Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 42)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2 Phương pháp nghiên cứu

Bước điều tra để xây dựng bảng câu hỏi: Đặt vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Điều tra khảo sát

Xử lý số liệu thu thập được

Kiểm định thang đo

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Điều chỉnh mơ hình

Phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu Kết luận, kiến nghị Xây dựng thang đo

(Nháp)

Nghiên cứu sơ bộ: - Phỏng vấn thử - Khảo sát sơ bộ

+ Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết.

+ Để điều chỉnh, bổ sung các thang đo, các biến đo lường các thang đo ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và các biến đo lường thành phần chất lượng đào tạo nghề: Tác giả thực hiện thảo luận nhóm với 15 đối tượng bao gồm cán bộ quản lý và giáo viên công tác tại Trung tâm dạy nghề huyện. Đồng thời cũng tham vấn ý kiến của lãnh đạo các ban ngành huyện (Phòng Lao động – Thương binh & Xã Hội, Phịng Nơng nghiệp & PTNT, Hội Phụ Nữ, Đồn Thanh niên, Hội nơng dân), ý kiến của cán bộ quản lý chuyên trách dạy nghề thuộc phòng Lao động – Thương binh & Xã hội và 9 xã, thị trấn (Phó chủ tịch phụ trách Văn hóa – Xã hội). Sau đó, tác giả dùng kỹ thuật phỏng vấn sâu với 10 lao động nông thôn đã qua học nghề nhằm tìm hiểu xem người được hỏi có hiểu đúng các biến trong thang đo, các thành phần thang đo có phù hợp và có phát sinh thêm thành phần thang đo và biến quan sát nào khác. Sau khi nghiên cứu sơ bộ, tác giả xây dựng bảng khảo sát và sử dụng bảng khảo sát này khảo sát thử 10 lao động nông thôn đã tham gia các lớp dạy nghề do huyện tổ chức để tiếp tục hiệu chỉnh thang đo.

+ Kết quả sau khi tiến hành thảo luận, tham vấn, lấy ý kiến thì hầu hết mọi người đồng ý với việc xác định các thang đo và các biến đo lường các thang đo ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ở mơ hình nghiên cứu sẽ được đề cập trong chương 3; đồng thời cũng đồng tình với các biến quan sát để đo lường chất lượng đào tạo nghề. Từ đó, bảng câu hỏi đã chuẩn bị cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện bằng cách thu thập số liệu nghiên cứu thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi kèm theo thang đo và được tiến hành qua các bước:

(1) Thực hiện việc điều tra khảo sát: Sử dụng phiếu khảo sát (Phụ lục 2) (2) Nhận xét kết quả khảo sát.

3.3 Mơ hình nghiên cứu chính thức

Tổng hợp các kết quả cũng như những hạn chế của những bài báo, bài nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả được trích dẫn trong bài. Bên cạnh đó, để phù hợp

với điều kiện thực tiễn của huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang, tác giả còn tiến hành thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến của cán bộ lãnh đạo huyện, xã, cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên dạy nghề thuộc Trung tâm dạy nghề huyện và học viên có tham gia học nghề ở huyện. Các thang đo và các biến quan sát được mô tả chi tiết trong Bảng 2.3 nhằm xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Nhưng để xác định được trong những nhân tố nêu trên, nhân tố nào ảnh hưởng chính thức và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng đào tạo nghề của huyện thì tác giả lập mơ hình nghiên cứu chính thức Hình 2.2 và tiến hành phân tích định lượng để có được sự đánh giá sát đáng.

Bảng 3.1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

Thang đo Ký hiệu

Chương trình đào tạo CTDT

Thông tin về CTDT được thong báo đầu đủ cho người học CTDT1

Các môn học được phân bổ hợp lý CTDT2

Các môn học bổ sung kiến thức lẫn nhau CTDT3

Thời gian phân bổ cho dạy lý thuyết và thực hành được đảm bảo CTDT4 Nội dung lý thuyết được đảm bảo là cơ sở cho việc vận dụng vào thực

hành

CTDT5

Các tài liệu học tập của khóa học thích hợp và được cập nhật kiến thức mới

CTDT6

Cơ sở vật chất CSVC

Phòng học, thực hành đảm bảo âm thanh, ánh sáng và độ thơng thống CSVC1 Thư viện cung cấp tài liệu học tập phong phú và dễ mượn CSVC2 Thiết bị công nghệ thông tin phục vụ tốt cho việc học tập CSVC3 TTB, phương tiện, học liệu phục vụ dạy và học đầy đủ, hiện đại CSVC4

