5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.3 Hiệp ước quốc tế Basel về quản trị rủi ro hệ thống Ngân hàng
1.3.2.2 Rủi ro hoạt động
Những nguyên tắc chủ yếu liên quan đến rủi ro hoạt động trong Basel II bao gồm: - Nguyên tắc 1: Do hoạt động QTRR hoạt động vẫn đang phát triển và môi trường
kinh doanh thường xuyên biến động nên ban lãnh đạo ngân hàng cần đảm bảo rằng các chính sách, quy trình và hệ thống của khn khổ này đều phải đầy đủ và có hiệu lực. Khả năng tăng cường công tác QTRR hoạt động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc những vấn đề quan ngại do cán bộ QTRR hoạt động đưa ra được cân nhắc đến mức độ nào cũng như việc lãnh đạo cấp cao có sẵn sàng hành động nhanh chóng và thích hợp đối với những dấu hiệu cảnh báo đưa ra hay không.
- Nguyên tắc 2: Các ngân hàng cần xây dựng, triển khai và duy trì một khn khổ
tích hợp tồn diện vào các quy trình QTRR nói chung của tồn ngân hàng
- Nguyên tắc 3: Hội đồng quản trị phải phê duyệt và rà soát lại “khẩu vị” cũng
như khả năng chịu rủi ro hoạt động gắn với bản chất, loại hình và mức độ rủi ro hoạt động mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận.
- Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần có kế hoạch hồi phục và vận hành liên tục để
đảm bảo khả năng hoạt động bình thường và giảm thiểu tổn thất trong trường hợp gặp đổ vỡ nghiêm trọng hoạt động kinh doanh.
Các phương pháp tính tốn rủi ro hoạt động trong Hiệp ước Basel II gồm ba phương pháp, theo thứ tự gia tăng dần về mức độ phức tạp và sự nhạy cảm với rủi ro: Phương pháp Chỉ số Cơ bản; Phương pháp Chuẩn hoá; và Phương pháp Đo lường tiên tiến (AMA).
Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA –The Basic Indicator Approach): Vốn được
tính dựa trên tỷ lệ% cố định (gọi là α) trên bình quân tổng thu nhập dương của các năm trong ba năm trước đó.
Cơng thức 1.5: Vốn dự phòng RRHĐ theo phương pháp chỉ số cơ bản
Trong đó:
o KBIA: yêu cầu vốn tính theo phương pháp BIA;
o GI: lợi nhuận gộp hàng năm (> 0) của 3 năm trước đó
o α = 15%, do Ủy ban qui định.
o n: số năm có thu nhập hàng năm >0
Lợi nhuận gộp bao gồm (i) tất cả các khoản dự phịng, (ii) khơng bao gồm lãi/lỗ từ việc bán chứng khoán trong sổ NH, (iii) loại trừ các khoản mục đặc biệt hoặc bất thường như doanh thu từ dịch vụ bảo hiểm.Hiệp ước Basel mới không đặt ra các điều kiện cụ thể để được phép áp dụng Phương pháp Chỉ số Cơ bản đối với NH.
(Nguồn: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, p144-p145)
Phương pháp chuẩn hoá (SA –The Standardised Approach): Hoạt động NH
được chia thành 8 nhóm nghiệp vụ, mỗi nhóm nghiệp vụ có hệ số β tương ứng:
Bảng 1.1: Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động
Nghiệp vụ Hệ số beta (%)
Tài trợ doanh nghiệp (β1) 18% Giao dịch và bán hàng (β2) 18% Ngân hàng bán lẻ (β3) 12% Nghiệp vụ NHTM (β4) 15% Dịch vụ thanh toán (β5) 18% Dịch vụ đại lý (β6) 15% Quản trị tài sản (β7) 12% Môi giới (β8) 12%
Nguồn: TheoBasel, International Convergence of Captial Measurement and Captial Standard, p147
Cơng thức 1.6: Vốn dự phịng RRHĐ theo phương pháp chuẩn
KTSA= {∑nam1-3max[∑ GI1-8x β1-8,0]}/3 (1.6) Trong đó :
o β1-8: là hệ số của tám loại nghiệp vụ được nêu trong trong bảng 1.1;
o GI1-8 lợi nhuận gộp trong năm tương ứng, định nghĩa giống như phương pháp BIA đối với từng nhóm nghiệp vụ trong số8 nhóm;
o 1-8 tỷ lệ phần trăm cố định do Ủy ban Basel đưa ra liên quan đến mức độ vốnyêu cầu cho từng mức độ lợi nhuận rịng đối với mỗi nhóm nghiệp vụ Đối với phương pháp chỉ số cơ bản và chuẩn hóa, chủ yếu áp dụng đối với những NH không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động hoặc phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, NH phải có hệ thống quản lý RRHĐ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu quy định tại Basel II.
Cả hai phương pháp đều địi hỏi NH phải duy trì số lượng vốn tương ứng với một tỉ lệ phần trăm nhất định so với tổng giá trị RRHĐ xác định được.
(Nguồn: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, 2006, p146-p147)
Phương pháp đo lường tiên tiến (AMA –Advanced Measurement Approaches): Phương pháp AMA là phức tạp nhất khi tính tốn nhu cầu vốn đối phó với rủi ro hoạt động. Ủy ban Basel khơng đề xuất mơ hình AMA cụ thể. Theo phương pháp này, yêu cầu vốn được tính dựa trên hệ thống nội bộ đánh giá RRHĐ của NH. Hệ thống không chỉ thống kê thiệt hại bên trong và bên ngồi thực tế mà cịn phân tích theo trình tự thời gian các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh cũng như mơi trường kiểm sốt nội bộ. Các NH phải đảm bảo các điều kiện do Ủy ban đặt ra để được sử dụng phương pháp AMA. (Ví dụ: Mơ hình phải đáp ứng các yêu cầu về định lượng như khoảng tin cậy 99,9%, sử dụng số liệu nội bộ và bên ngoài với thời gian 5 năm).
Các NH được tự do phát triển phương pháp riêng của mình. Việc một NH muốn sử dụng AMA cần phải được cơ quan giám sát đồng ý và được sự hỗ trợ của cơ quan này đã làm cho phương pháp trở nên ít thơng dụng hơn so với phương pháp chuẩn.