Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng của NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 77)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1 Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng của NHNN

Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng tại Trung tâm Thơng tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thơng tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thơng tin tín dụng.

Ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm ở từng ngân hàng cũng như việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập đối với các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cũng cần nêu rõ điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm độc lập. Những ngân hàng nào không đạt yêu cầu sẽ phải sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập của một tổ chức có uy tín do ngân hàng Nhà nước chỉ định. Định kỳ, ngân hàng Nhà nước cũng hướng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II.

3.3.2 Nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra kiểm sốt, giám sát ngân hàng

Theo hiệp ước Basel II, các phương pháp nâng cao đều phải có sự chấp thuận và giám sát của NHNN. Ngồi ra, Ngân hàng nhà nước đóng vai trị là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng điều phối nền kinh tế thị trường thông qua việc ban hành các chính sách, quy định cho hệ thống các NHTM cho cả nước, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với TCTD khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cụ thể:

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các Hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an tồn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngồi, các nước lân cận trong Đơng Nam Á để học hỏi kinh nghiệm quản trị ứng dụng Basel II của các NHTM.

- Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản

trị rủi ro và đặc biệt là hiểu rõ về các chuẩn mực quy định trong Hiệp ước Basel II về quản trị rủi ro.

- Có hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với đặc trưng của thanh tra ngân hàng trên cơ sở đánh giá rủi ro. Xây dựng, phát triển, ứng dụng và cập nhập quy trình giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro.

- Phối hợp chặt chẽ giữa hai phương thức thanh tra: Giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Giám sát từ xa cung cấp thông tin cho thanh tra tại chỗ, giám sát theo dõi các tổ chức tín dụng một cách thường xuyên giữa các kỳ thanh tra tại chỗ. Còn thanh tra tại chỗ sẽ kiểm tốn các thơng tin đầu vào của giám sát từ xa, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị qua giám sát từ xa. Để vận hành tốt cơ chế phối hợp đó cần phải đổi mới nhận thức mối quan hệ giữa hai phương thức này. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của từng phương thức sao cho thông tin đầu ra của bộ phận nà sẽ là đầu vào của bộ phận kia và ngược lại. Việc quy định thành hai bộ phần là để có điều kiện chun mơn hóa về kỹ năng, nhưng phải thống nhất trong một công nghệ thanh tra ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát rủi ro hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD. Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng định kỳ.

3.3.3 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là phải ban hành chính thức hướng dẫn áp dụng Basel II chính thức hướng dẫn áp dụng Basel II

Điều quan trọng để có thể tiến hành việc ứng dụng thành cơng quy trình giám sát và quản trị rủi ro theo những chuẩn mực của Basel II chính là vai trị cũng như trách nhiệm của ngân hàng trung ương trong việc đưa ra các nền tảng luật pháp hồn thiện. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng như những định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro.

Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý và biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng phù hợp với nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở từng bước tạo sân chơi bình đẳng, loại bỏ các rào cản gia nhập thị trường và tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Có biện pháp khuyến khích kết hợp cưỡng chế các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Đồng thời, nâng cao các điều kiện cấp phép liên quan đến an toàn hoạt động và quản trị đối với các ngân hàng được thành lập mới.

Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo mơi trường lành mạnh và động lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh.

Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cường hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các ngân hàng. Hạn chế và tiến tới xố bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Hiện nay, văn bản hướng dẫn ứng dụng Basel II đang ở dạng dự thảo, chưa được cơng bố chính thức. Ngân hàng nhà nước cần ban hành chính thức văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Basel II để có thể hỗ trợ các NHTM đưa ra các phương pháp và cơng cụ quản trị phù hợp. Trong đó chú trọng đến các văn bản quy định về việc xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mỗi NHTM, điều kiện tiên quyết để ngân hàng Nhà nước đồng ý cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ.