Nguyên Vật liệu thực hành CSVC5

Trang thiết bị thực hành CSVC6

Địa điểm học CSVC8

Đội ngũ giáo viên DNGV

Giáo viên có sự chuẩn bị bài tốt. DNGV1

Giáo viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề vững chắc với nghề được phân công giảng dạy

DNGV2 Giáo viên quan tâm đến việc học và tiếp thu bài của người học DNGV3 Giáo viên biết khuyến khích người học học tập tích cực DNGV4 Giáo viên có phương pháp, kỹ năng giảng dạy tốt DNGV5 Giáo viên luôn sẵn sàng giúp đở người học trong học tập DNGV6

Môi trường học tập MTHT

Thể hiện sự thân thiện với người học MTHT1

Cơ sở đào tạo ln có trách nhiệm với người học MTHT2 Thường xuyên tìm hiểu đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của người học MTHT3 Tạo điều kiện cho người học phát huy tính chủ động MTHT4

Dịch vụ hỗ trợ DVHT

Hoạt động tư vấn học nghề đáp ứng tốt cho người học về nhu cầu tìm hiểu và lựa chọn nghề để học

DVHT1

Cán bộ quản lý có thái độ phục vụ tốt DVHT2

Hoạt động tư vấn học tập tốt DVHT3

Người học nghề NHN

Kiến thức trước khi tham gia học nghề đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong đào tạo nghề NHN1 Có sự nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp NHN2 Có thái độ tích cực trong học nghề NHN3 Có ý thức tự học cao NHN4 Tổ chức kỷ luật NHN5 Trình độ học vấn NHN6 Kỷ năng của HV NHN7

Chất lượng đào tạo nghề CLDT

Ứng dụng nghề vào thực tiễn và làm tăng thu nhập CLDT1 Kết quả học tập đạt được thể hiện sự công bằng trong học tập CLDT2 Kết quả học tập đạt được phản ánh đúng năng lực học tập của người

học

CLDT3

Bảng 3.1, cho thấy có 6 thang đo đại diện cho ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề (có 34 biến quan sát) và một thang đo đại diện cho chất lượng đào tạo nghề (với 3 biến quan sát).

Hình 3.2. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

Các giả thuyết nghiên cứu: Tương ứng với mỗi nhân tố là một giả thuyết nghiên cứu.

H1: Chương trình đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề (kỳ vọng: +).

H2: Cơ sở vật chất sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề (kỳ vọng: +).

H3: Đội ngũ giáo viên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề (kỳ vọng: +).

Chương trình đào tạo (CTDT) Cơ sở vật chất (CSVC)

Đội ngũ giáo viên (DNGV)

Môi trường học tập (MTHT) Dịch vụ hỗ trợ (DVHT) Người học nghề (NHN) Chất lượng đào tạo nghề (CLDT)

H4: Môi trường học tập sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề (kỳ vọng: +).

H5: Dịch vụ hỗ trợ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề (kỳ vọng: +).

H6: Người học nghề sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nghề (kỳ vọng: +).

3.4 Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp 3.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Danh sách học viên đã qua học nghề được thu thập từ phòng Lao động – Thương binh & Xã hội, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để đưa vào điều tra khảo sát. Ngoài ra nguồn thơng tin này cịn được lấy từ:

Báo cáo của Trung tâm dạy nghề huyện.

Kế hoạch của Ban chỉ đạo KH 1956 (2011) “Đào tạo nghề cho lao động

nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành đến năm 2020”.

Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách qua các năm của UBND huyện.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2015.

Báo cáo tình hình cơng tác đào tạo nghề qua các năm 2011, 2012, 2013 và năm 2014 của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

3.4.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Được thu thập thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn để tiến hành điều tra khảo sát.

3.5 Phạm vi lấy mẫu

Lao động nông thôn đã qua học nghề (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng).

3.6 Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu trong nghiên cứu này là phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Tổng số mẫu lấy trong nghiên cứu này 210 mẫu.

3.7 Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình nghiên cứu, các số liệu thu thập sẽ sử dụng phần mềm SPSS 18.0 và phần mềm Excel để quản lý và phân tích số liệu. Một số phương pháp phân tích sau:

 Phương pháp thống kê mơ tả (Descriptive Statistics)

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu; thực trạng về ĐTN và hiệu quả ĐTN cho LĐNT tại địa bàn nghiên cứu, gồm các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu thơ và lập bảng phân phối tần số, hình.

 Phương pháp phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis)

Phương pháp xử lý số liệu cần tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo được tác giả xây dựng trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu, qua thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến của các giảng viên giảng dạy, cán bộ quản lý. Bước đầu tiên tác giả tiến hành kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha để loại một số biến rác. Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn 0.6 và (2) hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3.

