Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 34 - 36)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Châu Thành là một trong bảy huyện, thị thuộc tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành có vị trí địa lý kinh tế với nhiều thuận lợi phát triển, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, chính vị trí tiếp giáp với thành phố lớn, có bề dày phát triển cơng nghiệp, đô thị, dịch vụ của cả vùng đồng bằng sơng Cửu Long đó là điều kiện thừa hưởng sự lan tỏa kế thừa thành tựu đi trước của TP.Cần Thơ làm nền tảng thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Phía Nam giáp thị xã Ngã Bảy và tỉnh Sóc Trăng. Phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Long. Phía Tây giáp huyện Châu Thành A. Đây cũng là điều kiện kinh tế thuận lợi giúp cho huyện có động lực tăng tốc, thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi nông nghiệp, công nghiệp và tiếp cận cơng nghệ cao.

Huyện Châu Thành gồm 9 đơn vị hành chính: Thị trấn Ngã Sáu, Thị trấn Mái Dầm, xã Đông phước, xã Phú An, xã Đông Thạnh, xã Phú Hữu, xã Đông Phước A và xã Phú Tân.

Huyện Châu Thành có vị trí khá quan trọng về an ninh quốc phòng và kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, sản xuất nơng sản hàng hóa và thương mại dịch vụ. Thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, trái cây và nuôi trồng thủy sản, là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các cơ sở công nghiệp chế biến tại huyện và trong tỉnh.

Hiện tại huyện Châu Thành cịn rất nhiều khó khăn trong việc phát triển giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ, điều kiện để giao lưu kinh tế còn hạn chế và các yếu tố bất lợi khác, cũng như việc tiếp nhận những ưu đãi đầu tư và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực so với nhiều địa phương khác cịn nhiều khó khăn do hầu hết các xã đều thuộc các vùng sâu, vùng xa, đơn thuần sản xuất nông nghiệp; qui mô và số lượng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại – dịch vụ còn hạn chế; mức độ tiếp nhận thông tin, khoa học, kỹ thuật chưa nhiều, đô thị phát triển chưa cao.

Tuy nhiên, huyện Châu Thành với lợi thế nằm tiếp giáp với Thành phố Cần Thơ (là Trung tâm động lực phát triển kinh tế - xã hội và khoa học, cơng nghệ của vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long), có tuyến Quốc lộ 1A, quốc lộ Nam Sơng Hậu, khu công nghiệp Sông Hậu và nhiều tuyến đường tỉnh chạy qua nên huyện có: điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng, chế biến thủy sản và đã được xác định là địa bàn phát triển cơng nghiệp trọng điểm của tỉnh, có triển vọng và cơ hội thuận lợi trong việc thu hút đầu tư phát triển các độ thị mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi bộ mặt của huyện. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp nằm trong vùng quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao và cây ăn trái tập trung của tỉnh, có mối quan hệ kinh tế - xã hội khăng khích với thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, Châu Thành A, thành phố Cần Thơ

và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Do đó, nếu được đầu tư đúng mức huyện Châu Thành sẽ có điều kiện phát triển kinh tế xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mức cao, là trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)