Một số nghiên cứu liên quan tại hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 37)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.4 Một số nghiên cứu liên quan tại hệ thống NHTM Việt Nam

Theo kết quả “Khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam 2013” của KPMG (Công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn): 57% đối tượng tham gia khảo sát cho rằng, vấn đề QTRR hoạt động là đáng quan ngại nhất. Nhiều ngân hàng đang triển khai QLRR hoạt động ở những công việc ban đầu như: nghiên cứu thiết lập quy trình, xây dựng các văn bản về QTRR hoạt động, theo dõi các rủi ro và cảnh báo…Về cơ sở tính tốn vốn cho rủi ro hoạt động thì 64% các ngân hàng sẽ sử dụng

phương pháp tiêu chuẩn để tính vốn trong khi 14% ngân hàng lại sử dụng phương pháp chỉ số cơ bản và 21% vẫn chưa quyết định. Tất cả các ngân hàng đều chỉ ra rằng còn rất nhiều khó khăn khi triển khai áp dụng Hiệp ước Basel II. Hai khó khăn chung được nhắc đến nhiều nhất chính là chi phí triển khai Hiệp ước Basel II (85%) và thiếu dữ liệu lịch sử (78%).

Theo nghiên cứu của Chu Thị Hương Giang (2009); Nguyễn Thị Thuỳ Linh (2010); Nguyễn Thị Thùy Nga (2011); Trần Thị San (2010); Dương Thị Hiền (2011); Nguyễn Lê Bằng (2014) tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống NHTM Việt Nam như sau:

- Mỗi phương pháp trong Basel II khá phức tạp để có thể hiểu và truyền đạt

rộng rãi cho cán bộ nhân viên hiểu được . Sự phức tạp này thể hiện ở cả trong cách tính tốn và vận dụng lẫn trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng.

- Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao. Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong

Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basel I bởi các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

- Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn. Đối với các nước đã phát triển

việc triển khai Basel II không quá phức tạp do hệ thống QTRR đã gần chỉnh chu so với yêu cầu của Basel II. Tuy nhiên, đối với một số nước đang phát triển trong những năm đầu tiên xây dựng khẩu vị rủi ro, ma trận rủi ro và hệ thống QTRR cịn nhiều yếu kém như Việt Nam thì cần phải nổ lực hơn rất nhiều và việc chuyển sang Basel II là rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng. Theo ước tính, các ngân hàng thương mại cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu Đô la Mỹ, tương đương hơn 200 tỷ đồng Việt Nam. Trong khi đó, nếu là ngân hàng cỡ lớn thì chi phí vận hành hệ thống Basel này có thể lên đến 200 triệu Đơla Mỹ, tương đương hơn 4000 tỷ đồng Việt Nam.

- Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu: Theo các điều khoản và điều kiện

về việc ứng dụng phương pháp IRB, Ủy ban Basel yêu cầu sự duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay của mình theo đặc điểm, các xếp hạng, quy trình quản lý, hạng mức tín nhiệm…

- Nguồn nhân lực Việt Nam cịn chưa đủ giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức toán

học và kiến thức quản trị để có thể để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực Basel. Ngồi ra các kỹ năng phân tích, dự báo cũng là những kỹ năng không thể thiếu.

- Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp. Việc xếp hạng tín

dụng cần có những tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp. Ở những nước đang phát triển rất thiếu hoặc thông tin xếp hạng không đáng tin cậy.

- Các vấn đề liên quan đến chuẩn mực báo cáo. Các chuẩn mực báo cáo ở các

quốc gia rất khác nhau. Do đó ngân hàng sẽ căn cứ vào đâu để điều chỉnh vốn hoặc tài sản có rủi ro của mình, để thực hiện được mục tiêu quản trị rủi ro.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Linh và Nguyễn Văn Thọ (2015), tình hình thực hiện tại một vài ngân hàng trong số 10 ngân hàng được chọn như sau:

- Vietcombank: đã có những bước chuẩn bị tích cực trong lộ trình triển khai Basel II vào tháng 6/2014, bắt đầu khởi động dự án “Phân tích hiện trạng và xây dựng lộ trình triển khai nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng theo yêu cầu của Hiệp ước vốn Basel II”. Theo đó, Vietcombank đã phối hợp cùng với Ernst&Young (EY) xây dựng lộ trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng theo yêu cầu Basel II trong vòng 3 – 5 năm.

- BIDV: Với quyết tâm triển khai thành công Basel II, ngày 15/9/2014, Chủ tịch HĐQT BIDV ký quyết định thành lập Ban Quản lý dự án Triển khai Basel II tại BIDV do Tổng Giám đốc làm Trưởng ban. Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers (PwC) Việt Nam là đối tác chính của BIDV tham gia hỗ trợ thực hiện dự án này.