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA) để mơ hình EFA đảm bảo độ tin cậy ta cần thực hiện các kiểm định (test) chính sau:

(1) Kiểm định tính thích hợp của EFA: Sử dụng thước đo Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) để đánh giá sự thích hợp của mơ hình EFA đối với ứng dụng vào thực tế nghiên cứu. Khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện (0.5<KMO<1), phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

(2) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thang đo đại diện: Sử dụng kiểm định Bartlett nếu Sig. của Bartlett<0.05 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

(3) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: Sử dụng phương sai trích (% cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%.

Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA) Để mơ hình đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả, ta cần thực hiện 3 kiểm định chính sau:

(1) Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: Mục tiêu của kiểm định này là nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét từng biến độc lập). Khi mức ý nghĩa Sig của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.< (Hoặc) = 0.05), ta có thể kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

(2) Kiểm định mức độ phụ thuộc của mơ hình: Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay khơng. Mơ hình được xem là khơng phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy điều bằng khơng, mơ hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác khơng. Sử dụng phân tích phương sai (analysis of variance, ANOVA) để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.<hoặc =0.05) mơ hình được xem là phù hợp.

(3) Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi: Phương sai của phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị phần dư có phân phối khơng giống nhau và giá trị phương sai không như nhau. Bỏ qua phương sai của phần dư thay đổi sẽ làm cho ước lượng OLS của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định giả thuyết khơng cịn giá trị, các dự báo khơng còn hiệu quả. Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng kiểm định Spearman, nếu biến nào có mức ý nghĩa Sig.>0.05 ta kết luận phương sai của phần dư không đổi.

Thảo luận kết quả hồi quy.

Hàm hồi quy đa biến được xây dựng có dạng:

Trong đó:

Y (là biến phụ thuộc): Chất lượng đào tạo nghề β1, β2, β3, β4, β5,…, βi: Hệ số hồi quy

X1, X2, X3, X4, X5, …,Xi (là các biến độc lập): Các nhân tố ảnh hưởng. u: Phần dư.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này, tác giả giới thiệu về phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà đề tài sử dụng: Nghiên cứu định lượng.

Trên cơ sở căn cứ vào quá trình tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước nhằm xây dựng mơ hình lý thuyết; kết hợp thảo luận nhóm với cán bộ quản lý và giáo viên đang công tác tại Trung tâm dạy nghề huyện, đồng thời cũng tham vấn ý kiến của các lãnh đạo có am hiểu sâu về cơng tác đào tạo nghề bao gồm lãnh đạo các ban ngành huyện, các xã, thị trấn và ý kiến của cán bộ quản lý chuyên trách dạy nghề thuộc phòng Lao động – Thương binh & Xã hội, cuối cùng, tác giả dùng kỹ thuật phỏng vấn sâu với 10 lao động nông thôn đã qua học nghề nhằm tìm hiểu xem người được hỏi có hiểu đúng các biến trong thang đo, các thành phần thang đo có phù hợp và có phát sinh thêm thành phần thang đo và biến quan sát nào khác để điều chỉnh, bổ sung các nhân tố ảnh hưởng và các biến đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và các biến đo lường thành phần chất lượng đào tạo nghề. Sau khi thực hiện các bước trên thì kết quả đạt được phần lớn những người tham gia thảo luận, được lấy ý kiến đều đồng ý với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng được đề cập trong chương 1 và tán thành với các biến quan sát để đo lường các nhân tố.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc khảo sát 210 lao động nông thơn đã qua học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng) do huyện tổ chức đào tạo. Toàn bộ số liệu thu thập được từ việc điều tra khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS 18.0 với bước đi đầu tiên là tiến hành phân tích mơ tả; tiếp theo là kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha để loại bỏ biến không đạt yêu cầu; tiếp theo tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định các nhân tố và các biến quan sát giải thích cho nhân tố; cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích hồi quy để thấy mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và mức độ tác động của các nhân tố đó đến chất lượng đào tạo nghề.

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Mô tả mẫu

Số lượng mẫu được lấy căn cứ vào số lao động nông thôn đã qua học nghề ở huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang để xác định số lượng mẫu khảo sát cho từng cấp trình độ đào tạo. Trong đó, chi tiết cho đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng.

Tổng số mẫu sau khi làm sạch (sau khi loại bỏ những mẫu trả lời không đầy đủ, cách thức trả lời sai quy định), tổng hồi đáp thu được hợp lệ là 210 mẫu.

Bảng 4.1. Thông tin về thời gian học

Chỉ tiêu Số lượng Phần trăm

Phần trăm giá trị sử dụng Phần trăm cộng dồn Dưới 3 tháng 57 27,1 27,1 27,1 Sơ cấp nghề 153 72,9 72,9 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)