Giải pháp thu hẹp chênh lệch và nâng cao khả năng ứng dụng các chuẩn mực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 73 - 77)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2 Giải pháp thu hẹp chênh lệch và nâng cao khả năng ứng dụng các chuẩn mực

về QTRR trong Hiệp ước Basel II.

3.2.1 Giải pháp thu hẹp chênh lệch năng lực kinh doanh

VIB cam kết đến cuối năm 2015 theo lộ trình sẽ tuân thủ việc áp dụng phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn đối với Rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường và phương pháp chỉ số cơ bản đối với rủi ro động.

Nằm trong khn khổ các quy định của Basel II, VIB có thể thiết lập Báo cáo tỷ lệ an tồn vốn (CAR). Để có thể thực hiện tốt báo cáo này, VIB cần làm việc sát sao hơn với Ngân hàng nhà nước để có thơng tin thêm các hạng mục sau:

- Phân loại tài sản;

- Hệ số rủi ro với từng loại tài sản;

- Các quy định giảm thiểu rủi ro tín dụng;

- Phương pháp và cách thức đo lường có thể chấp nhận của Rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động;

- Chuẩn mực so sánh giữa các ngân hàng.

Để có thể tiếp cận phương pháp nâng cao đối với Rủi ro tín dụng theo lộ trình vào Quý 3 năm 2017, VIB cần sự hướng dẫn của NHNN như sau:

- Các phương pháp xếp hạng tín dụng được chấp nhận

- Thiết lập được mơt hình tính tốn xác suất vỡ nợ của khách hàng. Để có thể hồn thành tốt mục tiêu trên

- Phân tích và làm rõ các yêu cầu kinh doanh; - Giới thiệu công cụ rủi ro cho mơ hình thống kê;

- Đưa ra các giải pháp quản lý dữ liệu phục vụ cho báo cáo và phân tích; - Phát triển nguồn nhân lực cho mơ hình rủi ro;

- Tuyển dụng nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm thông qua Chương trình chuyển giao năng lực với đối tác chiến lược CBA hoặc tuyển ngoài nếu cần. - Tổ chức đào tạo về Basel II và quản trị rủi ro cho tồn hệ thống, xây dựng văn

hóa rủi ro lành mành.

- Cần ban hành các văn bản, quy trình về quản trị rủi ro, những quy trình hướng dẫn thực hiện.

- Nâng cao năng lực kiểm soát nội bộ (internal control) và kiểm toán nội bộ, cụ thể nên tổ chức các buổi đào tạo hoặc chia sẽ kinh nghiệm rủi ro phát hiện. Đồng thời cần đẩy mạnh văn hóa kiểm tra, kiểm tốn nội bộ là đơn vị hỗ trợ kinh doanh

3.2.2 Giải pháp thu hẹp chênh lệch cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin tin

VIB cần nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cụ thể cần: - Thiết kế dữ liệu đồng bộ cho các loại rủi ro khác nhau; - Kiểm tra hệ thống;

- Bảng kiểm soát cho kinh doanh;

- Giữ vai trò sỡ hữu hệ thống sau khi đưa vào áp dụng thực tế. Mặt khác, VIB cũng có thể cân nhắc nếu mua cơng cụ bên ngồi như:

- Cơng cụ phân tích như Moody Riskcalc cho tính tốn PD; - Giải pháp kết xuất thơng tin và dữ liệu cho các mẫu dữ liệu;

- Phần mềm định lượng để xây dựng mơ hình.

3.2.3 Các thay đổi cần thiết khi áp dụng Basel II

3.2.3.1 Thay đổi về cơ cấu tổ chức, quản trị và điều hành

Theo sự phê duyệt của HĐQT, VIB đã thành lập đội dự án chịu trách giám sát Basel II, đầu mối liên lạc cho VIB với NHNN liên quan dến Basel II và định hướng thực hiện, chỉ đạo các đơn vị.

Như vậy, với sự thay đổi này, để đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro đạt hiệu quả và phù hợp với Khẩu vị rủi ro cũng như mục tiêu kinh doanh của VIB, Hội đồng Quản trị/ Ủy Ban Rủi ro cần :

- Xem xét và phê duyệt Khẩu vị rủi ro bao gồm chỉ số an toàn vốn mục tiêu trong thời gian ngắn và dài hạn; và các mức chấp nhận rủi ro.

- Nhận được những báo cáo độc lập từ các phịng ban như Tài chính, kiểm tốn nội bộ và kiểm tốn bên ngồi để đảm bảo tính minh bạch của Basel II.

- Thiết lập khung quản trị sự thay đổi khi bắt đầu thực hiện triển khai dự án để đảm bảo tính tồn vẹn và chuẩn mực của Cơng nghệ thơng tin; Phương pháp luận; Quy trình báo cáo và Ứng dụng.