3.3.4 Tăng cường các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất trên thế giới (xét theo thị phần) là Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Ratings. Theo Ngô Khánh Huyền, Phan Thanh Hà (2013) đăng tại Tạp chí tài chính, ở Việt Nam có một số cơng ty đánh giá tín nhiệm như Vietnamnet Ratings (CRV) thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC, công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Thơng tin Tín nhiệm Việt Nam (VNCIS) gọi tắt là Cơng ty Thơng tin Tín nhiệm Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực thông tin kinh tế và xếp hạng tín nhiệm. Cho đến nay, cơng ty này mới xuất bản duy nhất một ấn phẩm “Xếp hạng tín dụng Top 1000 Doanh nghiệp Việt Nam năm 2011” hợp tác với Trung tâm Thơng tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước (CIC).

Trung tâm thơng tin tín dụng CIC có chức năng thu nhận, lưu trữ và phân tích, phân tích và xử lý, dự báo thơng tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước, thực hiện dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật. Do mục tiêu phục vụ hoạt động của hệ thống ngân hàng nên hiện CIC chưa xếp hạng tín nhiệm với các ngân hàng mà hiện chỉ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, tức là chỉ xếp hạng thuần túy các khách hàng của ngân hàng.

Một đơn vị nữa thường hợp tác với CIC là Trung tâm Khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp (CRC) cũng có kho dữ liệu đầy đủ với nguồn nhân lực gồm các chuyên gia nhưng hoạt động lại kém hiệu quả, khơng giúp ích cho các nhà đầu tư bởi CRC xác định định mức tín nhiệm khơng theo hạng mức cao thấp mà chỉ nhằm đánh giá xem tình hình tài chính của đối tượng đang ở mức an tồn hay khơng.

Như vậy, để có thể nâng cao chất lượng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập và gia tăng số lượng các tổ chức uy tín, NHNN nên cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng của các kết quả xếp hạng tín nhiệm này. Cụ thể phải đảm bảo được ba tiêu chí cơ bản là (i)

tính độc lập mà đi cùng là sự khách quan, (ii) tính chuyên nghiệp và (iii) khả năng lưu trữ, thu thập thơng tin chính xác, đầy đủ, kịp thời. Ngân hàng nhà nước cần có những quy định để đảm bảo các tổ chức xếp hạng tín dụng đạt được ba tiêu chí trên và nâng cao chất lượng xếp hạng không chỉ phục vụ cho các Ngân hàng xem xét khi cho vay mà còn thu hút đầu tư nước ngồi vào các doanh nghiệp Việt Nam.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Căn cứ vào lộ trình và kinh nghiệm các nước G10 cũng như các nước thuộc Châu Á không nằm trong G10 đã từng ứng dụng Basel II, tác giả xây dựng lộ trình tổng thể các phương pháp áp dụng và những nổ lực cần thiết để VIB có thể ứng dụng Hiệp ước VIB một cách hiệu quả nhất.

Đồng thời, chương 3 cũng đưa ra một số thay đổi nhất định về cơ cấu tổ chức, quản trị và điều hành; chiến lược kinh doanh; chính sách và quy trình về quản lý rủi ro; cơng cụ và phương pháp; quy định nội bộ; cở sở dữ liệu hạ tầng và kiểm toán nội bộ nhằm hỗ trợ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên thấy được một bức tranh tổng quan về sự thay đổi khi áp dụng Basel II vào hệ thống Ngân hàng nói chung và VIB nói riêng.

Theo đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thu hẹp chênh lệch giữa thực trạng hệ thống quản trị rủi ro tại VIB và các chuẩn mực yêu cầu trong Hiệp ước. Bên cạnh những nổ lực đối với năng lực nội tại của VIB, các NHTM Việt Nam nói chung cũng cần sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng nhà nước từ cơ sở pháp lý đến các văn bản hướng dẫn và định hướng quản trị rủi ro để có thể xây dựng bộ máy hoạt động hiệu quả phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

PHẦN KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) mới chỉ có khoảng 20 năm tuổi, rất khiêm tốn so với hàng trăm năm tuổi của hệ thống ngân hàng tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên trong xu hướng phát triển hiện nay đòi hỏi các NHTM cần nhanh chóng thay đổi, theo kịp những tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cũng là một trong những điều kiện để các NHTM Việt Nam có thể được nâng xếp hạng tín nhiệm trên thị trường tài chính quốc tế.

