CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THƢƠNG HIỆU
3.1 Định hƣớng và mục tiêu phát triển của công ty cổ phầnmay Việt Thắng
3.1.1 Xu hƣớng phát triển của ngành may mặc Việt Nam
Có nhiều kỳ vọng rằng sau Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng – TPP thì ngành dệt may Việt Nam (DMVN) sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Nhƣng thực tế không phải vậy, hiện nay các doanh nghiệp đang thiếu đơn hàng, sau quý 1/2016 các khách hàng quen thuộc đã dần chuyển đơn hàng gia công sang các nƣớc nhƣ Lào, Campuchia vì các nƣớc này đƣợc ƣu đãi thuế xuất sang các thị trƣờng Hoa kỳ và Châu Âu. Các quốc gia không nằm trong TPP lại đang tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, đây sẽ là khó khăn thực sự cho việc đặt hàng tại Việt Nam khi mà hiệp định TPP ít nhất 2 năm nữa mới có hiệu lực vậy trong 2 năm này để các đơn hàng đến tay Việt Nam quả là điều không dễ dàng. Thị trƣờng xuất khẩu khó khăn là thế, cịn thị trƣờng nội địa với hơn 90 triệu dân là một thị trƣờng tiềm năng mà các nhà phân phối nƣớc ngoài thèm khát vậy cớ gì các doanh nghiệp Việt Nam lại bỏ qua miếng mồi ngon này. Với thu nhập bình quân đầu ngƣời gần 50 triệu đồng/năm, và tỷ lệ chi dùng cho mua sắm quần áo là 14%, thì mỗi năm, lƣợng tiền của ngƣời dân Việt chi cho quần áo là 630 ngàn tỷ đồng, tƣơng đƣơng gần 3 tỷ Đơ la Mỹ. Rõ ràng, việc có thể phục vụ tốt cho một thị trƣờng có kích cỡ xấp xỉ 3 tỷ Đô la là một phƣơng án không tệ chút nào, thậm chí có thể cứu đƣợc cả ngành DMVN lúc khốn khó nhất. Hơn nữa, hiện nay tâm lý của ngƣời Việt Nam khơng cịn thích hàng Trung Quốc nhƣ trƣớc, các DNVN cần có các chiến lƣợc kinh doanh cụ thể để khai thác thị trƣờng nội địa đầy tiềm năng này, đẩy mạnh xây dựng và phát triển thƣơng hiệu với chất lƣợng tốt, giả cả phải chăng sẽ tìm đƣợc chỗ đứng trong lịng khách hàng.