Theo các chuyên gia, thay đổi về cơ cấu tổ chức, quản trị và điều hành từ Hội đồng quản trị và Ban điều hành là yếu tố rất quan trọng trong việc ứng dụng thành công Basel II (qi = 5).

3.2.3.2 Chiến lược kinh doanh

VIB sử dụng các kết quả tính tốn theo chuẩn mực Basel II bao gồm tổn thất dự kiến và chi phí vốn trong các chiến lược kinh doanh. Một số các kết quả tính tốn bao gồm tỷ lệ lợi nhuận/ tài sản rủi ro (RORWA) và lợi nhuận sau khi khấu trừ chi phí vốn (PACC) để đo lường hiệu quả kinh doanh và tối ưu hóa danh mục tài sản ngân hàng. Ủy ban rủi ro tiếp tục áp dụng chuẩn mực Basel II trong hoạt động cho vay và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm phù hợp Khẩu vị rủi ro và khung quản trị rủi ro của Ngân hàng.

3.2.3.3 Chiến lược, chính sách và quy trình về quản lý rủi ro

Việc thay đổi nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro của VIB lên một chuẩn mực quốc tế đòi hỏi rất nhiều nổ lực từ hệ thống đến con người. Như vậy, với mỗi sự thay đổi, VIB cần ban hành chính sách, quy trình hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi ro. Cụ thể một số thay đổi như sau:

- Các đơn vị kinh doanh thực hiện khung quản lý thay đổi.

- Các bộ phận quản trị tài sản ngân hàng sẽ nhận các báo cáo rủi ro qua hệ thống quản trị thông tin mới nâng cấp các chức năng hỗ trợ tốt hơn.Hiện tại VIB đang nâng cấp hệ thống báo cáo MIS.

- Quy trình hoạt động mới sẽ được thiết lập phù hợp cho việc báo cáo Basel II.

- Chính sách rủi ro sẽ được xem xét và được nâng cao trên các khía cạnh liên quan đến tài sản thế chấp, ngoại bảng, giảm thiểu rủi ro và loại tiền.

3.2.3.4 Công cụ và phương pháp

Việc áp dụng những công cụ mới địi hỏi phải có những phương pháp mới. Cụ thể VIB sẽ áp dụng một số hệ thống mới để tính tốn định lượng rủi ro và phân tích dữ liệu cho việc ước tính rủi ro kỳ vọng trong tương lai. Để có thể áp dụng những cơng cụ và phương pháp mới, bên cạnh việc nâng cao năng lực cán bộ hiện tại, VIB cần tuyển mới nhân lực để triển khai mơ hình rủi ro.

3.2.3.5 Quy định nội bộ

VIB cần ban hành những quy định nội bộ phù hợp với mơ hình quản trị rủi ro theo Basel II. Trong đó, quy định phải bao gồm các yêu cầu tối thiểu sau:

- Vốn tự có cần được kiểm tra hằng ngày để đảm bảo an tồn hoạt động - Mơ hình và phương pháp luận Basel II phải được kiểm chứng độc lập.

- Số liệu trong báo cáo sẽ được đối chiếu với hệ thống kế toán ngân hàng. Các chênh lệch phải được kiểm tra kỹ lưỡng.

- Các vấn đề phát sinh sẽ được quản trị và giải quyết hợp lý trước khi đưa vào áp dụng.

3.2.3.6 Cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ thông tin

Hệ thống quản lý hiện tại của VIB (KM, Core banking) sẽ được cải thiện để đáp ứng những yêu cầu rủi ro mới. Các mơ hình phân tích sẽ được thiếp lập bao gồm phân tích và xử lý dữ liệu cho PD, LGD, EAD và VAR….

Để có thể xây dựng các mơ hình phân tích, VIB cần nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hạ tầng và đồng thời thu thập các dữ liệu cần thiết trong quá khứ. Việc này sẽ cần rất nhiều nỗ lực không chỉ từ Khối Công nghệ thông tin mà cần sự phối hợp của các Khối kinh doanh cá nhân và doanh nghiệp để có thể thu thập các dữ liệu bổ sung từ các khách hàng. Theo kết quả khảo sát, các chuyên gia cho rằng sự thay đổi về Cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ thông tin là điều tất yếu và rất quan trọng trong việc ứng dụng thành công Basel II (qi = 5).

3.2.3.7 Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện kiểm tra độc lập, đưa ra ý kiến và xem xét các quy trình hiện có theo định kỳ. Kiểm tốn nội bộ cần kiểm định việc tuân thủ chính sách, quy trình mới của các phịng ban theo yêu cầu của Hiệp ước. Để có thể hỗ trợ Ngân hàng trong việc triển khai Basel II, kiểm toán nội bộ cần nâng cao hơn nữa năng lực cán bộ chuyên môn nhằm đánh giá một cách độc lập cả một q trình thay đổi từ chính sách, quy trình, hệ thống, năng lực nhân sự, đến cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 73 - 77)