng Wifi tồn Trường để học viên có thể cập nhật kiến thức trên mạng internet được nhanh chóng và kịp thời.

5.2. Đối với đội ngũ giáo viên

- Giáo viên phải luôn sẵn sàng giúp đở người học trong học tập: Việc tận tâm của giáo viên đối với học viên, sẵn sàng giúp đở học viên khi gặp khó khăn trong q trình học tập, sẽ là động lực giúp học viên học tập được tốt hơn.

- Giáo viên quan tâm đến việc học và tiếp thu bài của người học cũng như việc giáo viên biết khuyến khích người học học tập tích cực: Để giúp cho hoạt động học tập của người học được tốt, giáo viên cần giáo dục cho người học tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, xây dựng và thực hiện nề nếp, thói quen tự giác trong học tập và có các hình thức động viên, khuyến khích cũng như phê bình người học một cách đúng đắn để thúc đẩy quá trình cũng như hiệu quả học tập của họ.

- Giáo viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề vững chắc với nghề được phân công giảng dạy: Giáo viên là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho học viên. Khi giáo viên có kiến thức chun mơn và đảm bảo được tay nghề thì mới có khả năng truyền đạt, đồng thời kiểm tra, uốn nắn người học ngay trong quá trình giảng dạy của mình để kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót. Vì vậy, năng lực về kiến thức chun mơn và kỹ năng nghề của giáo viên đối với nghề được phân công giảng dạy tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Vì thế, các cơ sở dạy nghề nên chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chuẩn hóa cơng tác tuyển chọn giáo viên dạy nghề theo hướng giáo viên giảng dạy phải dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, phải đạt 3 tiêu chuẩn: Chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề và nghiệp vụ sư phạm. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo viên về vật chất và tinh thần để thu hút những giáo viên giỏi gắn bó với sự nghiệp dạy nghề. Tăng cường đầu tư để phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng và chất lượng, có trình độ sư phạm và kỹ năng nghề đáp ứng được yêu cầu đa dạng của chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn. Đồng thời, có chính sách đãi ngộ, khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc tự học và nâng cao trình độ chun mơn, có như vậy mới đảm bảo được chất lượng đào tạo nghề.

- Giáo viên phải có phương pháp và kỹ năng giảng dạy tốt: Việc tiếp thu bài của học viên phụ thuộc một phần vào phương pháp và kỹ năng giảng dạy của giáo viên. Do đó, các trường dạy nghề nên quan tâm đến việc cử giáo viên đi tập huấn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để trang bị cho giáo viên dạy nghề có phương pháp truyền đạt tốt hơn cho học viên.

- Giáo viên có sự chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp: Nếu giáo viên có sự chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp sẽ giúp cho giáo viên có sự tự tin khi lên lớp và giảng dạy đúng nội dung mơn học, tránh được tình trạng nói tràn lan, khơng trọng tâm dễ làm cho người học không tập trung dẫn đến không tiếp thu bài. Nếu yếu tố này được làm tốt thì sẽ dẫn dắt được người học tập trung lắng nghe giáo viên giảng dạy và tiếp thu bài được tốt.

5.3 Đối với người học nghề

- Người học nghề phải có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ tích cực trong học tập và có ý thức học tập cao: Để nâng cao ba yếu tố này, trong thời gian tới Trường tâm dạy nghề phối hợp với các phịng ban ngành huyện, các xã, thị trấn có liên quan đến công tác đào tạo nghề cần sớm triển khai các phương pháp giáo dục, động viên và tuyên truyền để giúp cho người học nhận thức được tầm quan trọng của việc học để giúp cho người học có thái độ học tập được tốt.

- Người học nghề phải có trình độ học vấn và kiến thức trước khi tham gia học nghề đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong đào tạo. Thực tế hiện nay, trình độ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 82)