Kinh nghiệm về lộ trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 33 - 36)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3 Hiệp ước quốc tế Basel về quản trị rủi ro hệ thống Ngân hàng

1.3.3.1 Kinh nghiệm về lộ trình

Theo thơng tin từ Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS) đối với nghiên cứu tình hình ứng dụng Hiệp ước Basel II trên thế giới, cuộc khảo sát cuối cùng về ứng dụng Basel II diễn ra vào 12/2005 gọi tắt là QIS 5 (the fifth quatitative impact study), đánh giá tác động của Basel II đến 350 NH thuộc 31 quốc gia trên thếgiới ( bao gồm các nước thuộc nhóm G10, ngoại trừ Mỹ và 19 nước khơng thuộc nhóm G10).

Bảng 1.2: Kết quả khảo sát QIS lần thứ 5 (QIS 5) của ủy ban Basel II về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng

Số lượng Ngân hàng Nhóm 1 (vốn ≥ 3 tỷ USD) Nhóm 2 (vốn ≤ 3 tỷ USD) Tổng RSA FIRB AIRB Tổng RSA FIRB AIRB

G10 (12 nước) 82 0 23 59 146 33 102 11

Không thuộc G10 (19 nước) 14 2 6 6 140 127 10 3

Tổng cộng 96 2 29 65 286 160 112 14

Nguồn: Result of the fifth quantitative impact study (QIS 5) –Bank for international settlement – page 7

Theo kết quả ở bảng 1.2, khoảng 70% số lượng NH khảo sát ở các nước có vốn điều lệ lớn hơn 3 tỷ USD chọn phương pháp nội bộ nâng cao (AIRB) trong khi đối với số NH khảo sát có vốn nhỏ hơn 3 tỷ USD, khoảng 55% chọn phương pháp cơ bản (RSA), 40% chọn phương pháp nội bộ cơ bản (FIRB) và chỉ khoảng 5% chọn phương pháp nội bộ nâng cao (AIRB).

Bảng 1.3: Kết quả khảo sát QIS lần thứ 5 (QIS 5) của ủy ban Basel II về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong quản trị rủi ro hoạt động

Phương pháp áp dụng Nhóm 1 (vốn ≥ 3 tỷ USD) Nhóm 2 (vốn ≤ 3 tỷ USD) Số lượng NH Tỷ trọng Số lượng NH Tỷ trọng PP chỉ số cơ bản (BIA) 2 4% 81 59% PP chuẩn (SA) 32 57% 56 41%

PP tiên tiến (AMA) 22 39% 0 0%

Tổng cộng 56 100% 137 100%

Nguồn: Result of the fifth quantitative impact study (QIS 5) – Bank for international settlement – page 8

Kết quả ở bảng 1.3 cho thấy đối với việc ứng dụng các phương pháp cho rủi ro hoạt động, khoảng 57% số lượng NH khảo sát ở các nước có vốn điều lệ lớn hơn 3 tỷ USD chọn phương pháp chuẩn, 39% chọn phương pháp nâng cao. Đối với NH khảo sát có vốn nhỏ hơn 3 tỷ USD, 59% chọn phương pháp chỉ số cơ bản (BIA), 41% chọn phương pháp chuẩn (SA) và không nước nào trong số các NH được khảo sát chọn phương pháp tiên tiến (AMA).

Theo kết quả nghiên cứu của Viện khoa học phát triển đại học Sussex, Brington về việc ứng dụng Basel II ở các nước không phải là thành viên của hội đồng Basel, có 84% các nước được khảo sát ứng dụng Basel II trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2015. Đồng thời các NH được khảo sát đều căn cứ vào thực tế quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính của mình để lựa chọn phương pháp QTRR cho phù hợp:

- Tại các nước thuộc nhóm 1 (các nước G10) chỉ có 39% các NH áp dụng phương pháp nâng cao, cịn các NH có quy mơ vốn nhỏ hơn 3 tỷ USD chủ yếu sử dụng phương pháp cơ bản và phương pháp chuẩn.

- Riêng khu vực Châu Á, đa số các NH đều sử dụng phương pháp chuẩn hoá để đánh giá RRTD, chỉ có một số lượng hạn chế NH lớn tại châu Á sử dụng

RRHĐ, hầu hết các NH châu Á đều áp dụng phương pháp tiếp cận cơ bản là phương pháp chỉ số cơ bản và phương pháp chuẩn. Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao chỉ được ứng dụng tại các quốc gia có các NH lớn, hoạt động đa ngành, đa quốc gia.

Như vậy, với các phương pháp mà các nước đi trước đã chọn, Việt Nam cũng có thể học hỏi các kinh nghiệm áp dụng để có thể ứng dụng Hiệp ước một cách hiệu quả nhất. Và với mỗi phương pháp, chúng ta cần lộ trình cụ thể, bảng 1.4 sẽ đưa ra lộ trình áp dụng của một số nước Châu Á có nền kinh tế phát triển khơng q xa so với Việt Nam.

Bảng 1.4: Lộ trình ứng dụng Hiệp ước Basel II tại các nước ở Châu Á

Quốc gia Cách tiếp cận rủi ro tín dụng Cách tiếp cận rủi ro hoạt động

SA IRBF IRBA BIA SA AMA

Trung Quốc Không áp dụng 2010 Không áp dụng Không áp dụng 2010 Không áp dụng Hồng Kông 1/1/2007 1/8/2008 1/1/2007 Không áp dụng Ấn Độ 31/03/2007 Không áp dụng 1/4/2007 Không áp dụng Nhật Bản 1/4/2007 1/4/2008 1/4/2007 1/4/2008 Hàn Quốc 1/1/2008 1/1/2008 Philipines 1/1/2007 2010 1/1/2007 2010 Singapore 1/1/2008 1/1/2008 Đài Loan 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 1/1/2008 Thái Lan 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2009 Nguồn: JICA

Một số quốc gia phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông đã áp dụng Basel II trễ nhất vào năm 2008 với các phương pháp có thể áp dụng như chuẩn (SA)và phương pháp nội bộ cơ bản F-IRB đối với rủi ro tín dụng, phương pháp chỉ số cơ bản đối với rủi ro hoạt động.

Gần đây nhất, theo BIS (2014, trang 4-21) báo cáo tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn Basel III đối với các quốc gia thành viên của Ủy ban Basel về giám sát NH (đến cuối tháng 9/2014) cũng đã cho thấy các thành viên đều đã hoàn thành Basel II, một số nước đã hoàn thiện theo tiêu chuẩn Basel III và một số cịn lại đều lên kế hoạch hồn thành trong trong năm 2016.

Qua các các báo cáo của BIS về tình hình tiến độ thực hiện tại các nước thành viên, chúng ta có thể thấy kinh nghiệm ở nhiều quốc gia châu Á đã triển khai Basel II cho thấy thường phải mất từ 5 đến 7 năm kể từ lúc bắt đầu đến khi hoàn toàn tuân thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)