Khẩu vị rủi ro (Risk appetite)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 44 - 45)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng VIB

2.1.3 Khẩu vị rủi ro (Risk appetite)

Ngày 13/10/2011, theo đề nghị của chủ tịch ủy ban rủi ro, Hội đồng quản trị đã ban hành khẩu vị rủi ro của Ngân hàng VIB nhằm thể hiện loại rủi ro và mức độ rủi ro mà các cổ đơng có thể chấp nhận được trong chiến lược và các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khẩu vị rủi ro được xác định thơng qua 4 nhóm rủi ro: RR tín dụng, RR hoạt động, RR thị trường và RR khác. Cụ thể:

Khẩu vị Rủi ro tín dụng:

- Duy trì chất lượng của danh mục tín dụng đa dạng;

- Thiết lập các giới hạn rủi ro tín dụng để giảm thiểu rủi ro tập trung; - Xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong quản lý hoạt động tín dụng;

- Ưu tiên cấp tín dụng cho những ngành nghề chính của khách hàng và hạn chế đối với những ngành nghề khác của khách hàng.

Khẩu vị Rủi ro hoạt động:

- Duy trì mơi trường kiểm sốt

- Dữ liệu và toàn vẹn hệ thống: (i) đảm bảo các hệ thống trọng yếu trong kinh doanh phải sẵn sàng khi cần sử dụng; (ii) đảm bảo các hệ thống trọng yếu trong kinh doanh được bảo vệ an toàn và phục hồi nhanh; (iii) đảm bảo dữ liệu của ngân hàng và thơng tin khách hàng được bảo mật, chính xác và an toàn.

Khẩu vị Rủi ro thị trường

- Duy trì khả năng thanh khoản ở mọi thời điểm trên mức yêu cầu của pháp luật, và chỉ cho phép không cân đối tài sản và nguồn vốn ở mức hợp lý về kỳ hạn và lãi suất.

- Thiết lập các giới hạn rủi ro thị trường để điều tiết ở cấp độ tương ứng.

Khẩu vị Rủi ro khác

- Tuân thủ pháp luật

- Quản trị doanh nghiệp theo các thông lệ quốc tế tốt nhất - Chiến lược phù hợp với đánh giá dự kiến của nền kinh tế

- An toàn vốn đảm bảo khả nãng thanh toán và yêu cầu của pháp luật

- Con người: (i) thực hiện đúng nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật Việt Nam; (ii) đảm bảo lực lượng nhân sự đáp ứng nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 44 - 45)