- Techcombank đã hình thành Văn phịng Quản lý dự án Basel để có thể trực tiếp báo cáo lên Giám đốc khối Quản trị rủi ro trong việc thực hiện điều phối nguồn lực triển khai Basel II;

- Sacombank đã dần đáp ứng được yêu cầu trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong tồn bộ hệ thống, cùng với đó thành lập Ban chỉ đạo và Đội dự án thực hiện Basel II, tích cực đẩy mạnh hồn thiện Basel II vào năm 2018.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Quản trị rủi ro là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Cơ sở lý thuyết trong chương 1 đã cho thấy cái nhìn tổng quan về rủi ro, quản trị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam, đồng thời cũng đã đưa ra những yêu cầu từ Hiệp ước Basel II để đảm bảo mức an toàn vốn tối thiểu, cũng cố hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng thơng qua ba loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Các nội dung trong chương 1 sẽ là cơ sở đánh giá phân tích hệ thống quản tri rủi ro hiện tại của Ngân hàng Quốc tế (VIB) tại chương 2, những điều đã đạt được và những yếu kém trong hệ thống QTRR hiện tại (nếu có).

Đồng thời, chương 1 cũng sơ lược về tình hình ứng dụng Basel II trên thế giới, lộ trình ứng dụng và những bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước cho Việt Nam. Đây cũng là tiền đề để tác giả đưa ra các giải pháp cho chương 3.

Chương 2 : NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG VIB VÀ SO SÁNH VỚI NHỮNG YÊU CẦU TỪ

HIỆP ƯỚC BASEL II. 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng VIB

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam.

Đến ngày 15/06/2015, sau 19 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 8.200 tỷ đồngVIB hiện có gần 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước

Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) –Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh và đặc biệt là nâng cao chất lượng Dịch vụ Khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế.

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, VIB luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh.

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại

Việt Nam.

Một số giải thưởng tiêu biểu của VIB như:

- Năm 2005: VIB nhận giải thưởng “ Thương hiệu mạng Việt Nam” - Năm 2006: VIB nhận giải thưởng “ Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng”

- Năm 2007: Đứng vị trí thứ 3 trên Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do báo Vietnamnet trao tặng

- Năm 2008: VIB được bình chọn là “Ngân hàng có dịch vụ được hài lịng nhất năm 2008” do độc giả tạp chí Sài Gịn tiếp thị bình chọn và Danh hiệu Thương hiệu nổi tiếng do Cục sở hữu trí tuệ Trao tặng.

- Năm 2008, 2009, 2011: Giải thưởng 'Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc" do Ngân hàng HSBC toàn cầu trao tặng

- Năm 2012 & 2014: Giải thưởng "Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương trong chương trình Tài Trợ Thương Mại Toàn Cầu (GTFP) do IFC - thành viên của nhóm Ngân hàng quốc tế trao tặng.

- Năm 2015:VIB được bình chọn là Ngân hàng bán lẻ phát triển nhanh nhất” và “Thương vụ tốt nhất” do Tổ chức Global Banking & Finance Review trao tặng, Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về Tài trợ thương mại cho Doanh nghiệp SMEs do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trao giải

- Tháng 9/2015: VIB dẫn đầu về xếp hạng tín nhiệm của Moody.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Mặc dù kinh tế Thế giới và Việt Nam trong nhũng năm gần đây chưa có nhiều điểm sáng, tuy nhiên, VIB vẫn đạt được kết quả tài chính khả quan trong năm 2014 & nửa đầu 2015. VIB tiếp tục thúc đẩy hoạt động kinh doanh bằng việc nỗ lực cung cấp dịch vụ vượt trội cho khách hàng trong khi vẫn không ngừng đầu tư cho nguồn nhân lực cũng như công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả lao động và vận hành xuất sắc. Những ưu tiên rõ ràng này được đưa ra với mong muốn phát

triển bền vững thơng qua việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập, củng cố tiềm lực tài chính vững mạnh và trích lập dự phịng đầy đủ. Bảng 2.1 đưa ra một số chỉ tiêu kinh tế của VIB trong những năm vừa qua.

Bảng 2.1: Một số chỉ tài chính của VIB tính đến thời điểm 30/6/2015

Đơn vị tính: tỷ đồng Hạng mục 30/6/2015 2014 2013 2012 Vốn điều lệ 4,250 4,250 4,250 4,250 Tổng tài sản 77,368 80,661 76,875 65,023 Huy động 49,656 49,052 43,239 40,062 Dư nợ 41,258 44,004 37,553 35,872

Lợi nhuận trước thuế 283 648 81 701

Trích quỹ dự phịng rủi ro 916 1,188 871 744

Tỷ lệ an toàn vốn 12.93% 17.70% 18.00% 19.43%

Nợ xấu 2.13% 2.51% 2.82% 2.62%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013, 2014, và giữa niên độ 2015

Kết quả kinh doanh ở bảng 2.1 trong những năm qua cho thấy: năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 648 tỷ đồng – tương đương 201% kế hoạch. Các chỉ số chính đạt được như sau:

- Doanh thu tăng 38% (lên mức 3.470 tỷ đồng) so với năm trước. Tổng tài sản tăng lên 80.661 tỷ đồng nhờ dư nợ cho vay tăng 16% lên mức 44.004 tỷ đồng. - Tiền gửi đạt mức 49.052 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Số dư tài khoản

vãng lai tăng trưởng 19%.