Vấn đề hiện nay mà VIB cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp phải đó chính là sự chưa ổn định về hệ thống luật pháp cũng như hoạt động ngân hàng. Trong giai đoạn vừa qua, VIB chưa có điều kiện để hồn thiện các cơ sở hạ tầng tài chính, hệ thống cơng nghệ thơng tin cũng như hệ thống văn bản pháp luật phục vụ nhu cầu ứng dụng Hiệp ước Basel II. Đồng thời do chưa có văn bản chính thức hướng dẫn từ NHNN, hạn chế về năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên cũng là một khó khăn lớn đối với VIB.

Thơng qua tồn bộ nội dung từ chương I đến chương III, từ việc phân tích tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng đến việc tìm hiểu những khó khăn mà VIB có thể gặp phải trong q trình vận dụng theo chuẩn mực của hiệp ước Basel II, đề tài đã đề ra lộ trình ứng dụng Basel II phù hợp với năng lực nội tại của VIB và đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng Basel tại VIB.

Để thực hiện những điều này chắc chắn ngân hàng sẽ phải bỏ ra một nguồn lực khơng nhỏ để có được hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh. Điều này có thể làm VIB cũng như các NHTM khác tại Việt Nam phải hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và có được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư trên thị trường và người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quốc tế VN (VIB) năm 2013, 2014 và bán niên độ năm 2015.

2. Báo cáo kiểm toán nội bộ Ngân hàng VIB năm 2014, 2015.

3. Cấn Văn Lực, 2013, Quản trị rủi ro tại NHTM Việt Nam: Thực trạng và giải

pháp, Hội thảo quản trị rủi ro 2013.

4. Chu Thị Hương Giang, 2009. Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị

rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Trường Đại

Học Kinh Tế HCM.

5. Dự thảo hướng dẫn thực hiện Basel II, 2015, Ngân hàng nhà nước

6. Dương Thị Hiền, 2011. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng hiệp ước Basel

II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế HCM.

7. Khảo sát về Ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013, KPMG.

8. Ngô Khánh Huyền, Phan Thanh Hà, 2013, Định mức tín nhiệm ngân hàng: Kinh

nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí tài chính, số 4 – 2013.

9. Nguyễn Lê Bằng, 2014. Ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro của

ngân hàng thương mại cổ phần quân đội. Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế HCM.

10.Nguyễn Ngọc Linh và Nguyễn Văn Thọ, 2015, Thách thức đối với ngân hàng Việt Nam khi triển khai BASEL II, Tạp chí Ngân hàng, số 18/2015.

11.Nguyễn Thị Thuỳ Linh, 2010. Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Trường Đại

Học Kinh Tế HCM.

12.Nguyễn Thị Thùy Nga, 2011. Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro

của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu : Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học

Kinh Tế HCM.

13.Trần Thị San, 2010. Xây dựng quy trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế HCM.

14.Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của NHTM, ngày 22/4/2005;

15.Thông tư số 02/2013/TT NHNN, Quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, 20/03/2014.

16.Thông tư số 09/2014/TT-NHNN, để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT, 18/03/2015.

17.Thông tư số 13/2010/TT–NHNN, thay thế cho quyết định 457/2015/QĐ- NHNN Quy định vềcác tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của TCTD;

18.Thơng tư số 33/2011/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN, ngày 08/10/2011.

19.Một số website khác của: Ngân hàng Quốc tế (VIB), Ngân hàng Cơng thương (Vietinbank), Ngân hàng thanh tốn quốc tế (BIS), Luật tài chính, Cơng ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn KPMG…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 77)