Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Châu Thành,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 36 - 37)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2 Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện

2.2.2 Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Châu Thành,

Thành, tỉnh Hậu Giang

Lao động nông thôn học nghề thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3.000.000 đồng/người/khóa học, hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/người/ngày thực học; ngoài ra hỗ trợ tiền đi lại nếu khoảng cách đi lại từ nhà đến nơi học trên 15km.

Đối tượng học nghề thuộc diện cận nghèo mức hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn tối đa 3.000.000 đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày thực học.

Lao động nông thôn học nghề thuộc diện đối tượng khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn tối đa 2.000.000 đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày thực học.

Người học nghề được vay vốn học nghề và để tự tạo việc làm với lãi suất ưu đãi; nếu lao động nông thôn sau khi học xong nghề về làm ổn định ở nơng thơn cịn được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay học nghề.

Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và trung tâm khuyến nông – lâm – ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/người/buổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 36 - 37)