- Chi phí hoạt động chỉ tăng 4,6% lên mức 1.634 tỷ đồng. Kết quả này có được là do VIB đã tập trung cải thiện năng suất lao động và tiếp tục đầu tư cho nguồn

nhân lực, cũng như hệ thống và tài sản. Nhờ vậy đã giúp tỷ lệ chi phí trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của VIB giảm từ 59% xuống 56%.

- Trích lập dự phòng rủi ro tiếp tục đạt mức cao trong năm 2014 & 2015.Tuy nhiên, VIB ln duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trong 4 năm qua.

- Năm 2014, với việc tiếp tục duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR) ở mức cao 17,7% so với quy định 9% của NHNN, VIB được NHNN lựa chọn 1 trong những ngân hàng triển khai thí điểm mơ hình quản trị rủi ro tiên tiến Basel II trong giai đoạn đầu.

- Vào năm 2015, do phương pháp tính hệ số CAR theo chuẩn mực Basel II, khơng cịn theo thơng tư 36 như những năm trước nên hệ số này là 12.93%, tương đương 18,93% theo cách tính của thơng tư 36.

Nhìn chung, VIB là một Ngân hàng có vốn điều lệ khơng cao so với hệ thống các NH Việt Nam, trong bối cảnh tình hình tài chính thể giới chưa có nhiều điểm sáng và hệ thống NHTM VN vẫn đang trong những bước đầu xây dựng hệ thống QTRR. VIB đã thể hiện được năng lực vượt trội thông qua việc kiểm sốt rủi ro tốt, ln duy trì các hệ số an tồn vốn cao, và được dẫn đầu bảng xếp hạng mới nhất của Moody.

2.1.3 Khẩu vị rủi ro (Risk appetite)

Ngày 13/10/2011, theo đề nghị của chủ tịch ủy ban rủi ro, Hội đồng quản trị đã ban hành khẩu vị rủi ro của Ngân hàng VIB nhằm thể hiện loại rủi ro và mức độ rủi ro mà các cổ đơng có thể chấp nhận được trong chiến lược và các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khẩu vị rủi ro được xác định thơng qua 4 nhóm rủi ro: RR tín dụng, RR hoạt động, RR thị trường và RR khác. Cụ thể:

Khẩu vị Rủi ro tín dụng:

- Duy trì chất lượng của danh mục tín dụng đa dạng;

- Thiết lập các giới hạn rủi ro tín dụng để giảm thiểu rủi ro tập trung; - Xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong quản lý hoạt động tín dụng;

- Ưu tiên cấp tín dụng cho những ngành nghề chính của khách hàng và hạn chế đối với những ngành nghề khác của khách hàng.

Khẩu vị Rủi ro hoạt động:

- Duy trì mơi trường kiểm sốt

- Dữ liệu và toàn vẹn hệ thống: (i) đảm bảo các hệ thống trọng yếu trong kinh doanh phải sẵn sàng khi cần sử dụng; (ii) đảm bảo các hệ thống trọng yếu trong kinh doanh được bảo vệ an toàn và phục hồi nhanh; (iii) đảm bảo dữ liệu của ngân hàng và thơng tin khách hàng được bảo mật, chính xác và an toàn.

Khẩu vị Rủi ro thị trường

- Duy trì khả năng thanh khoản ở mọi thời điểm trên mức yêu cầu của pháp luật, và chỉ cho phép không cân đối tài sản và nguồn vốn ở mức hợp lý về kỳ hạn và lãi suất.

- Thiết lập các giới hạn rủi ro thị trường để điều tiết ở cấp độ tương ứng.

Khẩu vị Rủi ro khác

- Tuân thủ pháp luật

- Quản trị doanh nghiệp theo các thông lệ quốc tế tốt nhất - Chiến lược phù hợp với đánh giá dự kiến của nền kinh tế

- An toàn vốn đảm bảo khả nãng thanh toán và yêu cầu của pháp luật

- Con người: (i) thực hiện đúng nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật Việt Nam; (ii) đảm bảo lực lượng nhân sự đáp ứng nhu cầu.

2.1.4 Văn hóa rủi ro

Văn hóa của VIB là chủ động nhưng thận trọng nắm giữ những rủi ro đem lại thu nhập hợp lý và hỗ trợ mục tiêu và tầm nhìn dài hạn của Ngân hàng. VIB tuyên truyền mạnh mẽ văn hóa về rủi ro để đảm bảo những rủi ro được nhìn nhận một cách tích cực, hiểu được rằng cơng tác quản trị rủi ro không nhất thiết phải loại trừ mà đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 37)